0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Thực hiện đồng bộ chính sách cán bộ, dân chủ hoá trong Đảng và trong đời sống xã hội ở cơ sở

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG TƯ DUY KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP CƠ SỞ Ở TỈNH CÀ MAU DOC (Trang 89 -94 )

đời sống xã hội ở cơ sở

Chính sách đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở có liên quan trực tiếp để tạo ra động lực cho cán bộ tự học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ, năng lực tư duy lý luận nói riêng. Đó là chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng và giải quyết thoả đáng các lợi ích vật chất và tinh thần cho đội ngũ cán bộ. Nhưng thực tế, việc áp dụng đồng bộ các chính sách cán bộ vẫn cịn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, mức độ cịn chậm so với yêu cầu. Trong khi những giải pháp có tính chất cơ bản, trọng yếu, giải quyết một cách có hệ thống, đi vào chiều sâu của việc nâng cao năng lực, trình độ tư duy cho cán bộ còn chưa phát huy hết vai trị, tác dụng của nó. Do đó, cần áp dụng đồng thời các biện pháp để đổi mới và thực hiện nhất qn chính sách đối với cán bộ nói chung, cán bộ cấp cơ sở nói riêng, hướng vào việc tổ chức và giải quyết thoả đáng vấn đề lợi ích, nhằm tạo động lực để cán bộ cơ sở phấn đấu vươn lên ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Qua đó, nhà trường có thể thu hút và tuyển chọn được những cán bộ trẻ có năng lực, có khả năng phát triển năng lực tư duy lý luận, để lãnh đạo, quản lý đạt được hiệu quả cao nhất. Để làm tốt vấn đề này, theo chúng tơi, cần phải có chiến lược quy hoạch cán bộ trước mắt cũng như lâu dài, phải có sự chuẩn bị từ khâu tuyển chọn cán bộ dự bị đến cán bộ kế cận, qua đó sàng lọc, lựa chọn, cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở các trường của tỉnh hoặc ở Trung ương với từng chuyên ngành khác nhau. Đây chính là nguồn cơ bản nhất vừa

đảm bảo được chất lượng, số lượng và tính cơ cấu trong cơng tác cán bộ, nghĩa là phải xây dựng kế hoạch tìm nguồn cán bộ ngay tại cơ sở, chọn cán bộ trong quy hoạch theo hai hướng dài hạn và ngắn hạn. Quy hoạch ngắn hạn là những cán bộ ở các ngành, các tổ chức của xã, ấp có triển vọng phát triển, những người được thử thách và trưởng thành từ phong trào lao động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội ở cơ sở. Đó là những người ít nhiều được tích luỹ những kinh nghiệm, vốn sống trong công tác. Trách nhiệm của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở và từng tổ chức phải chủ động tìm người thay thế. Đây là một trong những nhiệm vụ bắt buộc, tức là mỗi chức danh phải có từ 3 đối tượng đưa đi đào tạo cơ bản để sẵn sàng thay thế; nguồn quy hoạch đào tạo dài hạn phải chọn chính con em nơng dân tại cơ sở đang học ở các trường phổ thông trung học, các trường đại học và cao đẳng,… Đây là nguồn lực lượng đông đảo và cơ bản nhất. Tuy nhiên, họ phải đảm bảo về tiêu chuẩn, về phẩm chất đạo đức và năng lực, đặc biệt là khả năng phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý. Khi quy hoạch phải dựa vào tiêu chuẩn quy định cho từng chức danh, đánh giá đúng năng lực, sở trường nghiệp vụ. Khi đã quy hoạch và được thơng qua đào tạo, cần phải có quan điểm nhất quán, bố trí đúng người, đúng việc để họ phát huy tối đa năng lực, sở trường của mình, tránh tình trạng đào tạo rồi mà khơng sử dụng hoặc bố trí sai chun mơn, chức danh gây lãng phí và làm mất tác dụng khuyến khích, động viên cán bộ học tập nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt. Đối với cán bộ đương chức cần phải tính đến từng đối tượng, chức danh cụ thể, về tuổi đời, về trình độ học vấn, … để lựa chọn các hình thức đào tạo thích hợp. Những người khơng đủ chuẩn và khơng cịn điều kiện phấn đấu để đạt chuẩn sẽ không đưa vào quy hoạch và cơ cấu cấp uỷ. Q trình này phải có sự chỉ đạo chặt chẽ từ Tỉnh uỷ, các Huyện uỷ, đồng thời từng cơ sở phải phát huy trí tuệ của tập thể, có sự tham gia rộng rãi, tích cực của cán bộ, đảng viên và quần chúng mới có thể tạo nguồn quy hoạch, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ có chất lượng mang lại tác dụng tích cực.

Về chính sách đãi ngộ cán bộ ở cơ sở hiện nay cịn nhiều bất cập nên rất khó thu hút cán bộ trẻ được đào tạo cơ bản về xã công tác. Thiết nghĩ, Đảng và Nhà nước cần phải tiếp tục đổi mới và hồn thiện chính sách đãi ngộ cán bộ cấp cơ sở, phù hợp với điều kiện phát triển như hiện nay. Bởi vì, chính sách cán bộ là sự cụ thể hoá đường lối tổ chức

của Đảng trong từng thời kỳ lịch sử nhất định. Những quy định cụ thể của chính sách cán bộ làm chuẩn mực cho hoạt động cơng tác cán bộ. Có chính sách cán bộ đúng và tổ chức thực hiện tốt sẽ là động lực, phát huy sự nỗ lực của cán bộ, khuyến khích, động viên họ vượt qua khó khăn, hăng hái, phấn đấu, đảm bảo cho cán bộ phát huy đầy đủ năng lực, sở trường quyết tâm cống hiến cho sự nghiệp chung. Chính sách cán bộ có nhiều nội dung quan hệ chặt chẽ với nhau từ khâu quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng… cả về đời sống vật chất và đời sống tinh thần của cán bộ. Do đó, trước tình hình nhiệm vụ mới đặt ra nhiều vấn đề về chính sách cán bộ, đặc biệt là cán bộ cơ sở phải được Đảng và Nhà nước khẩn trương nghiên cứu giải quyết. Trong xây dựng chế độ, chính sách đãi ngộ cán bộ phải quán triệt quan điểm gắn nghĩa vụ với quyền lợi, lý tưởng với lợi ích, kết hợp giáo dục rèn luyện phẩm chất đạo đức, gương mẫu cống hiến với việc thực hiện chính sách đãi ngộ thỏa đáng, cơng bằng, coi đây là động lực trực tiếp quyết định đến việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ. Thực tế cho thấy, chính sách đối với cán bộ ở cơ sở còn nhiều bất hợp lý, cịn thiếu cơng bằng, chưa thống nhất một cách đồng bộ. Nghị quyết Trung ương VI khoá X đã mở ra hướng giải quyết sự bất hợp lý này nhưng mới chỉ đối với cán bộ chun trách. Cịn đối với những đồng chí phó ban tổ chức Đảng uỷ, cán bộ phụ trách văn phịng Đảng uỷ, phó các đồn thể vẫn cịn hưởng sinh hoạt phí. Những người này khi đến tuổi nghỉ cơng tác khơng có bất cứ một chế độ chính sách nào, vì vậy, chúng ta chưa khuyến khích được cán bộ về cơ sở cơng tác, nhất là cán bộ có trình độ, năng lực tốt. Nếu khơng đổi mới chính sách cán bộ ở cơ sở phù hợp sẽ dẫn đến nhiều tiêu cực là cán bộ thiếu quyết tâm, hăng hái làm việc, tìm cách chuyển đi nơi khác có chế độ tốt hơn làm cho Đảng và Nhà nước mất dần những cán bộ trụ cột ở cơ sở.

Thực hiện đồng bộ chính sách cán bộ ở cơ sở, tức là phải bảo đảm phù hợp các khâu, trong đó lợi ích vật chất là khâu quan trọng nhất, góp phần khắc phục lối sống thực dụng, củng cố khối đoàn kết thống nhất nội bộ, động viên, kích thích sự nhiệt tình, hăng hái, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tạo động lực để tập hợp, thu hút nhiều loại cán bộ về công tác ở cơ sở, khắc phục tình trạng đã đào tạo xong nhưng họ không chịu về cơ sở cơng tác. Bên cạnh việc thực hiện chính sách tiền lương, phụ cấp phải tạo mọi điều kiện cho cán bộ xã được đi tham quan, nghiên cứu thực tế hàng năm, học tập những mơ hình

sản xuất tốt để rút kinh nghiệm chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội cho cơ sở mình, cần có chính sách ưu đãi cho gia đình những cán bộ nghèo vươn lên làm giàu chính đáng. Điều đó vừa làm cho cán bộ thêm n tâm cơng tác, tích cực phấn đấu để hồn thành tốt mọi nhiệm vụ, vừa động viên, tuyên truyền tập hợp nhân dân thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước tại cơ sở. Cùng với việc thực hiện đồng bộ chính sách cán bộ ở cơ sở, các cấp uỷ đảng, chính quyền phải xây dựng quy định về việc học tập, phấn đấu rèn luyện vươn lên của đội ngũ cán bộ, trên cơ sở đó từng bước chỉ ra những mặt ưu, khuyết của tư duy kinh nghiệm để khắc phục. Muốn vậy, các chính sách cán bộ phải khuyến khích, động viên, khơi dậy tình cảm và sự hăng hái, lịng nhiệt tình cách mạng cũng như phẩm chất đạo đức họ để họ chủ động, tích cực vượt qua khó khăn rèn luyện, phấn đấu vươn lên nâng cao trình độ học vấn, chun mơn nghiệp vụ và trình độ lý luận. Đạt được yêu cầu này chắc hẳn sẽ có sự đổi mới về tư duy, khắc phục sự mò mẫm, sự vụ, ỷ lại vào thói quen vào kinh nghiệm trong q trình cơng tác của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở Cà Mau hiện nay.

Bên cạnh việc thực hiện đồng bộ các chính sách về cán bộ ở cơ sở cần phải đẩy mạnh quá trình dân chủ hố trong Đảng và trong xã hội. Bởi vì, thực hiện dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển, tạo ra những điều kiện để con người vươn lên phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, làm cho con người trở thành chủ thể tích cực, phấn đấu vươn lên. Đối với cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, thực hiện dân chủ hoá là tạo điều kiện để họ phát triển tồn diện cả về thể chất, trí tuệ, cả về phẩm chất đạo đức và năng lực lãnh đạo, quản lý, chủ động phát huy sức sáng tạo của mình, chống lại sự độc đốn, chun quyền, nơn nóng thiếu khách quan cũng như sự bảo thủ, trì trệ. Do đó, dân chủ hố trong Đảng và trong đời sống xã hội vừa tạo động lực bên trong cho mỗi con người vừa hình thành cơ chế xã hội, môi trường, phương thức hoạt động năng động, sáng tạo cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, là cơ sở để cán bộ chủ động đề ra chương trình, kế hoạch hành động và những biện pháp nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong hoạt động lãnh đạo, quản lý.

Đẩy mạnh q trình dân chủ hố để phê phán, loại bỏ những trở lực, sức ỳ, cản trở phát triển kinh tế - xã hội, chống lại biểu hiện tự do vơ chính phủ, lợi dụng tự do, dân chủ

để phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng. Dân chủ hố trong đời sống xã hội để khắc phục tình trạng mất dân chủ. Chính q trình ấy sẽ tạo động lực cho cán bộ, đảng viên suy nghĩ, tìm lời giải đáp, động viên họ rèn luyện, nâng cao năng lực tư duy biện chứng, chống bệnh chủ quan, duy ý chí, khắc phục tư duy kinh nghiệm, giáo điều. Trên cơ sở đó, cán bộ, đảng viên mới điều chỉnh các quyết định phù hợp với tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu của nhân dân và nhu cầu thực tiễn. Vì vậy, dân chủ hố trong đời sống xã hội sẽ tạo ra môi trường xã hội thuận lợi cho cán bộ, đảng viên nâng cao năng lực nói chung, năng lực tư duy biện chứng nói riêng, từ đó tư duy kinh nghiệm, giáo điều, chủ quan, … khơng có cơ sở tồn tại và phát triển. Thực hiện dân chủ hoá trong Đảng và trong đời sống xã hội phải tiến hành đồng bộ, tồn diện và có bước đi phù hợp trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Dân chủ trong lĩnh vực kinh tế là nhằm bảo đảm lợi ích của người lao động, làm cho họ thực sự làm chủ tư liệu sản xuất. Dân chủ hoá trên lĩnh vực chính trị nhằm bảo đảm cho nhân dân lao động phát huy quyền làm chủ của mình. Dân chủ hố trên lĩnh vực văn hoá, tinh thần là bảo đảm cho nhân dân có quyền hưởng thụ và tiếp thu những giá trị văn hoá tiến bộ, … Tất nhiên, phát huy dân chủ phải gắn liền với tăng cường kỷ cương, pháp luật; kiên quyết chống lại dân chủ vô tổ chức, dân chủ cực đoan, dân chủ hình thức và lợi dụng dân chủ để đi ngược lại lợi ích của dân tộc, của nhân dân, chống lại Đảng và Nhà nước ta; thiếu kỷ luật, kỷ cương trong dân chủ sẽ là vơ chính phủ. Nhưng để dân chủ được thực hiện trong vòng trật tự chúng ta phải xây dựng Hiến pháp và hệ thống pháp luật phù hợp với thực tế khách quan, củng cố và hoàn thiện các cơ quan pháp luật. Văn kiện Đại hội X của Đảng đã chỉ rõ: “Các chính sách và pháp luật của Nhà nước phải nhằm phát huy mạnh mẽ hơn nữa dân chủ (dân chủ đại diện, dân chủ trực tiếp và chế độ tự quản của cộng đồng dân cư) đồng thời giữ vững kỷ cương xã hội và đạo lý dân tộc” [10, tr.41-42]. Do đó, để q trình dân chủ hố được tiến hành thuận lợi, phải hết sức coi trọng vai trò của Nhà nước trong việc thể chế hoá các nguyên tắc dân chủ, quan điểm, đường lối của Đảng thành chính sách pháp luật, quy định thành quyền và nghĩa vụ của công dân, từng bước mở rộng dân chủ phù hợp với trình độ, năng lực làm chủ của nhân dân.

Thực hiện dân chủ hoá ở cơ sở là địi hỏi khách quan của cơng cuộc đổi mới và phát triển đất nước. Muốn vậy, trước hết phải thực hành dân chủ trong tổ chức và hoạt động của các tổ chức cơ sở Đảng. Không thực hiện điều này sẽ khơng có dân chủ xã hội. Cho nên, cần nêu cao vai trò gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong việc thực hành dân chủ; tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường dân chủ trực tiếp, gắn chặt việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức và cá nhân; cơng khai hố những vấn đề có liên quan đến lợi ích và đời sống của nhân dân, tạo mọi điều kiện để nhân dân được bàn bạc, thảo luận đóng góp ý kiến xây dựng Đảng, Chính quyền; tăng cường vai trị kiểm tra, giám sát của nhân dân trong việc kiểm tra giám sát cán bộ, đảng viên. Để làm tốt công tác này, chúng ta phải đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở làm cho nó thật sự là cơng cụ, là chỗ dựa pháp lý quan trọng để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình. Do đó, các cấp uỷ Đảng phải xây dựng quy chế, tiếp nhận, xử lý kiến nghị của nhân dân; có chính sách động viên, khuyến khích những cá nhân và tập thể tích cực tham gia kiểm tra, giám sát, phát hiện những cán bộ, đảng viên vi phạm kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Thực hiện dân chủ đồng thời cũng là biện pháp khắc phục tình trạng “bao cấp” về tư duy, tư tưởng tự ti, ỷ lại của cán bộ trong hoạt động nhận thức lý luận cũng như khắc phục tư duy kinh nghiệm trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung, cán bộ cấp cơ sở Cà Mau nói riêng, do đó cần phải tăng cường cung cấp thơng tin về cơ sở một cách chính xác, kịp thời làm cơ sở để cán bộ lãnh đạo, quản lý phân tích một cách khoa học, tổng hợp, khái quát, rút ra được những tri thức, quan điểm lý luận mới. Từ đó, Đảng, Chính quyền hình thành chủ trương, giải pháp phù hợp trong lãnh đạo tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục,…

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG TƯ DUY KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP CƠ SỞ Ở TỈNH CÀ MAU DOC (Trang 89 -94 )

×