Ảnh hưởng về trình độ lý luận

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Ảnh hưởng tư duy kinh nghiệm đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Cà Mau doc (Trang 36 - 38)

Qua thực tiễn đấu tranh cách mạng, nhờ vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh mà Đảng ta đã lãnh đạo cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Công cuộc đổi mới hiện nay đã tác động mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đòi hỏi cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở nói riêng khơng chỉ có trình độ chun mơn, năng lực lãnh đạo, quản lý mà phải được đào tạo về trình độ lý luận chính trị để có đủ bản lĩnh đảm nhiệm những trọng trách mà Đảng và nhân dân giao phó. Có thể nói, lý luận chính trị trang bị cho cán bộ hiểu biết về nhiều vấn đề trong nước và thế giới. Có lý luận mới biết phân tích, đánh giá, nhận xét, tổng kết những vấn đề diễn ra trong thực tiễn cuộc sống, vận dụng đường lối quan điểm của Đảng phù hợp với hoàn cảnh điều kiện của đất nước, của địa phương mà đặc biệt là

sự vận dụng đó có phù hợp hay khơng là tùy thuộc vào trình độ lý luận của cán bộ nói chung và cán bộ cấp cơ sở nói riêng.

Thực tế cho thấy, trình độ lý luận của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở Cà Mau còn nhiều yếu kém và bất cập, bởi lẽ, trình độ lý luận yếu kém sẽ làm cho cán bộ chỉ dừng lại ở tư duy kinh nghiệm, không vượt qua được sự mô tả, hời hợt các hiện tượng bề ngoài, riêng lẻ, ngẫu nhiên, thứ yếu, nên trong tổ chức hoạt động thực tiễn chỉ nghiêng về sự vụ, sự việc, thấy đâu làm đó, thiếu chương trình kế hoạch, thiếu cơ sở khoa học. Trong xử lý công việc cịn tùy tiện, do vậy hậu quả của nó là việc cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước khơng nhất quán, làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tất nhiên, cán bộ ở cơ sở, bằng những kinh nghiệm, họ có thể giải quyết được một số công việc hằng ngày, một số tình huống cụ thể, nhưng kết quả đật được sẽ rất hạn chế. Trước những tình huống khó khăn, phức tạp, nhất là những tình huống cơng tác Đảng, tình huống trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội thì họ tỏ ra lúng túng. Nhiều vấn đề mới nảy sinh họ khơng có khả năng giải quyết tốt, điều đó được chứng minh ở tư duy lý luận của họ là không đủ khả năng phân tích, đánh giá và giải quyết dứt điểm các vấn đề đặt ra, thiếu sự quyết đoán một cách tự tin, nhanh chóng. Nói tóm lại, bằng tư duy kinh nghiệm, họ không thể giải quyết những vấn đề mới, tình huống mới, vượt ra khỏi kinh nghiệm mà họ trải nghiệm.

Có thể nói, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội đã ảnh hưởng một cách trực tiếp đến tư duy lý luận của cán bộ. Bởi vì, hồn cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội như thế nào sẽ sản sinh ra con người thực tiễn như thế ấy. Cà Mau là một tỉnh được thiên nhiên ban tặng về tài nguyên “rừng vàng, biển bạc”, ruộng đồng phì nhiêu “cị bay thẳng cánh” cùng với cuộc đấu tranh sinh tồn với thiên nhiên làm cho con người Cà Mau gắn bó rất chặt chẽ với điều kiện sinh sống nơi ruộng, vườn, rừng, biển. Trên thực tế, đội ngũ cán bộ cơ sở ở Cà Mau phần đơng xuất thân từ hồn cảnh như vậy. Họ trưởng thành từ khóm, ấp, do đó họ vẫn mang nặng và chịu ảnh hưởng trực tiếp với cách nghĩ, cách làm theo tập quán, thói quen ruộng, vườn. Miệng nói, tay làm chứ họ chưa chịu khó suy nghĩ, tìm tịi, học hỏi. Ít hoặc chưa thấy họ đặt vấn đề nghiên cứu, bàn luận để nâng tầm tư duy lý luận. Cho nên, trong điều kiện mới, đòi hỏi cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung và cán bộ cấp

cơ sở nói riêng phải có trình độ lý luận. Trình độ lý luận của người lãnh đạo, quản lý được hình thành một cách tự giác thông qua con đường học ở trường, học ở cuộc sống trên cơ sở hiểu biết một cách căn bản về đối tượng, cơng việc mà mình lãnh đạo, quản lý. Chính sự yếu kém và lạc hậu về trình độ lý luận, trình độ chun mơn, trình độ quản lý, nó sẽ trực tiếp làm nảy sinh các căn bệnh kinh nghiệm, chủ quan, rập khn, máy móc và các loại bệnh khác trong đội ngũ cán bộ. Chính vì yếu về trình độ nói trên, nên đứng trước tình hình, nhiệm vụ mới, họ khơng thể tránh khỏi sự lúng túng, sai lầm, khuyết điểm, mất phương hướng, giải quyết vấn đề theo cảm tính, cá nhân, kinh nghiệm, chủ quan hoặc nóng vội. Đúng như cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã chỉ rõ: “Cuộc sống ngày càng phức tạp, nhiệm vụ càng khó khăn, thời đại càng diễn biến nhanh chóng thì lý luận trở thành thiết yếu như cơm ăn nước uống hàng ngày. Chúng ta từ một nền sản xuất nhỏ đi lên chủ nghĩa xã hội thì càng phải quán triệt điều này” [22, tr.32].

Có thể nói rằng, trình độ lý luận của con người nói chung, cán bộ cấp cơ sở Cà Mau nói riêng chịu tác động, ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục có ảnh hưởng trực tiếp đến tư duy của họ và cũng chính sự ảnh hưởng này làm cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở Cà Mau có biểu hiện cịn ngại nghiên cứu, tìm tịi, học tập suy nghĩ để nâng trình độ của mình lên ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, thời kỳ mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Ảnh hưởng tư duy kinh nghiệm đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Cà Mau doc (Trang 36 - 38)