Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, chuyên mơn nghiệp vụ, trình độ học vấn, tinh thần tự học tập, tự rèn luyện của cán bộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Ảnh hưởng tư duy kinh nghiệm đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Cà Mau doc (Trang 77 - 89)

nghiệp vụ, trình độ học vấn, tinh thần tự học tập, tự rèn luyện của cán bộ

Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới ngày càng đi vào chiều sâu, việc đào tạo, bồi dưỡng nâng dần trình độ cho đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở Cà Mau nói riêng là yêu cầu rất cấp thiết. Đây là một việc làm mang tính chiến lược, lâu dài, quyết định sự thành bại trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và các lĩnh vực khác trong q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Để khắc phục tư duy kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ thì cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm tạo mọi điều kiện tốt để nâng trình độ học vấn, trình độ văn hố, khoa học kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở nâng cao trình độ nhận thức lý luận phải được thực hiện một cách nhất quán, lâu dài về phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục, tập trung ưu tiêu trên địa bàn các xã vùng nông thôn. Việc đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở phải thực hiện nhất quán theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6, khoá X về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ đảng viên.

Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, chun mơn, nghiệp vụ, trình độ học vấn cho đội ngũ cán bộ đảng viên có ý nghĩa quyết định trực tiếp để nâng cao chất lượng nghiên cứu lý luận và đổi mới tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ này, do vậy, phải đổi mới đồng bộ tất cả các khâu trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng, cả hình thức và quy mơ đào tạo. Sự lạc hậu về lý luận, sự yếu kém về chất lượng của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở Cà Mau hiện nay có nguyên nhân từ cơng tác đào tạo, bồi dưỡng trước đó. Đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ở cơ sở, trước hết cần phải đánh giá nghiêm túc về thực trạng, dự báo sự phát triển của đội ngũ cán bộ cơ sở theo yêu cầu phát

triển trong điều kiện mới, từ đó xây dựng đề án, kế hoạch đào tạo hàng năm, theo từng nhiệm kỳ và theo chiến lược về cán bộ lâu dài của Đảng.

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, công tác giáo dục đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị và các loại hình đào tạo khác cho đội ngũ cán bộ của tỉnh có bước đổi mới đáng kể. Các cấp uỷ Đảng và chính quyền đã có rất nhiều cố gắng trong chỉ đạo chuẩn hố đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ lãnh đạo quản lý cấp cơ sở nói riêng nhưng thực tế cho thấy, chất lượng đào tạo chưa cao. Hiện tại, một số cán bộ chủ chốt cấp cơ sở có trình độ thấp. Chẳng hạn, về lý luận chính trị chính trị: sơ cấp là 28,82%, chưa qua đào tạo 1,52%; về chuyên môn nghiệp vụ: sơ cấp là 11,24%, chưa qua đào tạo 65,60%; về văn hoá: tiểu học và trung học cơ sở chiếm đến 44,74%. Điều này chứng tỏ rằng, công tác quản lý cán bộ chưa tốt, tinh thần, thái độ của người học chưa cao. Do vậy, các cấp chính quyền, đồn thể cần phải tiếp tục cải tiến cách thức quản lý, kiên quyết hơn việc chuẩn hố đội ngũ cán bộ, đồng thời có những chính sách và giải pháp nhằm động viên, khuyến khích cán bộ nâng cao ý thức học tập, vượt qua khó khăn, phấn đấu vươn lên của chính mình, khơng dựa dẫm, khơng ỷ lại hoặc trông chờ người khác. Các cấp uỷ Đảng và chính quyền phải tạo điều kiện thuận lợi thông qua việc kết hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Phịng Giáo dục các huyện tìm ra những hình thức đào tạo, bồi dưỡng thích hợp để nâng cao trình độ học vấn cho đội ngũ cán bộ cơ sở hiện nay. Qua số liệu trên cho ta thấy, hoạt động giáo dục, đào tạo còn nhiều bất cập cả về nội dung, đối tượng, phương pháp và hình thức. Từ thực tế đó, hoạt động giáo dục, đào tạo phải tiếp tục đổi mới theo hướng: “Lãnh đạo, giảng viên Trường Chính trị tỉnh và Trung tâm bồi dưỡng các huyện, thành phố, phải thường xuyên đổi mới nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập lý luận chính trị; chú ý bồi dưỡng cho cán bộ, đảng viên, những kỹ năng lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết tình huống cụ thể xảy ra ở cơ sở” [50, tr.5]. Thấy được sự bất cập của công tác đào tạo, bồi dưỡng đã qua, các cấp uỷ Đảng từng địa phương, cơ sở cần phải xác định việc giáo dục, đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ, đảng viên là công tác trọng tâm, mang tầm chiến lược mới có thể đáp ứng được sự đòi hỏi ngày càng cao của thực tiễn. Cần thấy rằng, thực tiễn chủ yếu đóng vai trị cung cấp kinh nghiệm, tư liệu để năng lực tư duy hoạt động mang lại một lý luận đúng đắn, phù hợp với hiện thực khách quan, còn hoạt

động giáo dục, đào tạo trong nhà trường mới đem lại tri thức lý luận khoa học, cơ bản, có hệ thống, trang bị những phương pháp tư duy khoa học để phát triển năng lực tư duy lý luận, từ đó mới có thể nâng cao được năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ nói chung và cán bộ chủ chốt cấp cơ sở Cà Mau nói riêng.

Để đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở Cà Mau, sự cần thiết là phải xác định nội dung, phương pháp, hình thức đào tạo phù hợp với từng đối tượng đào tạo nhưng phải đảm bảo chất lượng và tính hiệu quả của nó. Nâng cao trình độ học vấn là tạo ra cơ sở nền tảng để đối tượng được đào tạo nâng cao năng lực tư duy lý luận. Chỉ có đẩy mạnh cơng tác giáo dục, đào tạo thì đội ngũ cán bộ mới nghiên cứu, học tập nắm chắc quan điểm của lý luận mác-xít, trong đó tinh thần cốt lõi là phương pháp tư duy biện chứng duy vật. Chỉ nắm vững phương pháp này họ mới có thể sử dụng nó như một cơng cụ sắc bén trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, tạo ra khả năng nắm bắt đúng và đầy đủ các sự vật, hiện tượng trong đời sống hiện thực, khả năng tìm tịi, khám phá, nắm bắt bản chất, quy luật vận động, biến đổi của hiện thực khách quan và vận dụng sáng tạo vào thực tiễn địa phương, cơ sở. Khi đã nắm vững phương pháp tư duy khoa học thì khả năng loại bỏ lối tư duy trực quan cảm tính, phiến diện một chiều càng cao, khắc phục được kiểu tư duy kinh nghiệm, giáo điều, chủ quan. Có thể nói, cơng tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận cho đội ngũ cán bộ để nâng cao trình độ lý luận là yếu tố cơ bản làm nền tảng để giúp họ thấy được nguồn gốc và con đường khắc phục tư duy kinh nghiệm cũng như các hình thức tư duy thiếu cơ sở khoa học khác trong hoạt động nhận thức và tổ chức thực tiễn của họ. Muốn đạt được điều đó địi hỏi cán bộ trước tiên phải có một trình độ học vấn nhất định. Với thực trạng về trình độ học vấn của cán bộ chủ chốt cơ sở như hiện nay (44,47% học xong tiểu học và trung học cơ sở) thì khơng thể nắm bắt được bản chất đời sống chính trị, đời sống thực tiễn tại cơ sở. Vì vậy, việc nâng cao về trình độ học vấn là vấn đề cấp thiết và phải có những biện pháp hữu hiệu mới có thể từng bước giải quyết dứt điểm tình trạng này.

Trước hết, cần làm tốt công tác tuyên truyền. Làm thế nào để mỗi gia đình, mỗi người dân, mỗi cấp uỷ Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể quần chúng trong từng đơn vị, cơ sở nhận thức một cách đầy đủ, đúng đắn về vai trò và ý nghĩa của việc giáo

dục và đào tạo; nâng cao trách nhiệm của mỗi tổ chức, đơn vị từ tỉnh đến cơ sở trong việc triển khai nhiệm vụ phát triển giáo dục - đào tạo; xây dựng trường phổ thông trung học liên xã, củng cố Trung tâm Giáo dục Thường xuyên, Trung tâm Dạy nghề cấp huyện, Trung tâm Học tập cộng đồng cấp xã, nhất là ở các xã vừa mới tách từ năm 2006 đến nay, để cán bộ cơ sở có điều kiện học tập, nâng cao trình độ học vấn; tăng cường mở các lớp bổ túc ban ngày và kể cả ban đêm tại các cơ sở này, từng bước bổ túc trình độ học vấn cho số cán bộ có trình độ học vấn tiểu hcọ và trung học cơ sở, số cán bộ học trung học phổ thơng chưa có bằng cấp phải học và thi để có bằng cấp, khơng thể dùng học bạ thay thế cho bằng trung học phổ thơng. Đây là giải pháp tình thế và cũng là vấn đề khó khăn, do đó tỉnh cần nghiên cứu, để có kế hoạch tổ chức thực hiện một cách hợp lý nhằm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của tỉnh nói chung, cán bộ cấp cơ sở nói riêng đạt chuẩn theo quy định, thấp nhất phải tốt nghiệp trung học phổ thông. Qua khảo sát thực tế cho thấy, nhiều cán bộ chủ chốt cấp cơ sở còn chưa tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc những đồng chí được dự nguồn tiêu chuẩn khơng đảm bảo theo quy định. Điều này gây khó khăn cho việc đào tạo, bố trí cán bộ tại cơ sở. Để thực hiện tốt giải pháp này, cần rà sốt, thống kê cụ thể về trình độ học vấn thấp hoặc chưa có bằng cấp về chun mơn, nghiệp vụ. Những đối tượng này cần tập trung giải quyết trước và phải có những quy định bắt buộc, đồng thời cần ưu tiên cho những đồng chí tự giác vượt khó để hồn thiện chương trình học vấn và chuyên môn, nghiệp vụ. Thực tế tại cơ sở ở Cà Mau hiện nay cịn nhiều đồng chí chưa tốt nghiệp trung học phổ thơng, chưa có chun mơn, nghiệp vụ, chưa qua đào tạo trung cấp chính trị,… (như đã trình bày). Vì thế, việc đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, chun mơn, nghiệp vụ, trình độ học vấn gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, để từng bước tháo gỡ thực trạng khó khăn này, chúng ta phải tiến hành sắp xếp công việc cho họ được đi học theo phương thức vừa làm, vừa học (học cả ngày thứ bảy và chủ nhật tại các cơ sở đào tạo của tỉnh, huyện). Ngoài ra, chúng ta cũng cần mở các lớp trung học cơ sở, trung học phổ thông ban đêm theo các cụm tại trung tâm các xã để các cán bộ của nhiều xã tập trung lại học. Đối với các đồng chí thuộc đối tượng dự nguồn thì phải được đào tạo chính quy, khơng thể chấp nhận học tại chức. Theo chúng tôi, đến nhiệm kỳ đại hội 2010 - 2015, số cán bộ không đạt chuẩn theo quy định sẽ không cơ cấu vào cấp uỷ và không chấp nhận

kiểu bầu vào cấp uỷ rồi mới quyết định cho đi học hoặc xin được đi học để chuẩn hoá như cách làm trước đây, cịn trước đó khơng chịu đi học hoặc xem thường việc học tập nâng cao trình độ. Cần thấy rằng, hoạt động giáo dục, đào tạo giữ vai trò trực tiếp và chủ yếu đối với việc nâng cao trình độ năng lực tư duy của con người nói chung và đối với đội ngũ cán bộ nói riêng. Nhưng vấn đề đặt ra là, làm thế nào để đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở Cà Mau khắc phục tư duy kinh nghiệm, nâng tầm hiểu biết lên trình độ tư duy khoa học, nắm chắc phương pháp tư duy biện chứng duy vật và vận dụng được những phương pháp đó trong nhận thức và hoạt động lãnh đạo, quản lý? Chúng tơi nghĩ rằng, chỉ có thơng qua đào tạo trong nhà trường và ý thức tự phấn đấu học tập, nghiên cứu lý luận thường xuyên mới có thể khắc phục những hạn chế, sai lầm trong công tác.

Để đổi mới cơng tác đào tạo, bồi dưỡng, lý luận chính trị, chun mơn nghiệp vụ, theo chúng tôi:

Thứ nhất, phải đổi mới căn bản chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ.

Để thực hiện điều này, trước tiên Trường Chính trị tỉnh Cà Mau phải tiên phong và tạo một bước đột phá. Tuy nhiên, việc đổi mới phải căn cứ vào chủ trương, Nghị quyết của Đảng và hướng dẫn của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia, đồng thời phải căn cứ vào tình hình cụ thể của tỉnh và trình độ của người học. Nếu không quan tâm đúng mức việc đổi mới chương trình, phương pháp quản lý, đào tạo thì việc nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở Cà Mau sẽ đạt hiệu quả không cao, chất lượng bị hạn chế. Có thể nói, trong giai đoạn hiện nay, muốn nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên thì phải đổi mới chương trình đào tạo. Đây là vấn đề cốt lõi, quan trọng nhất của công tác dào tạo, bồi dưỡng. Trong những năm qua, Trường Chính trị tỉnh Cà Mau đã tổ chức nhiều cuộc Hội thảo khoa học về nâng cao chất lượng đào tạo, quản lý, qua đó việc đào tạo có sự chuyển biến khá tích cực. Tuy nhiên, trên thực tế, vấn đề đổi mới vẫn chưa được thực hiện một cách triệt để, cịn biểu hiện ở chỗ chương trình giảng dạy mang tính lý luận một chiều, chưa thật sự bám sát thực tiễn. Một số nội dung của giáo trình cịn trùng lắp, chồng chéo giữa các môn học, các phần trong môn học. Xét từ yêu cầu nâng cao năng lực, trình độ

phương pháp tư duy lý luận, cần thiết phải cải cách cơ bản chương trình, giáo trình, giáo khoa trong trường chính trị. Việc cải cách này nhằm khắc phục tính giáo điều, sách vở, xa rời thực tiễn cuộc sống của lý luận và cơng tác giáo dục lý luận chính trị. Đảng ta đã xác định, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ tư tưởng chính trị của Đảng, cũng có nghĩa là Đảng phải chủ động tuyên truyền, giáo dục để hệ tư tưởng ấy trở thành chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội. Bước vào thời kỳ mới, chúng ta tiếp tục giáo dục sâu rộng hệ tư tưởng chính trị ấy, nhằm nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin cho cán bộ đảng viên, làm điều kiện cần thiết để tạo nên sự thống nhất về nhận thức, quan điểm chính trị, làm cơ sở cho sự đồn kết, nhất trí cao của tồn Đảng, tồn dân. Vì vậy, đổi mới nội dung chương trình đào tạo lý luận chính trị, nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ, đảng viên là vấn đề trọng yếu nhất của quá trình đào tạo. Đổi mới phải đảm bảo trang bị cho người học phương pháp tư duy khoa học, trên cơ sở những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, Nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Các nguyên lý, quan điểm, tư tưởng đó vừa mang tính lý luận cao, vừa mang tính thực tiễn rất phong phú nhằm đảm bảo cho người học không chỉ nắm vững ngun lý, lý luận mà cịn có khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, biết vận dụng vào thực tiễn, giải quyết đúng đắn những vấn đề cụ thể.

Trong những năm qua, Trường Chính trị Cà Mau đã tích cực đổi mới nội dung chương trình đào tạo. Trường đã tổ chức phối hợp với các Khoa của trường định hướng, cụ thể hoá hướng dẫn của Học viện, biên soạn giáo án theo nội dung các loại chương trình cho phù hợp với đối tượng đào tạo. Tuy vậy, nội dung chương trình cịn dài, dàn trải. Một số nội dung bài giảng chưa xác định đúng trọng tâm, trọng điểm, nặng về lý luận. Một số bài giảng khác mang tính chiến đấu chưa cao, chưa cung cấp đầy đủ những

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Ảnh hưởng tư duy kinh nghiệm đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Cà Mau doc (Trang 77 - 89)