ngân hàng và khả năng thực hiện nghiệp vụ trong thời gian tói của khách hàng:
Các phần trên đã phân tích đánh giá của khách hàng về khả năng thực hiện nghiệp vụ tại ngân hàng và các hình thức quảng cáo, khuyến mãi mà cho là quan tâm khi đến thực hiện vay nông nghiệp tại ngân hàng, vậy khi thực hiện vay tại ngân hàng họ có cảm thấy khó khăn hay không? Qua phỏng vấn khách hàng của ngân hàng TMCP Mekong thu được kết quả sau:
tỉnh An Giang giai đoạn 2010-2011
Có 74,26% khách hàng cho là không thấy khó khăn khi thực hiện vay nông nghiệp tại ngân hàng, và 25,71% khách hàng cho là cảm thấy khó khăn khi thực hiện vay tại ngân hàng. Qua kết quả ta thấy, chính sự hướng dẫn tận tình của nhân viên tín dụng trong quá trình lập hồ sơ vay đã làm cho khách hàng cảm thấy không gặp khó khăn khi thực hiện vay tại ngân hàng, đây là
điều mà ngân hàng nên phát huy để có thể tạo sự thoải mái cho khách hàng khi đến thực hiện giao dịch tại ngân hàng, ngoài ra còn một số ý kiến cho là việc vào ngân hàng làm hồ sơ còn gây mất nhiều thời gian của họ, bên cạnh
đó một số khách hàng còn cho là nhân viên của ngân hàng chưa thực sự quan tâm đến họ khi họ thực hiện vay tại ngân hàng nên có ý kiến cho là gặp khó khăn khi thực hiện vay tại ngân hàng.
Tóm lại: Qua kết quả ta thấy tỷ lệđánh giá về không gặp khó khăn khi thực hiện vay tại ngân hàng chiếm tỷ lệ cao hơn là gặp khó khăn khi thực hiện vay tại ngân hàng, đây là đánh giá tốt, vậy ta thấy sự phục vụ của nhân viên đã tạo nên sự hài lòng cho khách hàng, cần tiếp tục phát huy điều đã làm được và hạn chếđiều chưa làm được để tăng mức độ hài lòng của khách hàng khi thực hiện vay nông nghiệp tại ngân hàng nhiều hơn nữa.
Qua những điều đã làm được của ngân hàng thì đã có thể giữ chân
được khách hàng của ngân hàng tiếp tục thực hiện vay nông nghiệp tại ngân hàng hay không? Khi hỏi 35 khách hàng của MDB về việc họ có tiếp tục thực hiện vay nông nghiệp tại ngân hàng trong thời gian tới hay không? Ta thu được kết quả sau:
Biểu đồ 5.22: Mức độ cho là khó khăn khi thực hiện vay nông nghiệp tại Ngân Hàng TMCP Mekong của khách hàng
Nguồn: Tác giả thực hiện
có , 25.71% không,
tỉnh An Giang giai đoạn 2010-2011 có , 62.86% không, 37.14% Sự thuận tiện, 20.00%
Lại suất ưu đãi, 25.71% thủ tục nhanh, 20.00% phục vụ của nhân viên, 8.57%
giải ngân nhanh, 25.71% nhiều khuyến
mãi, 5.71% khác, 0.00%
Có 37,14% khách hàng quyết định tiếp tục thực hiện vay nông nghiệp tại ngân hàng, theo các khách hàng này thì chính sự tận tình hướng dẫn của cán bộ tín dụng, bên canh đó việc thực hiện vay trong thời gian lâu với ngân hàng đã làm cho họ quyết định gắn bó với ngân hàng trong thời gian tới. Tỷ
lệ này thấp đòi hỏi ngân hàng cần nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân nào ảnh hưởng đến việc quyết định thay đổi ngân hàng khác để thực hiện vay nông nghiệp (chiếm tỷ lệđến 62,86%).Qua khảo sát ta thu được kết quả:
Biểu đồ 5.24: Các nguyên nhân khiến khách hàng quyết định thay đổi ngân hàng để thực hiện nghiệp vụ vay nông nghiệp
Biểu đồ 5.23: Biểu thị tỷ lệ khách hàng sẽ tiếp tục thực hiện vay nông nghiệp tại Ngân Hàng TMCP Phát Triển Mekong
tỉnh An Giang giai đoạn 2010-2011
Trong các nguyên nhân đã được đặt ra thì yếu tố lãi suất và giải ngân nhanh chính là hai yếu tố làm cho khách hàng của MDB muốn thay đổi ngân hàng để thực hiện vay nông nghiệp (cùng chiếm tỷ lệ 25,71%), theo ý kiến thu thập được từ khách hàng này thì nếu các ngân hàng khác có mức độ lãi suất ưu đãi hơn so với MDB, đồng thời khả năng giải ngân nhanh hơn so với MDB thì họ sẵn sàng thay đổi vay nông nghiệp tại ngân hàng khác, vì đối với đối tượng khách hàng này họ cho rằng lãi suất ngân hàng của MDB cao khiến họ khó khăn trong việc thanh toán tiền lãi cho ngân hàng và khả năng giải ngân của ngân hàng vẫn còn chậm làm ảnh đến công việc của khách hàng. Thủ tục cho vay cũng là điều mà ảnh hưởng đến việc quyết định thay
đổi ngân hàng để thực hiện vay của đối tượng khách hàng này chiếm tỷ lệ
20%, theo một số khách hàng đánh giá thì thủ tục cho vay của MDB còn nhiều phức tạp, thời gian thực hiện thủ tục vay là 2 ngày làm ảnh hưởng đến công việc của khách hàng, do đó nếu có một ngân hàng nào khác thực hiện thủ tục đơn giản hơn thì sẽ tiến hành thay đổi ngân hàng để thực hiện vay nông nghiệp. Vị trí thuận tiện của nơi giao dịch cũng là một trong những yếu tố làm cho khách hàng quyết định thay đổi ngân hàng để thực hiện vay nông nghiệp (chiếm tỷ lệ 20%), nếu như gần nơi sản xuất và sinh sống của khách hàng có một ngân hàng để thực hiện vay nông nghiệp thì họ sẽ thay đổi vì khi thực hiện tại ngân hàng gần nhà sẽ thuận tiện cho người nông dân hơn, họ có thể đến hỏi các thông tin về vay nông nghiệp khi cần dễ dàng hơn so với các ngân hàng ở các vị trí xa nhà hơn. Cung cách phục vụ của nhân viên cũng là điều ảnh hưởng đến quyết định thay đổi ngân hàng để thực hiện vay nông nghiệp (chiếm tỷ lệ 8,57%) theo các khách hàng này thì một số nhân viên ngân hàng MDB chưa vui vẻđối với họ khi họđến ngân hàng thực hiện vay, bên cạnh đó một số nhân viên tín dụng của MDB chưa tận tình hướng dẫn khách hàng thực hiện hồ sơ vay, nên các khách hàng này có ý định thay
đổi ngân hàng để thực hiện vay nông nghiệp nếu ngân hàng sẽ đến có đội nhũ nhân viên thực hiện chu đáo, vui vẻ, quan tâm đối với khách hàng. Hình thức khuyến mãi cũng được khách hàng lựa chọn làm nguyên nhân khiến họ
thay đổi ngân hàng để thực hiện nghiệp vụ vay nông nghiệp (chiếm tỷ lệ
5,71%), hiện tại MDB chưa thực hiện một chương trình khuyến mãi nào đối với nghiệp vụ vay nông nghiệp, mà theo các khách hàng thì họ cũng rất quan tâm đến chương trình khuyến mãi khi thực hiện vay tại ngân hàng, nếu các ngân hàng khác có chương trình khuyến mãi nhiều hơn thì họ sẽ suy nghĩ đến việc thực hiện vay nông nghiệp tại các ngân hàng đó.
Tóm lại: Tỷ lệ khách hàng của MDB quyết định thay đổi ngân hàng để
thực hiện vay nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao hơn so với khách hàng sẽ ở lại,
điều này là vấn đề không tốt cho ngân hàng, vì khả năng mất đi một lượng khách hàng trong tương lai của MDB là nhiều, vì thế đỏi hỏi ngân hàng cần thay đổi các điều mà khách hàng chưa hài lòng đối với ngân hàng để họ tiếp tục thực hiện vay tại MDB.
tỉnh An Giang giai đoạn 2010-2011
Tóm tắt:
Việc lập kế hoạch Marketing dựa trên các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng những thông tin từ khách hàng là nguồn thông tin chính để tạo ra một kế hoạch thành công, vì khách hàng là đối tượng chính sử dụng sản phẩm của mình. Trong đề tài ta nghiên cứu đánh giá người nông dân trong địa bàn thành phố Long Xuyên về vay nông nghiệp thu được kết quả như sau:
Đối với đối tượng khách hàng không là thành viên của MDB (15 đáp viên) thì ta thấy sự gắn bó và sự tin tưởng của họđối với ngân hàng của mình trong thực hiện vay nông nghiệp là rất cao, chính sự tận tình hướng dẫn khách hàng của cán bộ tín dụng và các yếu tố lãi suất… đã tạo nên sự hài lòng cho khách hàng của họ,
điều này đòi hỏi MDB phải học hỏi mà đưa ra các kế hoạch Marketing tốt hơn có thể cạnh tranh đối với các ngân hàng khác.
Đối với các khách hàng của MDB (35 đáp viên) thì sự tận tình của cán bộ tín dụng, lãi suất ưu đãi, các chương trình khuyến mãi… là các vấn đề mà đối tượng khách hàng của ngân hàng quan tâm và đây cũng là các nguyên nhân chính làm cho khách hàng có quyết định thực hiện nghiệp vụ tại ngân hàng hay không? Từ
những kết quả thu được từ khách hàng của MDB để biết được các thông tin đánh giá của họ về khả năng thực hiện nghiệp vụ vay nông nghiệp của ngân hàng để đưa ra các kế hoạch phù hợp hơn với nhu cầu của khách hàng.
tỉnh An Giang giai đoạn 2010-2011
CHƯƠNG 6: LẬP KẾ HOẠCH MARKETING
Qua chương 5 ta thấy được sự đánh giá của khách hàng đối với nghiệp vụ vay nông nghiệp của Ngân Hàng TMCP Phát Triển Mekong, bên cạnh đó ta biết được sự
quan tâm của họđối với vấn đề nào khi thực hiện nghiệp vụ tại ngân hàng. Ở chương 6 này sẽ tiến hành lập kế hoạch Marketing cho nghiệp vụ vay nông nghiệp dựa trên các kết quả của chương 5 và các phân tích môi trường bên ngoài và nội bộ ngân hàng.
6.1 Cơ sở hình thành kế hoạch:
An Giang là một thị trường lý tưởng để thực hiện cho vay nông nghiệp, với ngành nghề chủ lực của vùng là nông nghiệp, trên địa bàn tỉnh thì số lượng người tham gia vào nông nghiệp chiếm tỷ lệ 72% trong dân số cả tỉnh, vì vậy việc thực hiện cho vay nông nghiệp tại địa bàn luôn thu hút các ngân hàng lớn nhỏ đến thực hiện kinh doanh tại vùng, với các chương trình khuyến mãi, quảng bá sản phẩm, và các chương trình sản phẩm nhằm thu hút khách hàng.
Ngân Hàng TMCP Phát Triển Mekong là ngân hàng bắt nguồn từ tỉnh, với các kinh nghiệm về địa bàn và các chính sách nhằm hỗ trợ người nông dân tỉnh nhà nên cũng được khách hàng ở địa bàn quan tâm và thực hiện nghiệp vụ tại ngân hàng. Tuy nhiên, với các yếu thế về tài chính và đội ngũ nhân viên chưa được tốt nên sức cạnh tranh của ngân hàng so với các ngân hàng khác chưa cao, đòi hỏi ngân hàng cần có những chính sách Marketing nhằm thu hút với khách hàng của mình, với việc chú trọng sự phù hợp nhu cầu của khách hàng.
Ở chương 5 chúng ta thấy được đánh giá của khách hàng đối với nghiệp vụ vay nông nghiệp của ngân hàng, ta thấy có nhiều điều ngân hàng chưa thực sự tạo thõa mãn cho khách hàng, bên cạnh đó sự giới thiệu các sản phẩm nghiệp vụ của ngân hàng đến với khách hàng chưa thực sự tốt, các chiến lược đưa ra sẽ dựa trên đánh giá của khách hàng mà bám sát vào đểđề ra kế hoạch.
Bên cạnh đó việc phân tích các yếu tố thuận lợi và khó khăn, các cơ hội và nguy cơ ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch Marketing cho nghiệp vụ thể hiện trên ma trận SWOT để từđó mà đưa ra các kế hoạch Marketing cho nghiệp vụ vay nông nghiệp của ngân hàng.
6.2 Tôn chỉ hoạt động:
Trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu về lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Việt Nam, đó là mục tiêu mà ngân hàng đang hướng đến trong thời gian tới,
để thực hiện được mục tiêu đó ngân hàng đã đưa ra các phương hướng thực hiện trong thời gian tới:
tỉnh An Giang giai đoạn 2010-2011
Tiếp tục phát huy lợi thế về cung cấp tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đồng thời từng bước mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ với nhiều loại hình sản phẩm, dịch vụ.
Thành lập công ty trực thuộc để mở rộng đầu tưđa dạng nhằm tăng thu nhập
Đẩy mạnh nguồn thu dịch vụ bằng cách phát triển nhiều loại hình như: bản lãnh thanh toán, thu chi, thu ủy thác và đại lý, thu từ nghiệp vụ tư vấn, chiết khấu, liên kết với công ty bảo hiểm để thu phí liên kết…,
Tiếp tục hoàn thiện quy chế, quy trình quản lý, các văn bản quy phạm nghiệp vụ và văn bản định chế để góp phần nâng cao hoạt động quản lý điều hành ngân hàng.
6.3 Phân tích môi trường Marketing: 6.3.1 Phân tích môi trường bên ngoài:
6.3.1.1 Các yếu tố chính trị pháp luật:
Trong những năm gần đây, Chính phủ đã ban hành một số chính sách có ý nghĩa quan trọng đối với nghiệp vụ vay nông nghiệp, nó quy định rõ các vai trò và quyền lợi của các chủ thế tạo nên sự an tâm cho khách hàng khi thực hiện nghiệp vụ vay nông nghiệp, bên cạnh đó còn giúp cho ngân hàng dễ dàng tiếp cận khách hàng. Sau đây là một số văn bản pháp quy của chính phủ tạo nên các ảnh hưởng tốt, hỗ trợ phần nào cho việc thực hiện dễ dàng nghiệp vụ vay nông nghiệp của MDB:
Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 sửa đổi, bổ
sung một sốđiều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự
phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của thống đốc NHNN.
Sửa đổi khoản 1 điều 1 Quyết định số 11/2006/QĐ-NHNN ngày 17/03/2006 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi Phụ lục số 3 Quy
định về hệ thống mã ngân hàng dùng trong giao dịch thanh toán qua NHNN ban hành kèm theo Quyết định số 02/2006/CT-NHNN ngày 18/01/2006 của Thống đốc NHNN
Quyết định số 618/QĐ-NHNN ngày 25/03/2010 của Thống đốc NHNN ởđiều 1 có quy định mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 8,0%/năm có hiệu lực từ ngày 01/02/2010 và thay thế Quyết định số
353/QĐ-NHNN ngày 25/02/2010 của Thống đốc NHNN về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam.
tỉnh An Giang giai đoạn 2010-2011
vay trên số tiền vay và thời gian vay thực tế với các khoản vay của hộ
gia đình, chủ trang trại, cá nhân, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp vay vốn ngắn hạn, trung hạn bằng đồng Việt Nam để mua máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Tại điểm a khoản 4 điều 2 quy định số 02/2010/TT-NHNN ngày 22/01/2010 của Thống đốc NHNN về việc cho vay mức tiền tối đa đối với các sản phẩm máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất, chế biến nông nghiệp, các sản phẩm vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp: Mức tiền vay tối đa bằng 100% giá trị hàng hóa; mức tiền cho vay cụ thể do ngân hàng thương mại, công ty tài chính xem xét quyết định theo cơ
chế cho vay thông thường.
Thông tư số 07/2010/TT-NHNN ngày 26/02/2010 quy định về
cho vay bằng đồng Việt Nam theo lãi suất thảo thuận của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
Quyết định số 2588/QĐ-NHNN chấp thuận việc đổi tên Ngân hàng TMCP Mỹ Xuyên thành Ngân hàng TMCP Phát triển Mekong.
Ngày 10/12/2009 Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định chập thuận cho phép mở 03 Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh, TP.Cần Thơ, và Sa
Đéc trực thuộc Ngân hàng Phát triển Mekong.
Nghị định 141/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính Phủ với mức vốn pháp định đối với ngân hàng thương mại cổ phần là 1.000 tỷđồng. Qua đó, ta thấy bằng việc đưa ra các văn bản đã ảnh hưởng phần nào
đến MDB trong quá trình thực hiện nghiệp vụ bằng việc đưa ra các chính sách nhằm hỗ trợ lãi vay cho nông dân giúp cho việc thuận lợi hơn trong khi vay tại ngân hàng của người nông dân và tạo cho ngân hàng có những cơ sở đểđưa ra các chính sách nhằm thu hút khách hàng dễ dàng hơn, tạo sự thuận tiện và ưu đãi hơn cho khách hàng trong việc thực hiện nghiệp vụ vay nông nghiệp để có nguồn vốn sản xuất và từ đó giúp ngân hàng có những chính