Cà Mau là tỉnh cực Nam cuối cùng của Tổ quốc Việt Nam. Với điều kiện địa lý vốn có, Cà Mau có những nét đặc thù của mình và đã tác động khơng nhỏ đến q trình nhận thức và phương pháp tư duy con người ở nơi đây. Điều kiện tự nhiên của Cà Mau chủ yếu là đồng bằng, dân cư sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, do thiên nhiên ưu đãi, nên ngay từ buổi đầu, người dân ở đây ít hoặc khơng phải nghĩ đến việc áp dụng khoa học - kỹ thuật và sức sáng tạo của con người. Họ có lối sống giản dị, không cầu kỳ, lao động sản xuất theo kinh nghiệm là chủ yếu. Truyền thống và ý thức cộng đồng được hình thành cùng với dòng người đi mở đất, nơi hội tụ của những người từ nhiều vùng quê khác nhau mà chủ yếu là người Kinh từ miền Bắc, miền Trung khao khát sống tự do, không chịu khuất phục cường quyền, bạo lực, muốn tìm mảnh đất để sống yên thân. Họ vào Nam để khai hoang, lập ấp. Cùng với người Kinh cịn có người
Hoa, người Khơmer lưu lạc, dừng chân lại ở Cà Mau. Tất cả những con người này bất chấp khó khăn, băng ngàn vượt biển vào Nam sinh cơ lập nghiệp, đứng trước đầu sóng ngọn gió, cần cù lao động, biến những khu rừng âm u ngập mặn, nhiều phèn thành cánh đồng ruộng lúa phì nhiêu “cị bay thẳng cánh”. Những người đặt bước chân đầu tiên đến đây đã kiên trì vật lộn với thiên nhiên, thú dữ, muỗi, vắt, đổ bao nhiêu mồ hôi, nước mắt và cả máu để tạo thành nơi sinh sống lý tưởng như ngày nay. Họ sống trong vùng sông nước mênh mông, sơng ngịi chằng chịt, rừng rậm âm u “dưới sông cá sấu, trên rừng cọp
đua”, với phương thức sản xuất lạc hậu, trình độ hiểu biết thấp kém, lối tư duy đơn giản,
mộc mạc nhưng mang đậm bản sắc con người Việt Nam. Là vùng đất đầy tiềm năng được thiên nhiên ưu đãi, nguồn tài nguyên phong phú, dân cư thưa thớt nên cuộc sống của người dân nơi đây cũng thật dễ chịu và hình thành thói quen “ăn đến đâu, lo đến đó”. Họ nghĩ rằng, con người “ăn nhiều, ở bao nhiêu”. Trước mắt họ là sông, sau lưng là rừng, thả chân xuống nước là có cái ăn, quay lưng vào rừng là có chỗ ở. Nhiều cơng trình nghiên cứu, sách báo nói về tư chất và tính cách của người Cà Mau đã ghi nhận những tính chất can đảm, kiên cường, yêu nước nồng nàn, bất khuất trong đấu tranh chống áp bức bất cơng, trọng nhân nghĩa, khẳng khái, khống đạt, thủy chung, yêu chuộng cái mới, giàu óc sáng tạo. Tuy buổi đầu có sự khác biệt về phong tục, tập quán với những miền, vùng khác, nhưng do cùng sinh sống trên một địa bàn, theo thời gian, sự giao thoa giữa con người với thiên nhiên và con người với con người nên dần dần người dân ở đây đã hình thành những tính cách chung.
Để tồn tại, những con người “tha phương, cầu thực” này phải có sự đổi mới về chất trong tư duy và hành động, phát huy truyền thống cần lao, dũng cảm, trong cuộc đấu tranh quyết liệt với thiên nhiên. Ngoài ra, người dân Cà Mau còn phải đương đầu với cuộc đấu tranh mới, đó là cuộc đấu tranh với thực dân Pháp, sau này là đế quốc Mỹ xâm lược. Như cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã phát biểu tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Minh Hải lần thứ III tháng 7/1983: “Là một tỉnh có nhiều bè bạn. Mảnh đất hào hiệp và phóng khống này đã tiếp hàng vạn người phiêu bạt đi tìm cuộc sống trước đây. Trong 2 cuộc kháng chiến hàng vạn người khắp nơi về đây chiến đấu và ngã xuống tại đây, để lại nơi đây biết bao là kỷ niệm”. Người dân nơi đây từ ý thức cộng đồng, đồn kết, trung thực, giàu tình người, chất phác, trọng
nghĩa tình, mến khách, hết lịng giúp đỡ nhau, thích làm điều thiện của những người xa quê, hội tụ nơi đất khách quê người.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, hầu hết các xã, thị trấn ở Cà Mau là vùng sâu, vùng xa, kết cấu hạ tầng chậm phát triển, giao thông đi lại từ tỉnh xuống huyện, từ huyện xuống các xã chủ yếu bằng đường thủy. Dân cư sống không tập trung, chủ yếu rải rác bên các bờ sơng, kênh rạch. Do hồn cảnh chiến tranh khốc liệt nên cán bộ xã, phường, thị trấn trong tỉnh khơng có điều kiện để học tập, do đó họ thiếu trình độ chun mơn nghiệp vụ, ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực tư duy. Tuy nhiên, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Cà Mau là vùng căn cứ kháng chiến, nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã bám trụ tại đây, lãnh đạo quần chúng đấu tranh để giành lại độc lập, tự do, nhiều đồng bào và chiến sỹ đã ngã xuống trên mảnh đất thân yêu này. Hiện tại, Cà Mau được Nhà nước phong tặng cho 45 tập thể, 21 cá nhân danh hiệu “Anh hùng Lực lượng Vũ trang”, 507 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, trên 11.000 thương binh và 16.000 liệt sỹ đã anh dũng hy sinh trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Ghi nhận những đóng góp to lớn đó, Nhà nước tặng thưởng cho Đảng bộ và quân dân Cà Mau Huân chương Sao Vàng.
Đặc trưng văn hóa Cà Mau là có sự dung hịa đa dạng và phong phú do được giao lưu, tiếp xúc với nhiều miền văn hóa, nhiều nền văn hóa, nhiều dân tộc, tôn giáo khác nhau. Những tập quán, thuần phong mỹ tục của người Kinh (chủ đạo) có ảnh hưởng qua lại với người Hoa, người Khơmer, tạo nên sự hài hòa cho nhiều dân tộc. Do đặc điểm sống ở vùng sông nước, rừng, biển nên loại hình đờn ca tài tử trở thành nếp sinh hoạt phổ biến trong nhân dân. Miền đất này cịn có truyện cười dân gian của Bác Ba Phi đầy huyền thoại, có giọng thơ Bạc Liêu trữ tình, mộc mạc. Hằng năm, người dân Cà Mau tổ chức Lễ hội Nghinh Ơng ở Sơng Đốc và các Lễ hội dân gian khác.
Cà Mau có những địa danh lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh có sức thu hút du khách như: Mũi Cà Mau, Đảo Hòn Khoai, Hòn Đá Bạc, Rừng Đước Năm Căn, Rừng Tràm U Minh Hạ, Bãi Khai Long, Giá Lồng Đèn, Đầm Thị Tường, sân chim nằm ngay trong lòng thành phố Cà Mau,… Tên tuổi của những danh nhân văn hóa như nhà giáo Phan Ngọc Hiển, nhà báo Nguyễn Mai, Bác Ba Phi,… đã để lại trong lòng mọi người sự
yêu mến, ngưỡng mộ về cảnh vật hữu tình, con người dũng khí của đất Cà Mau. Sự phát triển của đất và người Cà Mau là sự kế thừa và phát huy truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, những phẩm chất tính cách đó sẽ được phát huy tích cực vào cơng cuộc phát triển Cà Mau như hơm nay. Vì thế, khi về thăm xã Đất Mũi - Cà Mau ngày 26-12- 2004, Tổng Bí thư Nơng Đức Mạnh đã phát biểu: “Những con người ở mảnh đất này được hun đúc, kết tinh từ truyền thống văn hóa tuyệt với tốt đẹp, tạo nên cốt cách người Việt Nam nói chung, con người Đất Mũi nói riêng, thể hiện đầy đủ tinh hoa văn hóa tốt đẹp của Việt Nam, với ý chí kiên cường chống thiên tai, chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn từng tấc đất. Do đó, sứ mệnh và trách nhiệm của đảng bộ, chính quyền ở đây phải chăm lo, xây dựng và phát triển mãnh đất này …”.
Sau ngày miền Nam hồn tồn giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp, Cà Mau đã tổ chức lại sản xuất, khắc phục một bước về sự thiếu hụt về cán bộ, cũng như tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đã trưởng thành trong kháng chiến; xây dựng các cơ sở vật chất - kỹ thuật, từng bước cải thiện đời sống nhân dân, quan tâm xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế để khắc phục sự chênh lệch về các mặt giữa vùng sâu, vùng xa, nông thôn và thành thị. Tuy vậy, do ảnh hưởng của tư duy cũ nên trong việc làm của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở đây không tránh khỏi những vấp váp, sai lầm, khuyết điểm trong việc cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như trong tổ chức thực hiện, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, … Sự ảnh hưởng đó được biểu hiện qua tâm lý trông chờ, ỷ lại hoặc giáo điều, chủ quan trong quá trình lãnh đạo, quản lý của cán bộ.
Do ảnh hưởng tâm lý “làm chơi, ăn thật” có từ lâu đời nên nhiều người vẫn cịn ỷ lại, trơng chờ, không cần học hỏi vẫn có thể kiếm sống dễ dàng. Tuy nhiên, trong thời gian 5 năm trở lại đây, sau các vụ mùa năng suất thấp, do lao động ở trình độ thấp, khoa học kỹ thuật phát triển chậm nên cuộc sống của một bộ phận nhân dân và cán bộ gặp khơng ít khó khăn. Nông dân chỉ quen lao động giản đơn với những công cụ thô sơ, phương thức sản xuất theo lối cổ truyền là dùng cơ bắp để làm ra của cải là chính, những yếu tố này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức sáng tạo, tìm tịi những cái mới, nâng cao năng suất lao động. Hầu hết các xã của Cà Mau nằm ở vùng sâu, vùng xa và phần lớn cán
bộ lãnh đạo, quản lý trưởng thành tại chỗ nên họ vừa là cán bộ, vừa là nông dân, vừa tham gia công tác ở cơ sở, vừa cùng với gia đình gắn bó với ruộng đồng tham gia sản xuất nên bị ảnh hưởng trực tiếp bởi tâm lý những người nông dân sản xuất nhỏ, nghĩ sao làm vậy, ngại học hỏi, trau dồi, phấn đấu nâng cao trình độ về mọi mặt. Hơn nữa, do môi trường kinh tế khá thuận lợi nên nhu cầu và động lực phấn đấu học tập và rèn luyện của cán bộ cơ sở chưa phải là tiêu chí chủ yếu để họ phấn đấu vươn lên, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra. Và cũng trong những điều kiện như vậy, ngày qua ngày càng làm cho đội ngũ cán bộ cơ sở thiếu nhạy bén, thiếu sáng kiến, rất ngại va chạm, tiếp xúc với cái mới, cái mà theo suy nghĩ của họ làm được chừng nào hay chừng ấy.
Nhận định về vấn đề này, đồng chí cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh viết:
Có nhận thức đúng và sâu mới làm đúng và làm có hiệu quả. Do đó, muốn đổi mới trong cuộc sống trước hết phải đổi mới tư duy. Nói đến tư duy là nói đến trình độ nắm bắt các quy luật khách quan, nói đến việc suy nghĩ theo địi hịi của các quy luật đó và áp dụng phù hợp với điều kiện của đất nước, nói đến quá trình sáng tạo và đề xuất các ý kiến mới, nói đến việc tìm tịi các biện pháp có hiệu quả cho hành động. Điều này phải chống chủ nghĩa kinh nghiệm, hời hợt trong nhận thức, chống suy nghĩ chủ quan, bảo thủ, giáo điều, chống tách rời giữa lý luận và thực tiễn [22, tr.10].