Để lập nên một chiến lược Marketing tốt đòi hỏi cần phải đưa ra một mục tiêu phù hợp hơn, nhằm hỗ trợ cho việc thực hiện kế hoạch dễ dàng hơn và có nhiều chính sách tốt hơn. Vì vậy, mục tiêu Marketing cho nghiệp vụ vay nông nghiệp cho Ngân Hàng TMCP Phát Triển Mekong như sau: tăng khả năng nhận biết nghiệp vụ vay nông nghiệp của người dân, nâng cao chất lượng thực hiện nghiệp vụ vay nông nghiệp của ngân hàng, đạt được kế hoạch doanh thu đã đề ra . Để thực hiện tốt mục tiêu này, đòi hỏi ngân hàng thực hiện việc đẩy mạnh các chương trình quảng cáo, khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng thực hiện vay nông nghiệp của ngân hàng, bên cạnh đó còn chú trọng
đến việc cải thiện các quy trình cho vay, hồ sơ vay, thủ tục vay, lãi suất…..để tạo nên sự
thuận tiện cho khách hàng đến vay tại ngân hàng của mình và tạo nên thế cạnh tranh mới đối với đối thủ của mình..
Bảng 6.3 Mục tiêu của kế hoạch
Mục tiêu Marketing Định lượng mục tiêu Marketing
Mục tiêu cho từng giai
đoạn
Tăng khả năng nhận biết về
nghiệp vụ của người dân
Áp dụng các chương trình quảng cáo trên báo, đài, radio, website,,… bên cạnh đó cần chú ý đến các phương tiện truyền thông bằng truyền miệng của các cán bộđịa phương
Nâng cao chất lượng thực hiện nghiệp vụ vay nông nghiệp
Từng bước cải thiện chất lượng thực hiện nghiệp vụ
như: thủ tục cho vay, nhân viên tín dụng, chương trình khuyến mãi cho nghiệp vụ…
Đạt được kế hoạch doanh thu
đề ra
Doanh thu đạt được của thực hiện nghiệp vụ vay nông nghiệp năm 2010 khoảng 6 tỷđồng Quý 1/2010: 1 tỷđồng Quý 2/2010: 2 tỷđồng Quý 3/2010: 1 tỷđồng Quý 4/2010: 2 tỷđồng
tỉnh An Giang giai đoạn 2010-2011
Đối với mục tiêu tăng khả năng nhận biết về nghiệp vụ của ngân hàng đến với người dân, được thực hiện bằng việc tạo ra các chương trình quảng cáo trên báo, đài, áp phích, radio,… bên cạnh đó còn chú trọng đến việc kết hợp với các cán bộđịa phương trong việc thực hiện các chương trình nông dân để quảng bá nghiệp vụđến người nông dân hơn nữa.
Đối với nâng cao chất lượng thực hiện nghiệp vụ vay nông nghiệp: bằng việc thực hiện các chính sách liên quan đến sản phẩm như; đưa ra các thủ tục cho vay mới đơn giản hơn, giải ngân nhanh hơn, các chương trình khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng, và chú trọng đến việc đào tạo nhân viên nhằm tạo nên sự thỏa mãn cho khách hàng trong quá trình thực hiện nghiệp vụ…
Đối với đạt kế hoạch doanh thu đề ra: doanh thu của nghiệp vụ ước tính của năm 2010 là 6 tỷđồng, doanh thu của nghiệp vụ năm 2009 là 3.583.000.000 đồng với sự gia tăng về nguồn vốn điều lệ và các chương trình phát triển sản phẩm và thương hiệu đề ra cho nghiệp vụ vay nông nghiệp của ngân hàng trên địa bàn tỉnh thì doanh thu của nghiệp vụ năm 2010 kỳ vọng sẽ tăng cao so với năm 2009 tăng lên khoảng 67,45%, với kỳ vọng về doanh thu của các quý năm 2010 như sau: quý 1 đạt doanh thu là 1 tỷđồng, quý 2 với doanh thu là 2 tỷđồng, quý 3 là 1 tỷđồng, quý 4 là 2 tỷđồng, doanh thu của các quý quy định như vậy là do việc thu hoạch của người nông dân vào các vụ Đông Xuân và Hè Thu (nhằm vào quý 2 và 4) nên đây là thời điểm mà khách hàng thanh toán tiền vay và lãi cho ngân hàng nhiều nhất, thời điểm quý 1 và 3 là thời điểm bắt đầu người nông dân tiến hành sản xuất, chính vì thế mà việc lập ra doanh thu của ngân hàng
ở qúy 2 và 4 nhiều hơn so với quý 1 và quý 3.
Nhìn chung với nguồn lực hiện tại của mình thì Ngân Hàng TMCP Phát Triển Mekong có khả năng thực hiện những mục tiêu trên, đòi hỏi ngân hàng cần có sựđoàn kết giữa đội ngũ nhân viên trong ngân hàng trong việc lập kế hoạch Marketing, bên cạnh đó tăng mức độ đầu tư vào các yếu tố công nghệ, và đưa ra các chính sách cho nghiệp vụ vay nông nghiệp để giúp hoàn thành kế hoạch Marketing đề ra nhằm thu hút khách hàng tham gia nghiệp vụ vay nông nghiệp hơn nữa.