Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến tư duy kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở tỉnh Cà Mau. Trong đó, có những nguyên nhân chung dẫn tới sự yếu kém về nhiều mặt của nhiều cán bộ trong cả nước và cũng có những nguyên nhân mang nét đặc thù riêng của Cà Mau. Dưới đây xin đề cập một số nguyên nhân cơ bản.
Thứ nhất, hoàn cảnh kinh tế - xã hội, trình độ văn hố và khoa học cịn thấp ở đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở.
Chính hồn cảnh kinh tế - xã hội cũng như trình độ văn hố, khoa học cịn thấp ở đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở Cà Mau là một trong những nguyên nhân sâu xa làm nảy sinh ở con người nói chung, cán bộ chủ chốt ở Cà Mau nói riêng tồn tại lối suy nghĩ hời hợt, nơng cạn. Bởi vì, như chúng ta biết, họ là những người được sinh ra, lớn lên và hoạt động trong một môi trường khá thuận lợi: đất đai trù phú, tài nguyên khá dồi dào, nên họ ít chịu khó suy nghĩ, học hỏi, tìm tịi cái mới. Sự ảnh hưởng này truyền từ đời này sang đời khác. Họ quen cách sống hịa nhập mơi trường tự nhiên, tính cách phóng khống, hào hiệp, giàu ước mơ,... Q trình sản xuất nơng nghiệp dựa chủ yếu vào kinh nghiệm: thời tiết, khí hậu, mưa thuận gió hịa, điều kiện thiên nhiên ưu đãi nên hình thành thói quen trong nhân dân là “ăn đến đâu lo đến đó”, “ăn nhiều ở bao nhiêu”. Do điều kiện nông thôn ở Cà Mau thuận lợi hơn một số vùng nông thôn của cả nước, nên khi sản xuất nông nghiệp người dân thường trông trời, trơng đất, trơng cho mưa thuận, gió hịa. Và thực tế cho thấy, với điều kiện thiên nhiên thuận lợi, người dân không cần tốn nhiều thời gian, cơng chăm sóc, khơng cần phải áp dụng khoa học, kỹ thuật vẫn có thể thu hoạch được vụ mùa tốt. Do vậy, nó đã tạo cho con người Cà Mau có tâm lý khơng cần
phải học tập để nâng cao trình độ. Họ nghĩ rằng, chỉ cần có sức khoẻ với kinh nghiệm sản xuất là có thể có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Do mặt bằng dân trí thấp, người dân ở đây mang nặng tâm lý của người sản xuất nhỏ, trọng kinh nghiệm, nghĩ sao làm vậy. Hơn nữa, do điều kiện thiên nhiên khá thuận lợi nên khơng ít người có tâm lý khơng cần học hoặc đi học để cho biết cái chữ là được. Có thể nói, chính mơi trường thuận lợi ấy, nó ít tạo ra nhu cầu, động lực thúc đẩy cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ sở phấn đấu, trau dồi, học tập nâng cao sự hiểu biết, nâng cao năng lực tư duy lý luận mà chỉ dừng lại ở tư duy kinh nghiệm để tiến hành hoạt động thực tiễn, ít chịu khó suy nghĩ, tìm tịi, tháo gỡ những vấn đề vướng mắc bằng tư duy lý luận khoa học. Cho nên, nhiều vấn đề tồn đọng đến nay chưa kịp thời giải quyết dứt điểm, để vụ việc kéo dài, xử lý không đến nơi, đến chốn, ảnh hưởng đến nhiều ngành, nhiều cấp trong tỉnh, thậm chí gây dư luận khơng tốt trong cả nước.
Do trình độ khoa học, kỹ thuật kém phát triển, cùng với nền sản xuất nơng nghiệp trình độ thấp, nơng dân quen làm theo suy nghĩ và kinh nghiệm của mình từ đời này sang đời khác, từ năm này sang năm khác với kỹ thuật lạc hậu, phương thức canh tác cổ truyền, công cụ thô sơ kiểu “làm chơi ăn thiệt”, làm hết mình, chơi cũng hết mình, khơng tính tốn thiệt hơn. Đây không phải là hiện tượng cá biệt mà trở thành phổ biến trong các vùng nông thôn hiện nay, nổi bật là: ham chơi, không biết lo xa, cần cù nhưng không siêng năng, tự do, tuỳ tiện, thiếu tính kỷ luật. Đối với việc tổ chức sản xuất và làm việc, họ muốn dừng lại ở cái cụ thể, trực quan, cảm tính, ỷ lại vào thiên nhiên, thiếu sáng kiến, ngại đổi mới, thường lấy kinh nghiệm cá nhân để tổ chức và thực hiện cơng việc là chính. Vì vậy, khi gặp những vấn đề mới nảy sinh, phức tạp hay những tình huống khó khăn thì một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý thường lúng túng, thiếu chủ động và sáng kiến trong xử lý các nhiệm vụ cụ thể ở cơ sở.
Một yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều mặt của đời sống nhân dân, trong đó có cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Cà Mau là hệ thống giao thơng. Có thể nói, hệ thống giao thơng hiện nay ở Cà Mau là kém phát triển. Theo thống kê, đến nay chỉ có 33/81 xã có đường ơ tơ đến trung tâm; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nhìn chung cịn yếu kém.
Trong Báo cáo kiểm điểm tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII trình Đại hội Đảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XIII nhiệm kỳ 2005-2010 có nêu:
Kinh tế tăng trưởng cao nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và chưa thật vững chắc, kết cấu hạ tầng phát triển chậm, nhất là giao thông thuỷ lợi, sản xuất ngư-nông-lâm nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, rủi ro cao. Hiệu quả và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế cịn thấp, cơng tác quy hoạch và quản lý, thực hiện quy hoạch còn nhiều yếu kém [5, tr.22].
Như chúng ta biết, các xã ở Cà Mau là vùng sâu, vùng xa, nằm cách xa các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hố của tỉnh và các tỉnh lân cận, nhưng đó là nơi gắn bó với đời sống và làm việc của đội ngũ cán bộ cơ sở. Họ vừa là cán bộ, vừa là nông dân và bị ảnh hưởng bởi nền sản xuất nhỏ mang tính truyền thống nên đã gây khơng ít khó khăn cho việc phát triển năng lực tư duy, trí tuệ cán bộ. Do phương tiện giao thông kém, trao đổi thơng tin khó khăn, kinh tế, văn hố, xã hội chậm phát triển nên việc nắm bắt thông tin, tiếp thu thành tựu khoa học kỹ thuật từ bên ngoài rất hạn chế. Từ đó đã dẫn đến tâm lý co cụm, tự thoả mãn với những kiến thức và kinh nghiệm đã có, ít quan tâm đến việc nâng cao trình độ tri thức, năng lực tư duy lý luận, năng lực lãnh đạo, quản lý. Điều này đã và đang được tiếp tục khắc phục, sửa chữa và đang dần có chuyển biến tích cực nhất định.
Một yếu tố phải đề cập nữa là trình độ dân trí ở cơ sở hiện nay cịn thấp. Tình trạng mù chữ và tái mù chữ trong nhân dân tiếp tục diễn ra. Theo báo cáo của Uỷ ban nhân dân tỉnh Cà Mau về tình hình thực hiện Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh năm 2006, tỷ lệ học sinh xếp loại học lực yếu, kém còn cao: bậc trung học cơ sở 13,48%, bậc trung học phổ thông 30,43%; tỷ lệ học sinh bỏ học trên 6%. Năm 2007, tỷ lệ học sinh học lực yếu kém bậc trung học cơ sở 20,6%, bậc trung học phổ thông 33%; thi đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông 77,93%, bổ túc trung học phổ thông đạt 30,2%. Kết quả này thấp hơn năm 2006 nhưng đã phản ánh đúng thực chất kết quả học tập và thi cử của học sinh ở Cà Mau.
Từ những vấn đề trên cho thấy, hồn cảnh kinh tế, xã hội, văn hố, khoa học kỹ thuật thấp là nguyên nhân cơ bản, sâu xa làm cho đội ngũ cán bộ cơ sở trọng kinh nghiệm, ngại học hỏi, ít chịu trau dồi, phấn đấu vươn lên để đáp ứng yêu cầu mới của thực tiễn.
Thứ hai, sự yếu kém về trình độ lý luận và chuyên môn, nghiệp vụ ở đội ngũ cán bộ cơ sở.
Như đã nói, hồn cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội thấp là nguyên nhân cơ bản, sâu xa ảnh hưởng đến lối suy nghĩ của nhân dân và cán bộ. Do đời sống khó khăn, thiếu thốn về nhiều mặt, nên nhiều người ngại học hành, bởi họ còn phải lo cái ăn, cái mặc hàng ngày. Điều đó đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc học tập nâng cao trình độ về mọi mặt của đội ngũ cán bộ. Bên cạnh đó, một nguyên nhân nữa mà biểu hiện của nó cũng khá phổ biến ở Cà Mau là do yếu tố truyền thống cách mạng của cha ông. Một số cán bộ cơ sở tỏ ra thoả mãn với những chiến công oanh liệt của cha ông trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ và trong hiện tại nên đã khơng chịu khó học tập nâng cao trình độ về chun mơn, nghiệp vụ, chỉ dựa vào “lý lịch đỏ” của mình. Hơn nữa, trước đây họ cũng đã từng sống trong cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp khá lâu, nên thói quen trơng chờ, ỷ lại, dựa dẫm vào cấp trên, vào kinh nghiệm của lãnh đạo đi trước hoặc kinh nghiệm tự phát hàng ngày qua xử lý công việc mà thiếu chủ động, linh hoạt, sáng tạo tìm ra cái mới, mơ hình mới, làm hạn chế hiệu quả lãnh đạo cũng như tổ chức hoạt động thực tiễn.
Có thể khẳng định rằng, trình độ lý luận chun mơn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở Cà Mau còn yếu kém và bất cập là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp lối tư duy kinh nghiệm của họ. Trên thực tế, có trường hợp, chân lý có lúc được coi là ý chí của các cấp lãnh đạo. Mọi quan điểm, tư tưởng lý luận được ban phát từ cấp trên, cấp dưới chỉ cần chờ đón, lĩnh hội để thực hiện. Điều này lý giải cho tình trạng xi chiều trong tư duy của nhiều cán bộ chủ chốt cấp cơ sở Cà Mau. Bởi lẽ, trình độ lý luận yếu kém đã làm cho họ chỉ dừng lại ở trình độ kinh nghiệm và như vậy trong nhận thức của họ sẽ không vượt qua được việc mô tả bề ngoài của các sự vật, hiện tượng riêng lẻ, không biết gạt bỏ những yếu tố ngẫu nhiên, thứ yếu để nắm bắt những mối liên hệ cơ bản bên trong của sự vật, hiện tượng. Do yếu kém về trình độ lý luận, tư duy lý luận nên một
bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ sở không tự đánh giá đúng năng lực, trình độ của mình, dẫn đến hành động cực đoan theo ý muốn chủ quan, thiếu khả năng dự báo những vấn đề có thể xảy ra, để từ đó chủ động, linh hoạt giải quyết và xử lý tình huống một cách kịp thời. Hậu quả của nó là việc xử lý giải quyết vấn đề kéo dài, không dứt điểm, các quyết định ban hành thiếu tính quyết đốn, khả năng thực hiện kém hiệu quả. Từ đây, nhiều cán bộ có tâm lý chùn bước, nản chí, khơng chịu khó suy nghĩ, tìm cách tháo gỡ những vấn đề mới, phức tạp nảy sinh trong đời sống thực tiễn. Một thực tế khác nữa là, một bộ phận cán bộ cơ sở cịn quan niệm rằng, “chỉ cần có kinh nghiệm, chịu làm việc” là đủ để xử lý và giải quyết các công việc mà cuộc sống đặt ra hàng ngày. Do vậy, nhiều công việc được giải quyết mà kết quả của nó thường kém chất lượng. Tuy có một số cán bộ lãnh đạo, quản lý được nghiên cứu, học tập lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là phép biện chứng duy vật, nhưng phần đông họ chưa thấm nhuần lý luận, chỉ dừng lại trên sách vở, không vận dụng được vào hoạt động thực tiễn. Điều này một mặt do hạn chế về năng lực tư duy, mặt khác trong quá trình học tập, họ quan niệm rằng, làm sao lấy được bằng cấp để chuẩn hoá theo tiêu chuẩn chức danh chứ chưa xác định việc học tập, nghiên cứu lý luận để vận dụng vào công tác. Do hạn chế về tư duy lý luận và chuyên môn, nghiệp vụ, nên có nhiều vấn đề cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở hiểu chưa đúng thực chất với tinh thần chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Chẳng hạn như, khi triển khai thực hiện chủ trương: “điện - đường - trường - trạm” ở nông thôn, “Nhà nước và nhân dân cùng làm” họ khơng tính đến hồn cảnh kinh tế - xã hội cụ thể của đơn vị cơ sở, đời sống của nhân dân, nên đề ra các chỉ tiêu, kế hoạch vượt quá khả năng thực tế, từ đó dẫn đến nhiều vấn đề mới phức tạp nảy sinh, hiệu quả kinh tế kém. Chính việc nhận thức phiến diện, khơng đầy đủ đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến q trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Văn kiện Đại hội lần thứ XIII nhiệm kỳ 2005 - 2010 của Đảng bộ tỉnh Cà Mau đã chỉ rõ: “Trình độ năng lực
của cán bộ cơ sở cịn rất hạn chế, cả về văn hố, chun mơn nghiệp vụ, lý luận chính trị và quản lý nhà nước” [5, tr.138]. Chính những yếu kém đó dẫn đến chỗ họ thụ động, ỷ
lại, dựa dẫm cấp trên và kinh nghiệm của bản thân, thoả mãn với cái hiện có, dừng lại và say sưa với những hiểu biết cũ, lối tư duy thiển cận, thiếu nhìn xa, trơng rộng, thiếu phân
tích khoa học, chỉ biết lấy uy tín, chức vụ thay cho sự minh họa khoa học. Đây là nguyên nhân làm cho tư duy khoa học không thể ăn sâu vào tiềm thức con người mà nó ngày càng bộc lộ những hạn chế thiếu căn cứ, thiếu chuẩn xác trong quá trình chỉ đạo hoạt động thực tiễn của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở Cà Mau, gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến q trình phát triển tư duy lý luận và trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ của họ.
Thứ ba, công tác đào tạo cán bộ và chính sách cán bộ đối với cấp cơ sở cịn nhiều hạn chế, bất cập.
Có thể nói rằng, hạn chế của công tác đào tạo cán bộ và chính sách cán bộ ở cơ sở là một trong những nguyên nhân làm nảy sinh tư duy kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. Trong những năm gần đây, các cấp uỷ Đảng và chính quyền đã có nhiều chủ trương, nghị quyết chỉ đạo công tác quy hoạch đào tạo, bố trí cán bộ, thế nhưng do sự chỉ đạo thiếu đồng bộ, chỉ quan tâm chủ yếu việc nâng cao trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước ít quan tâm việc bồi dưỡng trình độ văn hố, khoa học, kỹ thuật cũng như trình độ chuyên môn cần thiết để phục vụ cho công tác lãnh đạo, quản lý theo từng chức danh, từ đó dẫn đến đào tạo cán bộ không đúng đối tượng, tràn lan và do vậy việc sử dụng, bố trí cán bộ đã gặp nhiều khó khăn, bất cập. Theo thống kê của Sở Nội vụ Cà Mau, tính đến ngày 01/10/2007, số cán bộ chủ chốt cấp cơ sở cịn 694/1.058 đồng chí chưa qua đào tạo chun mơn, nghiệp vụ, trong đó, có 40 bí thư đảng uỷ, 52 phó bí thư đảng uỷ, 12 chủ tịch Hội đồng nhân dân, 68 phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, 49 chủ tịch Uỷ ban nhân dân và 102 phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân. Trong văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XIII của Đảng bộ tỉnh Cà Mau nhiệm kỳ 2005-2010 có nêu: “Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các cấp uỷ Đảng chưa ngang tầm với yêu cầu lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị. Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ còn những mặt hạn chế, đào tạo cán bộ chuyên sâu chưa được chú trọng đúng mức, cán bộ có trình độ trên đại học cịn ít. Đội ngũ cán bộ nhiều nơi cịn thiếu, năng lực hoạt động thực tiễn còn yếu, một số cán bộ lãnh đạo chưa thực sự là tấm gương cho đảng viên và quần chúng noi theo” [5, tr.38].
Tuy trong quá trình lãnh đạo, điều hành cấp huyện và cấp tỉnh đã có phân loại cán bộ để đưa đi đào tạo ở tỉnh và các trường ở Trung ương, nhưng thực tế cho thấy, phần
đơng cán bộ tìm cách thối thác để khơng đi học tập trung ở các học viện, trông chờ vào