Đối với cơ quan thuế

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả công tác quản lý thuế GTGT tại chi cục thuế huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2006- 2008 (Trang 72 - 77)

Biện pháp quản lý hộ: xuất phát từ tình hình một số hộ xin ngưng kinh

doanh nhưng vẫn lén lút hoạt động, một số hộ mới ra kinh doanh nhưng

không khai báo, hộ thời vụ chưa đưa vào diện quản lý kịp thời. Do đó cụ thể của biện pháp là:

Tăng cường chống sót hộ, khai thác nguồn thu thông qua công tác kiểm tra môn bài trên địa bàn huyện, kể cả hộ kinh doanh ngoài giờ, đảm bảo tất cả hộ kinh doanh phải được quản lý thuế, kết hợp với Hội đồng tư vấn thuế xã, Ban quản lý thị trường, UBND quản lý thuế các hộ xây dựng nhà tư nhân, hộ kinh doanh thời vụ...đảm bảo về hộ, về số thu trong công tác lập bộ thuế.

Kết hợp với UBND xã cũng là bộ phận Ủy nhiệm thu liên đới chịu trách nhiệm quản lý hộ kinh doanh trên địa bàn xã của mình.

Chi cục thuế có thể đối chiếu giữa hộ nằm trong diện quản lý của Chi cục thuế so với hộ thông kê được ở Phòng Thống Kê huyện ở 3 khu vực ngành kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp và thương mại – dịch vụ) để phát hiện xem có mức chênh lệch lớn giữa hộ quản lý với hộ thực tế kinh doanh bên ngoài hay không.

Phòng Tài chính - Kế hoạch tham mưu tốt cho Chi cục thuế xu hướng tăng hay giảm hộ kinh doanh trong năm tới do kế hoạch đầu tư công trình, dự án ở huyện. Điều này giúp cho Chi cục thuế phối hợp cùng các cơ quan chức năng, các cấp ban ngành, nhất là trong vấn đề đưa ra mức kế hoạch thu thuế hợp với khả năng dự đoán hơn.

Bên cạnh đó, thường xuyên theo dõi, báo cáo tiến độ thu, phân tích đánh giá kết quả thu trên từng lĩnh vực, từng sắc thuế; làm rõ các khoản thu còn thất thoát, các nguồn thu còn tiềm năng. Tổ chức kiểm tra toàn diện một số xã qua đó đánh giá mức độ thất thu về hộ, doanh thu tính thuế để làm cơ sở cho công tác chỉ đạo, quản lý trong thời gian tới.

Biện pháp quản lý doanh số: xuất phát từ sự biến động về doanh thu, về

quy mô kinh doanh của hộ ấn định thuế, một số vi phạm trong kê khai hóa

đơn (điều chỉnh chênh lệch giá bán ghi trên hóa đơn so với thực tế,…

Kiểm tra doanh số là một biện pháp để chống trốn thuế và gian lận thuế, tránh thất thu thuế. Một trong những biện pháp để kiểm tra doanh số hiệu quả là phải thường xuyên theo dõi và giám sát tình hình hoạt động kinh doanh của cơ sở để phân loại đúng hộ kinh doanh.

Chi cục thuế nên phối hợp với UBND các xã, thị trấn thường xuyên kiểm soát, nắm vững số hộ thực tế kinh doanh trên địa bàn, quy mô kinh doanh của hộ, xác định rõ nội dung kinh doanh, phương thức kinh doanh, đưa các hộ đang kinh doanh vào quản lý, đăng ký và chứng nhận đăng ký thuế, phát hiện kịp thời các hộ mới ra kinh doanh để đôn đốc hộ đăng ký thuế mở mã số thuế.

Dựa vào quy mô và ngành nghề kinh doanh để phân loại hộ kinh doanh, áp dụng biện pháp quản lý phù hợp theo hướng chuyển đổi các hộ sang nộp thuế theo kê khai, hạn chế diện hộ nộp thuế khoán, điều chỉnh kịp thời doanh thu khoán của hộ sát với doanh thu thực tế kinh doanh.

Đối với hộ kê khai thuế tăng cường kiểm tra sổ sách kế toán, chứng từ hoá đơn, xử lý kịp thời các vi phạm.

Đối với hộ ấn định thuế kịp thời điều chỉnh khi có biến động về quy mô, doanh thu đặc biệt là ngành ăn uống, thương mại, dịch vụ.

Phối hợp với các ngành liên quan đẩy mạnh công tác thanh tra, điều tra, kiên quyết xử lý vi phạm về thuế của hộ kinh doanh theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế như: các hành vi chuyển giá, trốn thuế, gian lận thuế, đặc biệt là tăng cường công tác kiểm tra, quản lý, sử dụng hoá đơn, chứng từ mua bán hàng hoá, dịch vụ của hộ kinh doanh theo đúng quy định.

Biện pháp quản lý nợ đọng thuế: xuất phát từ tình hình nợđọng thuế tăng

qua các năm.

Nợ đọng thuế là một trong những tiêu chí để đánh giá năng lực quản lý của cơ quan thuế. Nếu cơ quan thuế hoạt động có hiệu quả, theo dõi, giám sát được chặt chẽ các khoản nợ và thực hiện được các biện pháp quản lý nợ thuế tốt thì nợ thuế cũng sẽ được giảm thiểu. Do đó các biện pháp có thể thực hiện là:

Tổ chức theo dõi quản lý nợ đúng quy trình, rà soát tổng hợp đầy đủ, chính xác các khoản nợ thuế của từng tổ chức, cá nhân.

Thực hiện các biện pháp cưỡng chế thu hồi đầy đủ, kịp thời số thuế nợ đọng có khả năng thu vào ngân sách Nhà nước theo quy định của Luật Quản lý thuế, khắc phục ngay tình trạng để nợ đọng thuế kéo dài, chậm được xử lý. Trong đó chú trọng tới các khoản nợ lớn; các khoản thu do xã, thị trấn thực hiện. Kiên quyết xử phạt, cưỡng chế thi hành truy thu thuế các khoản nợ đọng thuế. Nghiêm khắc xử lý cán bộ thuế buông lỏng quản lý để tình trạng nợ đọng thuế kéo dài.

Lý giải nguyên nhân số nợ thuế, phân loại chính xác từng khoản nợ đọng thuế của từng đối tượng nộp thuế để có biện pháp xử lý phù hợp:

+ Thứ nhất, người nợ thuế có năng lực trả nợ nhưng không thực hiện nghĩa vụ thuế thì cơ quan thuế nên tiếp tục đôn đốc nhắc nhở, nếu không thực hiện thì phải áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của Luật quản lý thuế: ngừng bán hoá đơn, thu hồi giấy phép kinh doanh, ra lệnh trích khoản tiền gửi tại ngân hàng để nộp vào ngân sách, đến mức cao hơn thì tịch biên tài sản bán đấu giá để thu nộp cho NSNN.

+ Thứ hai, đối với khoản nợ do Doanh nghiệp đang gặp khó khăn về thiên tai, dịch họa, không đủ khả năng nộp kịp thời, cơ quan thuế nên xem xét gia hạn nợ.

+ Thứ ba, với các khoản nợ mà đối tượng nộp thuế chưa đồng tình với mức phải nộp, thì cơ quan thuế nên xem xét để giải quyết khiếu nại, sau đó tổ chức đôn đốc thu vào cho NSNN.

Nên đặt công tác quản lý nợ thuế là một nhiệm vụ quan trọng vì quản lý nợ thuế tốt đảm bảo chống thất thu ngân sách, pháp luật thuế được thi hành nghiêm chỉnh, đồng thời thiết lập sự công bằng giữa các thành phần kinh tế. Cần xác định rõ công tác tổ

chức thu nợ thuế không chỉ riêng trách nhiệm của Đội Quản lý và cưỡng chế nợ thuế và còn là trách nhiệm của toàn cơ quan, nội bộ ngành thuế.

Bên cạnh đó, cần tham mưu với UBND, Hội đồng tư vấn huyện, xã để có biện pháp hỗ trợ, đôn đốc thu theo quy định.

Nâng cao trách nhiệm của từng cán bộ, công chức trong việc xử lý, thu hồi nợ, gắn trách nhiệm cá nhân với việc khen thưởng, kỷ luật nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong công tác làm trong sạch nợ.

Biện pháp quản lý hóa đơn, chứng từ: xuất phát từ tình hình vi phạm trong kê khai, mua bán, sử dụng hóa đơn, chứng từ.

Kinh tế theo cơ chế thị trường thì việc phải sử dụng hóa đơn chứng từ ngày càng nhiều. Tuy nhiên nhiều Doanh nghiệp lợi dụng các hóa đơn chứng từ để trục lợi cho mình, chiếm đoạt một khoản lớn nguồn thu ngân sách của nhà nước. Có nhiều hình thức vi phạm về hóa đơn chứng từ như: mua, sử dụng hoá đơn giả; mua hoá đơn thật của đơn vị khác để sử dụng; cố tình viết sai các yếu tố của hoá đơn, đặc biệt là ghi sai giá để trốn lậu thuế, sử dụng hoá đơn tự in không được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền,….Do đó, các hành vi vi phạm về hóa đơn, chứng từ không chỉ gây thiệt hại tài sản của Nhà nước thông qua thuế mà còn tạo ra sự không công bằng trong cạnh tranh giữa các Doanh nghiệp. Vì vậy, công tác kiểm tra, hóa đơn, chứng từ là một công tác quan trọng để quản lý thuế. Cần có một số biện pháp như sau:

Kiểm tra đối chiếu hoá đơn đầu vào, hoá đơn đầu ra của từng tổ chức, cá nhân kê khai nộp thuế giá trị gia tăng dựa trên con dấu chứng thực của từng tổ chức, cá nhân mua bán, sử dụng.

Kiểm tra ngành nghề hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp để xác thực hàng hóa, nội dung mua bán, sử dụng hóa đơn.

Tổ chức thực hiện tốt việc quản lý, sử dụng hoá đơn, chứng từ theo đúng quy định của Luật thuế giá trị gia tăng và các văn bản hướng dẫn luật kèm theo; hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân tự kiểm tra trong nội bộ đơn vị.

Thực hiện thông báo rộng rãi công khai mã số thuế, cách ghi mã số thuế của các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên từng địa bàn, giúp cho các tổ chức, cá nhân có thể tự kiểm tra, kiểm soát đối tác kinh doanh, góp phần chống tình trạng sử dụng hoá đơn giả, hoá đơn không hợp pháp trong mua, bán hàng hoá, dịch vụ.

Phối hợp với UBND xã, thị trấn và Ban Quản lý thị trường ở từng địa phương cùng với các cấp ban ngành chức năng để phòng chống mua, bán sử dụng hoá đơn giả để chỉ đạo và tổ chức thực hiện các biện pháp như tuyên truyền, vận động, truy quét đối tượng, ngăn chặn và đẩy lùi các hiện tượng in ấn, mua, bán và sử dụng hoá đơn giả trong lưu thông hàng hoá, thanh quyết toán tài chính ở địa phương, đồng thời xử lý nghiêm các hiện tượng vi phạm theo quy định của Pháp luật.

Xuất phát từ kết quả thu thuế GTGT 3 năm qua và nguyên nhân của những vi phạm thì đây là 4 biện pháp chính Chi cục thuế nên áp dụng để chống thất thu thuế, đảm bảo nguồn thu thuế. Đây là 4 biện pháp đòi hỏi phải có sự hỗ trợ đồng bộ của các biện pháp khác. Đó là những biện pháp Chi cục thuế đã đề ra, là những nền tảng để thực hiện mục đích cuối cùng là chống thất thu thuế và đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước. Trong các biện pháp Chi cục thuế đã đề ra, tôi xin đóng góp ý kiến bổ sung như sau:

Đối với công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế:

+ Trang bị cơ sở vật chất, các thiết bị chuyên ngành phục vụ công tác tuyên truyền (điện thoại bàn, máy in, máy fax, máy chiếu, ….).

+ Bổ sung mới nội dung kho dữ liệu (luật thuế, chính sách thuế, văn bản, thông tư,…).

+ Xây dựng hệ thống trả lời điện thoại tự động.

Công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế nên thực hiện đồng hành bằng cách sử dụng các phương tiện thông tin truyền thông đại chúng đã làm trước đây như: qua báo Tạp chí thuế nhà nước, truyền hình, phát thanh định kỳ phát sóng hàng tuần, qua internet, áp phích,…Nhưng cần sáng tạo hơn, chẳng hạn:

Nếu như qua kênh phát thanh, truyền hình có thể cụ thể hóa về những nội dung, những quy định của luật thuế thành những tình huống bằng những đoạn kịch, tiểu phẩm và phát sóng định kỳ hàng tuần để người chơi cùng tham gia game show có thưởng vừa là cách hướng luật thuế tới mọi người một cách dễ hiểu và năng động hơn so với việc tuyên truyền, giải thích “khô” bằng lời. Tuy nhiên điều này cần có sự phối hợp của Cục thuế Tỉnh, Đài phát thanh truyền hình và các cấp ban ngành chức năng có liên quan.

Học sinh là những người chủ tương lai của đất nước, do đó việc kết hợp với nhà trường, phòng giáo dục và đào tạo phổ biến những kiến thức căn bản về thuế cho các em, giúp các em hiểu rằng nộp thuế là yêu nước, là để xây dựng quê hương giàu đẹp. Điều này giúp các em thấy ý nghĩa lớn lao của công tác thuế và sẽ trở thành những công dân gương mẫu trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế sau này. Qua đó, các em sẽ là những thành viên tích cực với ngành thuế trực tiếp tuyên truyền cho mọi người trong gia đình, làng xóm, bạn bè làm tốt công tác nộp thuế.

Tuyên truyền là sự thông báo, thông tin và hướng người ta vào việc tốt, việc có ít, có lợi. Do đó việc tuyên truyền thuế là phải thông tin cho mọi người biết về những chính sách mới, luật mới về thuế,…Thông qua công tác tuyên truyền làm cho mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội hiểu rõ tiền thuế là của dân, do dân đóng góp và được sử dụng vì lợi ích của nhân dân. Nộp thuế là lợi ích Nhà nước và chính là lợi ích của cộng đồng. Mọi tổ chức cá nhân hiểu rõ được nội dung cơ bản của các chính sách thuế. Trên cơ sở đó, tạo sự đồng tình cao với chính sách thuế của Nhà nước, sẵn sàng và tự nguyện cung cấp thông tin và kết hợp với cơ quan thuế để thu thuế, lên án mạnh mẽ các hành vi vi phạm về thuế, vận động mọi người thực hiện tốt các chính sách thuế của Nhà nước.

Hỗ trợ phải mang tính hướng dẫn, giải thích, phục vụ các vướng mắc của người dân cũng như tiếp thu, lắng nghe những ý kiến đóng góp của nhân dân trong vấn đề về thuế. Do đó công tác tuyên truyền và hỗ trợ phải đảm bảo người dân hiểu rõ, nhận thức và phải thực hiện đúng các nghĩa vụ về thuế.

Cải tiến và nâng cao chính sách thuế GTGT

Chính sách thuế là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến sự tuân thủ thuế của DN. Một chính sách thuế ổn định, rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu và công bằng cùng với các sắc thuế không chồng chéo, mâu thuẫn và có thể dự đoán là nền tảng để có một quá trình quản lý thuế hiệu quả, là cốt lõi của một hệ thống thuế tốt. Do đó việc cải tiến và nâng cao chính sách thuế GTGT nên thực hiện là:

Giảm bớt số lượng nhóm hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế tạo điều kiện cho việc tính thuế, khấu trừ thuế được liên hoàn giữa các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Phân định rõ ràng, chi tiết và dễ hiểu về việc mức thuế suất áp dụng cho từng nhóm đối tượng chịu thuế GTGT để đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế và đơn giản trong việc tính thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ.

Hoàn thiện phương pháp tính thuế, xác định ngưỡng doanh thu chịu thuế GTGT để thực hiện một phương pháp tính thuế khấu trừ.

Tất cả các quy trình, các thủ tục, các quy định về kê khai, khấu trừ, hoàn thuế phải được cụ thể hóa đầy đủ và chặt chẽ hơn. Chẳng hạn: Qui định đối với hàng hóa dịch vụ mua vào có giá trị từ 20 triệu đồng/lần trở lên phải thanh toán qua ngân hàng để được khấu trừ, hoàn thuế GTGT. Đây là một biện pháp để hạn chế tình trạng mua bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, gian lận trong khấu trừ hoàn thuế GTGT, chống thất thu ngân sách.

Ngoài ra, có một số kiến nghị như sau:

- Chi cục thuế nên đề nghị Cục thuế tỉnh Tiền Giang đưa ra chỉ tiêu riêng về kế hoạch thu thuế GTGT và kế hoạch thu thuế TNDN để Chi cục thuế có thể phản ánh, đánh giá cho từng loại nguồn thu được tốt hơn, thiết thực hơn.

- Thành lập Đội Tin học tách riêng từ Đội kê khai – Kế toán thuế và Tin học để chuyên biệt về trách nhiệm, đào tạo chuyên sâu nghiệp vụ phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong thời gian tới.

- Trang bị máy in cho Đội thuế liên xã.

- Khuyến khích nghỉ hưu non đối với những cán bộ lớn tuổi, làm việc không hiệu quả. Đối với những cán bộ muốn học tập bổ sung kiến thức nhằm phục vụ cho ngành, cần kiểm tra trình độ, năng lực làm việc trước khi cho đào tạo.

- Xây dựng cơ chế khuyến khích động viên bằng vật chất, tinh thần, thiết thực cho

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả công tác quản lý thuế GTGT tại chi cục thuế huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2006- 2008 (Trang 72 - 77)