Ảnh hưởng của tư duy kinh nghiệm trong việc tiếp thu, vận dụng lý luận vào hoạt động thực tiễn tại cơ sở

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Ảnh hưởng tư duy kinh nghiệm đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Cà Mau doc (Trang 42 - 52)

luận vào hoạt động thực tiễn tại cơ sở

Như ở chương 1 đã trình bày, tư duy kinh nghiệm được hiểu là sự thể hiện năng lực trừu tượng hóa của trí tuệ con người nhưng cịn ở trình độ thấp. Từ kinh nghiệm trong cuộc sống (sản xuất, giao tiếp, v.v…), con người có thể rút ra những kết luận khá chính xác về sự vật, hiện tượng riêng lẽ, nhưng chưa thể khái quát được mối liên hệ căn bản giữa chúng và chưa giải quyết được một cách khoa học về những kết luận ấy. Thật vậy, tư duy kinh nghiệm là vốn quý của con người, nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó, con người sẽ gặp khó khăn trong q trình nắm bắt, vận dụng và xử lý các vấn đề đặt ra trong công tác cũng như cuộc sống.

Chúng ta đều biết, Cà Mau được thừa nhận là miền đất trẻ nhất ở đồng bằng sơng Cửu Long, có diện tích tự nhiên 5.329 km2, gồm 8 huyện và 1 thành phố trực thuộc tỉnh như: Ngọc Hiển, Năm Căn, Đầm Dơi, Trần Văn Thời, U Minh, Thới Bình, Cái Nước, Phú Tân và thành phố Cà Mau. Cà Mau có 97 xã, phường, thị trấn. Trong đó, có 81 xã, 8 phường, 8 thị trấn; gồm 860 ấp, khóm. Cà Mau có 3 mặt giáp biển. Địa hình bằng phẳng, thuần nhất là đồng bằng, đất đai phì nhiêu, sơng ngịi chằng chịt như mạng nhện. Tổng độ dài của các sông, rạch khoảng 7.000 km, chiếm 3,02% diện tích tồn tỉnh. Cà Mau có các cửa sơng lớn đổ ra biển. Vùng biển Cà Mau rộng trên 71.000 km2, khí hậu ơn hịa thuộc vùng cận xích đạo, có 2 mùa mưa, nắng rõ rệt. Mùa khơ từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Cà Mau không bị ảnh hưởng lũ lụt của hệ thống sơng Cửu Long, ít khi có bão. Cơn bão số 5 diễn ra năm 1997 là một hiện tượng đặc biệt suốt 100 năm qua ở đồng bằng sông Cửu Long.

Dân số Cà Mau trên 1,2 triệu người, phân bố không đồng đều. Họ sống chủ yếu trên các bờ sơng, con kênh, trung bình 230 người/km2, người Kinh chiếm trên 97%, còn lại là người Khơmer, người Hoa và một số dân tộc ít người khác.

Thành phố Cà Mau là trung tâm kinh tế, văn hóa, hành chính của tỉnh, cách xa các trung tâm kinh tế, văn hóa lớn như thành phố Hồ Chí Minh 370 km, thành phố Cần Thơ 180 km. Do đó, người Cà Mau ít có cơ hội được tiếp cận nhanh các thành tựu khoa học kỹ thuật, văn hóa mới từ các các trung tâm này. Sau ngày miền Nam hồn tồn giải phóng - 1975, được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh, Cà Mau đã có những chuyển biến tích cực về kinh tế, văn hóa, xã hội. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, nông dân Cà Mau vẫn độc canh cây lúa 1 vụ. Trên cơ sở lợi thế của vùng đất giàu tiềm năng, Cà Mau mạnh dạn thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ Nông - Lâm - Ngư nghiệp sang Ngư - Nông - Lâm nghiệp từ năm 2000 theo Nghị quyết 09 của Chính phủ. Phần lớn diện tích trồng lúa kém hiệu quả đã được chuyển sang nuôi tôm và thời gian qua đã phát huy được lợi thế tiềm năng đồng thời giải phóng sức sản xuất của đại bộ phận nông dân. Từ khi chuyển đổi cơ cấu kinh tế đến nay, Cà Mau đã có 275.195 ha đất ni trồng thuỷ sản và trở thành tỉnh có diện tích ni trồng thuỷ sản lớn nhất cả nước. Sản xuất nông nghiệp từng bước đi vào ổn định, diện tích lúa 2 vụ tăng lên ở vùng ngọt hố và một vụ lúa - một vụ tôm ở những khu vực ni tơm có điều kiện thuận lợi.

Cùng với những điều kiện kinh tế - xã hội, lĩnh vực văn hố có nhiều tiến bộ, đời sống phần lớn dân cư không ngừng được cải thiện, hộ khá, hộ giàu ngày càng tăng, trung bình mỗi năm có 1,5% hộ thốt nghèo. Năm 2006, Cà Mau có 17% hộ nghèo. Năm 2007, Cà Mau còn 15,5% và năm 2008 giảm còn 13% hộ nghèo. Cà Mau phấn đấu đến năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo còn 10%. Nhiều trường học đã được xây dựng kiên cố hố, có 86% số xã đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở, 60% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, trên 70% khóm, ấp đạt chuẩn văn hố.

Những điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội nói trên đã có ảnh hưởng rất lớn đến cách nghĩ, cách làm của người dân Cà Mau, đặc biệt là đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Cà Mau. Sự ảnh hưởng của cung cách sản xuất tự nhiên, tự cấp, tự túc ngay từ buổi sơ khai đã kéo dài cách nghĩ, cách làm của những người dân ở đây. Hơn nữa, 81 xã của

Cà Mau chỉ có 1 xã nằm ở cửa ngõ thành phố Cà Mau, số còn lại đều nằm ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện đi lại, học tập, giao lưu văn hóa hết sức khó khăn. Hơn 90% nơng dân tập trung ở nơng thơn. Trong khi đó, cán bộ cơ sở chủ yếu xuất thân từ nông dân, sinh ra, lớn lên học tập ở trường ấp, trường xã rồi lại trở về ấp, khóm cơng tác và được bố trí làm cán bộ chủ chốt ở cơ sở, nên lối tư duy cũ, tư duy kinh nghiệm, thiếu cơ sở khoa học có ảnh hưởng khơng tốt đến hiệu quả lãnh đạo, quản lý cũng là một tất yếu.

Chính tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội như hiện nay đòi hỏi cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt không chỉ nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý mà còn phải thường xuyên học tập, đổi mới tư duy, trau dồi trí tuệ để tiếp nhận những thành tựu khoa học hiện đại. “Đổi mới tư duy là nhằm khắc phục những quan niệm không đúng, làm phong phú thêm những quan niệm đúng về thời đại, về chủ nghĩa xã hội, vận dụng sáng tạo và phát triển chứ không phải xa rời những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin” [7, tr.9]. Để đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, Đảng bộ Cà Mau ln coi trọng vai trị, vị trí của đội ngũ cán bộ ở cơ sở, luôn củng cố và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ này. Về lý luận cũng như về mặt thực tiễn đều cho thấy, cán bộ chủ chốt cấp cơ sở có vững, có mạnh thì địa phương mới mạnh. Song, trên thực tế, theo báo cáo tham luận tại Đại hội lần thứ XIII của Đảng bộ tỉnh năm 2005 của Ban Tổ chức Tỉnh uỷ Cà Mau về xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở có nêu:

Việc tạo nguồn cán bộ cơ sở gặp nhiều khó khăn, do một bộ phận nhân dân cịn khó khăn, nên con em của họ ít được học hành đến nơi đến chốn, số em tốt nghiệp đại học không muốn trở về q cơng tác, do chính sách khơng đảm bảo thu hút cán bộ trẻ về cơ sở nên việc bố trí sử dụng cán bộ ở cơ sở cịn chắp vá, thiếu và yếu [5, tr.138,139].

Trình độ năng lực cán bộ cơ sở rất hạn chế cả về học vấn, chun mơn nghiệp vụ, lý luận chính trị và quản lý nhà nước. Trong tổng số 1.720 cán bộ chuyên trách và công chức xã, phường, thị trấn thì học vấn từ trung học phổ thơng trở lên chỉ chiếm 59,2%, số cịn lại có trình độ học vấn tiểu học và trung học cơ sở. Về trình độ chuyên mơn, có 30,34% được đào tạo từ sơ cấp đến đại học, còn 69,66% chưa qua đào tạo, bồi dưỡng. Về lý luận chính trị, số cán bộ có trình độ cao cấp chính trị chỉ có 4,5%, trung cấp 42%, sơ

cấp 31%, còn 22,5% chưa qua đào tạo. Về quản lý nhà nước còn 79,77% cán bộ chưa qua đào tạo. Thực trạng này cho thấy, đội ngũ cán bộ ở Cà Mau vẫn cịn hụt hẫng về trình độ các mặt và khơng thể vượt ra khỏi những kinh nghiệm trong q trình cơng tác tại cơ sở mà muốn khắc phục tình trạng này khơng cách nào khác là phải tiến hành một cách tích cực, đồng bộ bằng những giải pháp thiết thực, coi đây là nhiệm vụ quan trọng và bức xúc nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, giữ vững quốc phòng - an ninh.

Qua 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XIII của Đảng bộ tỉnh, Cà Mau đã có sự chuyển biến tích cực nhưng tiến độ vẫn còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố nông nghiệp nông thôn. Theo thống kê của Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau, tính đến ngày 01 tháng 10 năm 2007, tồn tỉnh có 1.058 cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, gồm bí thư, phó bí thư Đảng uỷ, chủ tịch, phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, trưởng, phó các ngành của cơ sở thì trình độ học vấn ở bậc trung học phổ thông chỉ chiếm 55,48% và 44,52% là tiểu học và trung học cơ sở. Trình độ chun mơn, nghiệp vụ ở bậc cao đẳng và đại học chỉ chiếm 7,46%, sơ cấp và trung cấp chiếm 26,74%, cịn lại 65,60% chưa qua đào tạo. Trình độ lý luận chính trị qua chương trình cao cấp chiếm 8,22%, sơ cấp và trung cấp 76,64%, còn lại chưa qua đào tạo 15,14%. Trình độ quản lý hành chính nhà nước bậc sơ cấp có 66 đồng chí, trung cấp 83 đồng chí, đại học 15 đồng chí, cịn 894 đồng chí chưa qua đào tạo [xem phụ lục 2].

Thực trạng về trình độ các mặt nói trên đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến q trình tiếp thu, vận dụng đường lối, chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng và Nhà nước vào điều kiện cụ thể của từng đơn vị, cơ sở. Qua nghiên cứu khảo sát các mặt công tác, việc làm của phần đông cán bộ chủ chốt cơ sở cho thấy, họ thường bị lúng túng, bị động trong việc vận dụng, cụ thể hoá chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng vào thực tế cuộc sống tại đơn vị cơ sở. Điều đó biểu hiện thoả mãn với những thành tích đã đạt được qua những kinh nghiệm hoạt động hàng ngày, nên ít quan tâm đến việc học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ về mọi mặt, nhất là trình độ lý luận chính trị cho chính bản thân mình. Khi bước vào thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn thì đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở đã bộc lộ những yếu kém về nhiều mặt,

đặc biệt là trình độ học vấn, trình độ chuyên mơn, nghiệp vụ cũng như trình độ lý luận chính trị. Bởi vì, những ảnh hưởng của phong tục, tập quán, lối sống còn lạc hậu, nghèo nàn. Hơn nữa, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, phần đông xuất thân từ nông dân, là người tại chỗ nên việc nghiên cứu, học tập thiếu tính hệ thống, cịn chắp vá. Và thực trạng việc tách xã phổ biến như hiện nay, có xã cũ tách ra làm 2 đến 3 xã mới đã làm cho việc bố trí cán bộ chủ chốt cịn gặp rất nhiều khó khăn cả về số lượng lẫn chất lượng. Do vậy, việc làm của họ khơng có cách nào khác hơn là dùng những kinh nghiệm đã có để thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cơ sở vẫn được xác định là lực lượng nòng cốt. Họ là người lãnh đạo, quản lý mọi quá trình phát triển kinh tế - xã hội tại cơ sở, nên cán bộ chủ chốt cấp cơ sở có vai trị rất quan trọng trong việc tiếp thu, triển khai, vận dụng đường lối, chủ trương, nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nước vào điều kiện thực tế tại cơ sở. Để tiếp thu và vận dụng tốt đường lối, chủ trương, nghị quyết, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở phải suy nghĩ, tìm tịi, phát hiện những vấn đề mới, linh hoạt, sáng tạo đưa chúng vào thực tiễn cuộc sống một cách có hiệu quả, đề ra phương hướng, xây dựng các mơ hình, lập chương trình kế hoạch hành động phù hợp với thực tế đơn vị đồng thời có tổng kết, rút ra những bài học kinh nghiệm, góp phần bổ sung đường lối của Đảng, nghị quyết của cấp uỷ cơ sở. Nhìn chung, trong những năm qua, ở Cà Mau có sự chuyển biến khá tích cực. Cán bộ chủ chốt cơ sở có bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý thức trách nhiệm cao, kiên định đường lối đổi mới, có tinh thần quyết tâm để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra. Thế nhưng, những tư tưởng, quan điểm, ý chí quyết tâm chỉ được hun đúc từ yếu tố tình cảm chứ chưa xuất phát từ tư duy khoa học trong sự nhận thức, phát hiện những vấn đề có tính tất yếu, có tính quy luật, để có niềm tin dựa trên cơ sở khoa học,… Thực tế cho thấy, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở Cà Mau phần lớn tham gia cách mạng và hoạt động từ sau ngày miền Nam hồn tồn giải phóng - 1975. Với q trình đó, họ tích luỹ được nhiều kinh nghiệm đáng trân trọng, bởi vì họ đã từng lăn lộn trong hoạt động thực tiễn, trực tiếp xử lý nhiều vấn đề trong nhiều tình huống khác nhau ở cơ sở. Hơn nữa, họ đã từng cùng nhân dân tham gia các phong trào cách mạng trong cơng cuộc xây dựng lại q hương, do đó họ hiểu tâm tư, nguyện

vọng của nhân dân ở địa bàn mình hơn ai hết. Từ đó, tạo cho họ có khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề từ thực tế cuộc sống tại cơ sở có hiệu quả. Đồng thời, cũng chính từ những kinh nghiệm đã có kết hợp với điều kiện cơng tác hàng ngày mà họ có thể rút ra được những kinh nghiệm thật bổ ích, thiết thực cho cơng tác lãnh đạo tiếp sau và có thể nghiên cứu, học tập kinh nghiệm nơi khác, địa phương khác, vận dụng vào điều kiện cụ thể của đơn vị mình mà theo họ là phù hợp.

Tuy nhiên, vấn đề này cũng chỉ dừng lại ở tu duy kinh nghiệm chưa thể phát triển thành tư duy lý luận vì sự hiểu biết đó thiếu sâu sắc, chưa phải là cơ sở khoa học, có thể khái quát thành lý luận. Bởi lẽ, như đã nói, họ chưa được trang bị đầy đủ những kiến thức lý luận cần thiết để có thể nâng tầm hiểu biết lên để từ những vấn đề trong thực tiễn có thể có một cách nhìn xa mang tầm chiến lược lâu dài. Trong quá trình tiếp thu lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, cán bộ chủ chốt cơ sở ở Cà Mau thường thực hiện theo kiểu sao chép lại nội dung, chưa hiểu được thực chất của lý luận ấy để hình thành phương pháp luận cho hoạt động nhận thức và thực tiễn của mình. Chính điều đó dẫn đến sự thiếu năng động, sáng tạo trong việc vận dụng lý luận vào hoàn cảnh cụ thể của đơn vị, cơ sở. Điều này được biểu hiện khi xây dựng các nghị quyết, phương hướng, chủ trương và biện pháp thực hiện ở cơ sở thường thụ động, trông chờ định hướng chỉ đạo của cấp trên, thậm chí cịn sao chép một cách máy móc các văn bản của cấp trên mà khơng tính đến đặc điểm riêng của địa phương, đơn vị mình, khơng nhìn thấy thế mạnh của cơ sở mình là gì để xây dựng chương trình, kế hoạch, biện pháp cho phù hợp. Học tập kinh nghiệm của người khác, địa phương khác là vốn rất quý của người cán bộ, thế nhưng sự chắt lọc, kế thừa để hình thành những mơ hình mới, cách làm mới, thể nghiệm để hoàn chỉnh theo u cầu thì hầu như chưa có sự chuyển biến theo hướng tích cực. Ví dụ như, khi thấy địa phương khác trồng một vụ lúa trên đất ni tơm có hiệu quả thì cán bộ cơ sở lấy mơ hình đó áp dụng vào đơn vị mình

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Ảnh hưởng tư duy kinh nghiệm đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Cà Mau doc (Trang 42 - 52)