Ảnh hưởng của tư duy kinh nghiệm trong hoạt động lãnh đạo, quản lý

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Ảnh hưởng tư duy kinh nghiệm đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Cà Mau doc (Trang 52 - 58)

Trong quá trình đổi mới những năm qua và trong giai đoạn công nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp nông thôn hiện nay, đội ngũ cán bộ, đảng viên dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ cơ sở thật sự là nhân vật trung tâm, đóng vai trị quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến nhịp độ phát triển của phong trào ở cơ sở. Quần chúng ở cơ sở chỉ phát huy được sức mạnh của mình khi có đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở lãnh đạo tốt. Bởi vì, cán bộ chủ chốt là người trực tiếp lĩnh hội chủ trương, đường lối, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên để triển khai, vận dụng trong thực tế tại địa bàn khóm, ấp và cũng chính đội ngũ cán bộ chủ chốt là người chỉ đạo trực tiếp, đồng thời tổ chức kiểm tra, uốn nắn những lệch lạc trong quá trình tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội tại địa bàn, đơn vị mà mình phụ trách.

Nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở là rất cụ thể. Họ có nhiệm vụ giải quyết các công việc từ nhỏ đến lớn xảy ra hằng ngày mà họ phải đối mặt. Song nhiệm vụ đó khơng phải dễ dàng đối với họ, bởi lẽ làm thế nào giải quyết vấn đề sao cho thấu tình, đạt lý, đặc biệt là họ có mối quan hệ gần gũi đối với quần chúng ở cơ sở. Do đó, để hồn thành tốt nhiệm vụ, một đòi hỏi là đội ngũ cán bộ chủ chốt phải có thái độ khách quan, có bản lĩnh vững vàng, kiên định các mục tiêu kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phịng - an ninh

tại cơ sở. Muốn vậy, họ phải có một trình độ và năng lực nhất định, khơng ngừng phấn đấu học tập, rèn luyện, tiếp thu những tri thức mới đồng thời gạt bỏ những tư tưởng, tình cảm cục bộ, địa phương chủ nghĩa, loại bỏ những tâm lý, thói quen cũ của lối sống tiểu nơng khơng cịn phù hợp với điều kiện, thời kỳ mới - thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhưng đối với đội ngũ cấp cơ sở đồng bằng sơng Cửu Long nói chung, cán bộ cơ sở ở Cà Mau nói riêng, trong q trình thực hiện nhiệm vụ của mình đang gặp phải nhiều trở lực, khó khăn mà trở lực lớn nhất của họ hiện nay do trình độ về các mặt chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển ngày càng cao của công cuộc đổi mới. Tuy nhiên, thông qua hoạt động thực tiễn, bằng hoạt động thực tiễn mà cán bộ chủ chốt cấp cơ sở Cà Mau được tích lũy những tri thức trong lĩnh vực mà mình tham gia hoạt động. Cũng chính trong quá trình thực tiễn, chẳng những họ tích luỹ được hiểu biết mà còn đúc rút được những kinh nghiệm quý báu trong quá trình tổ chức thực tiễn. Những kinh nghiệm này là một trong những nhân tố định hướng, giúp họ tránh được sai lầm trong quá trình lãnh đạo, quản lý. Do đó, người lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở khơng chỉ có chun môn và tư duy lý luận nhất định mà đòi hỏi cịn phải có kinh nghiệm thực tiễn, kinh nghiệm lãnh đạo quản lý.

Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Trung ương, của Tỉnh uỷ, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở Cà Mau được đào tạo chương trình sơ cấp, trung cấp, cao cấp chính trị, các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ lãnh đạo, quản lý ngắn hạn, từng bước chuẩn hố dần trình độ học vấn. Thơng qua đó, khả năng nhận thức và xử lý công việc của cơ sở được nâng lên rõ rệt, từng bước khắc phục lối suy nghĩ theo cảm tính trong hoạt động thực tiễn, nhiều chủ trương, nghị quyết của Đảng họ đã thể hiện được sự nhận thức tồn diện hơn, chính xác hơn và vận dụng phù hợp hơn trong chương trình hành động tại đơn vị, cơ sở. Thực tế cho thấy, ở địa phương nào, đội ngũ cán bộ chủ chốt có trình độ học vấn cao, trình độ lý luận chính trị được đào tạo cơ bản, có hệ thống thì đội ngũ này có cách nhìn nhận, đánh giá, xem xét vấn đề một cách biện chứng, toàn diện hơn, nắm bắt được các quy luật vận động tất yếu của xã hội, dự báo được sự phát triển của tương lai đúng đắn hơn. Thực tế đội ngũ cán bộ cấp cơ sở Cà Mau khi được trang bị kiến thức lý luận, chun mơn nghiệp vụ, trình độ học vấn và qua kinh

nghiệm cơng tác thực tiễn ở cơ sở thì khi xử lý nhiều vấn đề mới, trong nhiều tình huống cụ thể, họ có thể vượt qua một cách dễ dàng. Qua đó, chính họ đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm từ thực tiễn mới tại cơ sở, tạo cho họ có khả năng phát hiện nhiều vấn đề và tìm ra giải pháp cho từng vấn đề mới từ thực tế cuộc sống. Trong q trình cơng tác, khả năng của họ không chỉ vận dụng những kiến thức đã được tiếp thu mà còn kết hợp được với những kinh nghiệm đã có để tổng kết, rút ra những bài học kinh nghiệm bổ ích cho bản thân, cho đơn vị. Điều đó được chứng minh trong q trình chỉ đạo thực tiễn qua các mơ hình mà họ đề xuất như: trồng lúa 2 vụ - kết hợp nuôi cá, trồng rau màu các loại trên vùng ngọt hố năng suất cao; ni một vụ tôm, trồng một vụ lúa trên đất nuôi tôm; nuôi tôm kết hợp với trồng rừng, ni các lồi đặc sản dưới tán rừng (vọp, ốc len,…). Họ chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện của các hộ nơng dân và chính họ là người gương mẫu đi đầu trong các mơ hình, đem lại năng suất cao, được nhân dân tin tưởng, học hỏi và làm theo.

Có thể nói rằng, hiện nay, một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ sở Cà Mau sớm thích nghi với nền kinh tế sản xuất hàng hoá, biểu hiện ở tư duy nhạy bén, năng động trong các hoạt động phát triển kinh tế, mạnh dạn xây dựng và áp dụng mơ hình kinh tế mới, phát triển ngành nghề mới, những quy trình kỹ thuật sản xuất tiến bộ, năng động, nhạy bén trong tư duy kinh tế. Tuy nhiên, họ còn hạn chế về chiều sâu và tầm cao của lý luận. Chỗ dựa chủ yếu của họ vẫn là kinh nghiệm. Chẳng hạn, một bộ phận cán bộ chủ chốt còn ảnh hưởng nặng nề trong nếp tư duy cũ, tư duy kinh nghiệm, học và làm theo cách làm của người khác, nơi khác nhưng khơng lường hết những hậu quả của q trình lãnh đạo. Có thể nói, khả năng tư duy của họ cịn nhiều hạn chế, trong đó có yếu tố: điều kiện kinh tế - xã hội, tâm lý, tập qn, hồn cảnh sống, thiếu ý chí vươn lên. Điều này được biểu hiện rõ nhất trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Họ làm một cách ồ ạt, bất chấp quy luật dẫn đến hậu quả là các vùng chuyên canh phải điêu đứng vì những mơ hình sản xuất liên tục trong nhiều năm liền kém hiệu quả. Khi có chính sách chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ trồng lúa sang nuôi tôm, nông dân Cà Mau hy vọng nhờ vào con tôm để phát triển kinh tế gia đình, đổi thay cuộc sống, nhưng sau nhiều năm nuôi tôm, một bộ phận nông dân đã mắc nợ chồng chất và phải “ly nơng”, “ly hương” cầu thực, thậm chí

họ phải sang, bán, cầm cố đất đai để rồi trở thành người làm thuê chính trên mảnh đất của mình. Những tháng đầu năm 2008, tơm ni ở Cà Mau bị chết trên diện rộng, diện tích thiệt hại trên 33.500 ha, chiếm 13,4% tổng diện tích nuôi tôm đã làm giảm năng suất từ 25% - 30%, gây khốn khó cho nơng dân. Đây khơng phải là hiện tượng “xưa nay hiếm” mà nó đã trở thành “điệp khúc buồn” quen thuộc của nông dân Cà Mau. Đó là q trình lãnh đạo và chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở mà nguyên nhân là do yếu kém về trình độ học vấn, thiếu tư duy khoa học, chưa thoát khỏi tư duy kinh nghiệm, còn biểu hiện của cảm tính chủ quan, thiếu sáng tạo trong quá trình áp dụng những kiến thức khoa học, kết hợp giữa lý luận với thực tiễn trong quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất, dẫn đến rập khn, máy móc, chỉ đạo thực tiễn kém hiệu quả ở nhiều lĩnh vực.

Có thể nói, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở Cà Mau hiện nay vừa thiếu, vừa yếu, đặc biệt là ở những xã vừa tách ra. Số cán bộ chuẩn bị cho quá trình này chưa được quy hoạch chuẩn hố một cách căn cơ, đồng bộ, do đó tình trạng số đồng chí lớn tuổi thì có kinh nghiệm nhưng lại thiếu kiến thức khoa học, chưa được đào tạo cơ bản có hệ thống, nên sự chỉ đạo thực tiễn cịn thiếu chặt chẽ, thiếu cái nhìn tồn diện các u cầu mà thực tiễn đặt ra. Qua khảo sát tại nhiều cơ sở cho thấy, nhiều đồng chí là cán bộ chủ chốt cấp xã có thời gian cơng tác lâu năm: trên 30 năm có 25 đồng chí, chiếm 2,36% số cán bộ chủ chốt cấp xã. Các đồng chí này có kinh nghiệm được tích luỹ trong q trình cơng tác nắm bắt được tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội tại cơ sở, được đảng viên và quần chúng tín nhiệm, có bản lĩnh, lập trường tư tưởng vững vàng, nhưng họ bị hạn chế về nhiều mặt, nhất là về trình độ học vấn. Số cán bộ có trình độ học vấn cấp tiểu học có 40 đồng chí, chiếm 3,78%, bậc trung học cơ sở có 431 đồng chí, chiếm 40,7%. Hơn nữa, số đồng chí này đã được đào tạo, bồi dưỡng đã quá lâu, trước thời kỳ đổi mới. Đến nay, những kiến thức đó đã lỗi thời nhưng khi đào tạo lại thì họ khơng đủ tiêu chuẩn theo quy định. Hiện nay, theo yêu cầu nhiệm vụ mới, họ thường tỏ ra lúng túng trước những vấn đề nảy sinh từ thực tế ở cơ sở. Thế nhưng, họ lại rất ngại học tập, nghiên cứu lý luận nhất là những môn lý luận cơ bản như triết học, kinh tế chính trị, ngại tiếp cận những vấn đề có tính khái quát lý luận. Do năng lực tư duy khoa học yếu kém nên khơng ít người trong đội ngũ

cán bộ chủ chốt nhìn nhận vấn đề thiếu tính khái quát, thiếu tính hệ thống, thiếu tính chính xác, chặt chẽ, thiếu tồn diện. Có thể khẳng định rằng, chính sức ỳ của tư duy kinh nghiệm đã trở thành lực cản lớn nhất đối với sự phát triển năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở Cà Mau hiện nay [Xem phụ lục 1].

Trên cơ sở nghiên cứu sự ảnh hưởng của tư duy kinh nghiệm trong hoạt động lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Cà Mau cho thấy, việc ra quyết định lãnh đạo, quản lý của thường vấp phải những sơ hở, thiếu sót, thường phân tích đặc điểm, tình hình một cách sơ sài, chưa tìm ra được những đặc điểm cơ bản, chủ yếu của đơn vị, chưa tổ chức tốt việc đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm của các mặt công tác đã qua, chưa chủ động nắm bắt thông tin một cách chính xác, chưa sâu sát cơ sở, làm theo lối mòn, thiếu khách quan trong việc đánh giá tình hình. Do vậy, một số quyết định họ đưa ra không phù hợp, không sát thực tế, cịn mang nặng ý chí chủ quan, mang nặng tính chất kinh nghiệm, khơng bao quát được thực tiễn xã hội. Chỉ tiêu, kế hoạch đề ra thường ít khả thi bởi vì họ thiếu căn cứ khoa học. Chẳng hạn, nó thường cao hơn gấp nhiều lần so với khả năng thực tế có thể thực hiện được. Có những cán bộ lãnh đạo, quản lý cịn ơm đồm, bảo thủ, trì trệ, thiếu đơn đốc, kiểm tra các quyết định đã ban hành. Vì vậy, hiệu quả mang lại khơng cao, có khi cịn bị chìm trong qn lãng. Mặt khác, sự phân công trách nhiệm không rõ ràng nên nhiệm vụ chính trị của cơ sở trong q trình thực hiện khơng tránh khỏi chung chung, bị động, thậm chí cịn đùn đẩy trách nhiệm cho nhau hoặc đổ lỗi cho điều kiện khách quan. Hồ Chí Minh đã từng chỉ rõ: “… phải quyết định mọi vấn đề một cách cho đúng,… phải tổ chức sự thi hành cho đúng,… phải tổ chức sự kiểm soát” [33. tr.285]. Từ sự ảnh hưởng của lối tư duy thiếu tính khoa học nên trong việc làm biểu hiện ra “được chăng hay chớ”, thiếu tầm nhìn xa, trơng rộng; khi đề ra kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chưa chủ động xây dựng được chiến lược phát triển lâu dài, bền vững,… Chính kiểu làm việc theo kinh nghiệm của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở nên khi nhìn tổng thể trong sự phát triển kinh tế - xã hội giống như “một chiếc áo” được vá đi vá lại chứ chưa thể thay vào đó một “chiếc áo mới” được.

Từ những khía cạnh nói trên, có thể nói rằng, tư duy kinh nghiệm khơng chỉ ảnh hưởng mà nó cịn níu kéo, cản trở tư duy lý luận của cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung

và cán bộ cấp cơ sở Cà Mau nói riêng. Sự ảnh hưởng đó cịn biểu hiện từ lối suy nghĩ, cách làm đại khái, hời hợt, tác phong làm việc lượm thuộm, không khoa học; trong đánh giá tình hình họ cịn ảnh hưởng nặng về cảm tính, chủ quan, thiếu sâu sát; cơng tác cán bộ còn làm theo kiểu quen biết, họ hàng, lối xóm, nặng tình cảm, cơng tác quy hoạch cán bộ có quan tâm đến đội ngũ trẻ nhưng đến khi bố trí cơng việc thì lại khơng mạnh dạn giao một số chức danh quan trọng cho họ đảm trách mà cho rằng, cán bộ trẻ nhiệt tình, năng nỗ, có trình độ, bản lĩnh… nhưng chưa có kinh nghiệm trong cơng tác lãnh đạo, quản lý. Chính vì vậy mà trong một thời gian dài ở Cà Mau, cán bộ trẻ chưa có nhiều cơ hội, điều kiện để cống hiến, khẳng định mình. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến thực trạng hiện nay đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở có độ tuổi bình qn khá cao. Điều này đã có tác động tiêu cực đến tư duy của cán bộ. Có nơi, cán bộ lãnh đạo, quản lý cịn biểu hiện tình cảm, bè phái trong quy hoạch cán bộ mà cụ thể là nếu thích người nào thì quy hoạch bố trí; khơng thích người nào đó thì khơng quy hoạch, bố trí. Hậu quả của nó là dẫn đến hiện tượng mất đoàn kết nội bộ, người có năng lực khơng muốn làm việc, cống hiến bởi họ ngao ngán, mệt mỏi.

Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, tư duy kinh nghiệm, ngoài những hạn chế, bản thân nó cũng có những ưu điểm nhất định mà chúng ta phải có thái độ khách quan khi đánh giá chúng. Là người lãnh đạo, quản lý nói chung và người lãnh đạo quản lý cấp cơ sở Cà Mau nói riêng, việc tích lũy kinh nghiệm, có nhiều kinh nghiệm quý báu là điều cần thiết. Khơng có kinh nghiệm, không kịp thời tổng kết để rút ra những bài học kinh nghiệm thì khơng thể chỉ đạo thực tiễn một cách có hiệu quả. Nếu có kinh nghiệm thực tiễn cùng với tư duy lý luận thì việc vận dụng đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng và pháp luật Nhà nước vào cuộc sống của cán bộ sẽ linh hoạt hơn, sâu sát hơn và chắc chắn hơn. Trên thực tế, có thể nói rằng, mặc dù Đảng bộ tỉnh Cà Mau đã có nhiều chủ trương, biện pháp để từng bước đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tri thức khoa học, lý luận Mác - Lênin cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở một cách có hệ thống nhưng bản thân họ vẫn còn mang tâm lý thoả mãn với hiện tại, bằng lịng với kinh nghiệm, thậm chí đề cao kinh nghiệm. Một số ít cán bộ chủ chốt cấp cơ sở chỉ đạt tới tư duy kinh nghiệm (tiền khoa học) nhưng họ cũng tỏ ra bằng lòng với hiện tại, chủ quan với những gì mình

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Ảnh hưởng tư duy kinh nghiệm đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Cà Mau doc (Trang 52 - 58)