Một số yêu cầu nâng cao trình độ tư duy cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở tỉnh Cà Mau

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Ảnh hưởng tư duy kinh nghiệm đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Cà Mau doc (Trang 67 - 69)

ta cần làm tốt các yêu cầu sau đây.

2.1.4. Một số yêu cầu nâng cao trình độ tư duy cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở tỉnh Cà Mau tỉnh Cà Mau

Để nâng cao trình độ tư duy, nhất là tư duy lý luận, đòi hỏi cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung, cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở Cà Mau nói riêng phải thay đổi phương pháp tư duy cũ, khơng cịn phù hợp bằng phương pháp tư duy biện chứng. Muốn làm được điều đó, yêu cầu đội ngũ cán bộ này phải tích cực học tập và rèn luyện phương pháp tư duy biện chứng. Bởi vì, phương pháp tư duy biện chứng duy vật là linh hồn của chủ nghĩa Mác - Lênin, là lý luận khoa học, phản ánh đúng đắn quy luật vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy con người. Phương pháp tư duy biện chứng duy vật không chỉ là phương pháp luận đúng đắn cho nhận thức và hành động của con người, nó trở thành yếu tố định hướng cho hoạt động nhận thức và thực tiễn của cán bộ, đảng viên. Để nâng cao năng lực tư duy biện chứng, yêu cầu đội ngũ cán bộ chủ chốt phải thường xuyên trau dồi phương pháp này, có thể thơng qua việc học tập ở trường và qua hoạt động thực tiễn của chính cán bộ, đảng viên, tức là phải nghiên cứu, học tập, lĩnh hội được bản chất, linh hồn của chủ nghĩa Mác - Lênin để tiếp cận được nhiều vấn đề trong đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, vận dụng một cách sáng tạo vào trong điều kiện cụ thể trong từng địa phương, đơn vị; khắc phục bệnh kinh nghiệm, chủ quan, duy ý chí, chống bảo thủ, trì trệ, ngại đổi mới, có niềm tin vững chắc vào tương lai phát triển của sự vật, khơng dao động khi gặp khó khăn, khơng nản chí khi

gặp những thất bại tạm thời; biết vận dụng nguyên tắc toàn diện, lịch sử - cụ thể, khắc phục lối tư duy phiến diện chỉ nhìn một hoặc một số mặt của vấn đề mà vội vàng kết luận. Chúng ta phải biết rằng, từ trước tới nay, chưa có phương pháp nào thay thế được phương pháp biện chứng duy vật, nó là cơng cụ sắc bén nhất giúp chúng ta nhận thức đúng đắn hiện thực khách quan, đi sâu khám phá bản chất của sự vật, hiện tượng, phát hiện ra các quy luật vận động nội tại của nó. Nếu thiếu phương pháp này, con người nói chung và cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng sẽ khơng thể nắm bắt thực chất chính thực tiễn mà mình đang sống, thậm chí ngay cả chính bản thân mình, khơng thể phát hiện ra những điều kiện, những phương tiện đã và đang có trong cuộc sống để giải quyết chúng một cách có hiệu quả. Nếu khơng chịu khó học tập và rèn luyện phương pháp tư duy biện chứng duy vật thì cán bộ sẽ khơng có cơ sở để nâng cao trình độ tư duy lý luận và sẽ không thể khắc phục được tư duy kinh nghiệm. Đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở Cà Mau, việc trau dồi phương pháp tư duy, đặc biệt là tư duy biện chứng duy vật là yêu cầu bức thiết, dù hoạt động ở lĩnh vực nào, điều kiện, hoàn cảnh nào đều phải thực hiện tốt yêu cầu này mới có thể đảm bảo chất lượng hoạt động trong tình hình kinh tế - xã hội ngày càng đòi hỏi rất cấp bách hiện nay. Họ không thể dừng lại ở tư duy kinh nghiệm mà phải có sự chuyển biến thật sự trong q trình đổi mới tư duy, nâng cao chất lượng công tác, đảm bảo các chỉ tiêu, kế hoạch và những định hướng phát triển có cơ sở khoa học. Có như vậy mới tránh được kiểu tư duy theo lối mị mẫm, làm đến đâu hay đến đó; phải vứt bỏ hẳn tư duy máy móc, siêu hình, chủ quan; khơng ngừng học tập, rèn luyện tư duy biện chứng duy vật. Vấn đề này phải được coi là một trong những yêu cầu cấp thiết và quan trọng đặc biệt để nâng cao trình độ tư duy lý luận khoa học, khắc phục bệnh đề cao tư duy kinh nghiệm, xem thường lý luận, tư duy lý luận.

Thực tiễn đổi mới ngày càng đi vào chiều sâu. Những yêu cầu đổi mới, phát triển một cách đồng bộ các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hố, giáo dục, khoa học, cơng nghệ, … ngày càng trở nên bức bách. Để đáp ứng u cầu đó, địi hỏi cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở phải có tầm nhìn xa, trơng rộng. Muốn vậy, họ phải tìm tịi, suy nghĩ, khảo nghiệm từng vấn đề, nắm bắt và xử lý thông tin cũng như nhiều vấn đề xảy ra từ trong thực tiễn cuộc sống để đảm bảo cho các mặt hoạt động phù hợp với yêu cầu phát triển, tức là phải

có một tầm nhìn tồn diện, lịch sử - cụ thể trong quá trình tổ chức, chỉ đạo thực tiễn. Cho nên, yêu cầu đặt ra là đòi hỏi đội ngũ cán bộ này phải có đủ năng lực tư duy biện chứng mới có thể đánh giá từng vấn đề một cách chính xác. Trên cơ sở đó mà xây dựng chương trình, kế hoạch chỉ đạo hoạt động thực tiễn một cách có hiệu quả. Tuy nhiên, để hoạt động lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu thực tiễn không chỉ cần năng lực tư duy lý luận nói chung là đủ mà phải có và phải biết thường xuyên đổi mới tư duy kinh tế, tư duy chính trị, … Có như vậy mới nắm bắt kịp thời nhu cầu của thực tiễn, “tắm mình” trong thực tiễn, đây là điều kiện tốt nhất để cán bộ nói chung, cán bộ chủ chốt cấp cơ sở Cà Mau nói riêng nâng cao trình độ tư duy lý luận của mình, nắm bắt được bản chất lý luận Mác - Lênin, đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có khả năng vận dụng lý luận đó vào việc giải quyết được tất cả những vấn đề phù hợp với thực tế cơ sở. Điều này sẽ tạo tiền đề khoa học để nâng cao trình độ tư duy, nhất là tư duy kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội, giáo dục, v.v…

Tóm lại, xuất phát từ thực tiễn đổi mới toàn diện đất nước và những hạn chế về năng lực và trình độ tư duy của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở Cà Mau hiện nay, những yêu cầu nâng cao năng lực tư duy nói trên là cấp thiết. Để đáp ứng được yêu cầu đó, theo chúng tơi, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp chủ yếu sau đây.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Ảnh hưởng tư duy kinh nghiệm đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Cà Mau doc (Trang 67 - 69)