Ảnh hưởng của trình độ học vấn và thực tiễn công tác

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Ảnh hưởng tư duy kinh nghiệm đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Cà Mau doc (Trang 38 - 42)

Bên cạnh những nhân tố ảnh hưởng đến tư duy của cán bộ cấp cơ sở nói trên, trình độ học vấn và thực tiễn công tác của người lãnh đạo, quản lý cũng có ảnh hưởng khơng nhỏ đến quá trình tư duy của họ. Trên thực tế đội ngũ cán bộ cấp cơ sở Cà Mau chịu ảnh hưởng của cả hai yếu tố: hoàn cảnh chiến tranh ác liệt và phải thường xuyên chống lại đói nghèo. Do chiến tranh tàn phá, hủy diệt đã để lại hậu quả quá nặng nề về nhiều mặt. Do vậy, người dân Cà Mau phải tham gia xây dựng lại quê hương như cải tạo lại ruộng, vườn, ổn định cuộc sống, nên họ ít có thời gian và điều kiện để học tập nâng cao trình độ. Chúng ta biết rằng, quá trình học tập, rèn luyện của con người trước hết phải là quá trình tự giác để nâng cao trình độ nhận thức. Có học thức mới có tri thức, trí tuệ.

Điều đó có ảnh hưởng trực tiếp, mạnh mẽ đến quá trình tư duy, là điều kiện tiên quyết để con người phát triển năng lực của mình về mọi mặt. Để có năng lực và trí tuệ thì khơng có con đường nào khác là phải thơng qua q trình giáo dục, đào tạo và tự đào tạo. Cũng chính q trình này đã mang lại cho con người không chỉ về nội dung các tri thức mà còn là phương pháp tư duy khoa học ngày càng được hoàn thiện hơn, là cơ sở, nền tảng để con người đạt đến khả năng tư duy khoa học. Nếu năng lực tư duy yếu hoặc bị hạn chế thì khơng thể nói đến khả năng trở thành người lãnh đạo, quản lý giỏi. Cho đến nay, một bộ phận cán bộ và nhân dân ở Cà Mau vẫn còn quan niệm: “cái táo đong lúa chứ ai đong chữ bao giờ”. Cho nên, các thế hệ kế tiếp nhau luôn bị ảnh hưởng bởi quan niệm như vậy. Hiện nay, nếu so với mặt bằng chung của Tây Nam bộ thì trình độ dân trí ở Cà Mau cịn rất thấp. Năm 2006, theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh về chất lượng giáo dục phổ thông, tỷ lệ học sinh xếp loại học lực yếu và kém còn cao, bậc trung học cơ sở là 13,48%, bậc trung học phổ thông là 30,43%, tỷ lệ học sinh bỏ học trên 6%. Mặc dù có nhiều lý do khác nhau nhưng các học sinh vẫn bị ảnh hưởng của quan niệm cũ “không cần học vẫn kiếm sống dễ dàng”. Đây là vấn đề thực sự đáng lo ngại. Bởi vì, sau này, nếu trong số các em có người trưởng thành và trở thành cán bộ lãnh đạo, quản lý. Có thể nói rằng, cán bộ lãnh đạo, quản lý muốn đạt được một rình độ tư duy lý luận khoa học thì tất yếu phải trải qua quá trình giáo dục - đào tạo. Đây là con đường ngắn nhất để trang bị cho mình những kiến thức nhất định. Nếu khơng được trải qua q trình đào tạo, bồi dưỡng thì cán bộ, lãnh đạo, quản lý sẽ thiếu kiến thức khoa học, từ đó sẽ rơi vào tư duy kinh nghiệm, chủ quan, dẫn đến sự thất bại trong hoạt động thực tiễn là điều khó có thể tránh khỏi. Như Đảng ta đã chỉ rõ: “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa” [6, tr.21].

Ngoài điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ lý luận, trình độ học vấn, thực tiễn công tác cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến tư duy của cán bộ lãnh đạo, quản lý. Chính thơng qua thực tiễn cơng tác, bằng hoạt động thực tiễn mà người lãnh đạo, quản lý ngày càng tích lũy tri thức trong nhiều lĩnh vực, trước hết là

lĩnh vực mà mình tham gia hoạt động. Cũng chính trong q trình đó, người lãnh đạo, quản lý khơng những tích lũy được những hiểu biết mà còn đúc rút được những kinh nghiệm quý báu trong qúa trình tổ chức thực tiễn. Những kinh nghiệm này rất quan trọng. Nó khơng những là nhân tố định hướng mà còn là những nhân tố giúp cho họ tránh được những sai lầm trong hoạt động lãnh đạo, quản lý tiếp theo.

Tuy nhiên, thực tiễn luôn vận động, biến đổi và phát triển khơng ngừng. Nghĩa là, nó ln đặt ra những yêu cầu mới, đòi hỏi người cán bộ phải ln tìm tịi, suy nghĩ để đưa ra các quyết định đúng đắn, trên cơ sở phát hiện quy luật vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Do vậy, cơng tác thực tiễn của cán bộ khơng chỉ có một trình độ chun mơn, nghiệp vụ, tư duy lý luận nhất định mà còn phải có kinh nghiệm thực tiễn, kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý. Tất nhiên, chúng ta khơng được tuyệt đối hóa kinh nghiệm, coi kinh nghiệm là tất cả. Bởi lẽ, nếu như vậy, chúng ta sẽ rơi vào bệnh kinh nghiệm, máy móc, rập khn, giáo điều. Cần phải thấy rằng, kinh nghiệm sẽ được phát huy khi nó kết hợp chặt chẽ với tri thức khoa học, với năng lực và phẩm chất của cán bộ trong quá trình cơng tác thực tiễn.

Thực tế đội ngũ cán bộ, quản lý cấp cơ sở ở Cà Mau được tham gia công tác thực tiễn rất phong phú ở địa bàn nông thôn. Họ tham gia tổ chức các phong trào hành động cách mạng, được chứng kiến sự thay đổi của quê hương qua các giai đoạn lịch sử, qua đó rút ra những kinh nghiệm xử lý cơng việc, đáp đứng được yêu cầu của cơ sở. Họ có thể đánh giá được những thuận lợi, khó khăn đồng thời tìm ra những giải pháp và hướng đi thích hợp thơng qua tổng kết thực tiễn, chỉ ra những cái đã làm được và chưa làm được, đánh giá những nguyên nhân tồn tại, yếu kém. Do điều kiện môi trường công tác của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở Cà Mau gắn với vùng sâu, vùng xa, cách xa các trung tâm đơ thị, khó khăn về giao thơng, thơng tin tuyên truyền chậm phát triển nên họ ít có điều kiện học tập, trao đổi, giao lưu văn hóa, khoa học, kỹ thuật, nắm bắt kịp thời thông tin mới trong nước cũng như ngồi nước. Điều đó dễ dẫn đến tâm lý thỏa mản, bằng lòng với những kiến thức và kinh nghiệm đã đạt được, ít quan tâm, học tập nâng cao trình độ tri thức, năng lực tư duy lý luận và năng lực lãnh đạo, quản lý. Hơn nữa, trong quan hệ công tác hằng ngày, họ thường xuyên tiếp xúc với bà con, anh em, bạn bè quen biết, xóm, làng

nên thường dẫn đến hiện tượng duy tình trong giải quyết cơng việc. Những nét tính cách này đã thấm vào nếp nghĩ, tâm hồn, tình cảm, phong cách của con người con người Cà Mau từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đúng như các nhà nghiên cứu đã nhận định: “Quan hệ huyết thống tự nhiên, biến xã hội thành một gia đình, ở đâu cũng là bà con, quan hệ huyết thống là tác nhân vừa để kháng chống lại những luận điệu chia rẽ dân tộc vừa kéo con người lại gần nhau hơn” [29, tr.12]. Chính những yếu tố trên đã làm cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung, cán bộ cấp xã ở Cà Mau nói riêng coi trọng yếu tố kinh nghiệm, yếu tố tình cảm mà xem nhẹ yếu tố lý luận.

Chương 2

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Ảnh hưởng tư duy kinh nghiệm đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Cà Mau doc (Trang 38 - 42)