An Giang là một tỉnh với nền kinh tế nông nghiệp mạnh, với diện tích nông nghiệp chiếm 280.658 ha trong tổng số 353.676 ha đất tự nhiên, trong
đó chủ yếu là: trồng lúa, hoa màu, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Trong năm vừa qua mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn vẫn có những tiến triển tốt:
Năng suất lúa bình quân đạt 5,72 tấn/ha. Hoa màu thu hoạch
tỉnh An Giang giai đoạn 2010-2011
Đối chăn nuôi thì đàn gia cầm của tỉnh đạt 4,35 triệu con (tăng 1,2% so cùng kỳ), trong đó đàn thủy cầm 3,5 triệu con, tăng trên 3% so cùng kỳ; đàn heo 175 ngàn con, tăng 3,4% so năm 2008, đàn trâu - bò vẫn phát triển ổn định khoảng 77 ngàn con, tăng 3% so cùng kỳ.
Đối với thủy sản thì tuy có sự giảm so với năm 2008 vì ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nhưng tình hình sản xuất về nuôi trồng thủy sản không chịu ảnh hưởng nhiều, với diện tích đang nuôi cả năm khoảng 2.550 ha (kể cả diện tích ươm nuôi giống), và sản lượng thuỷ
sản nuôi cả năm đạt 285.625 tấn.
Æ Với các kết quảđạt được có thể nói năm vừa qua nền kinh tế nông nghiệp
đã đóng góp một phần không nhỏ vào nền kinh tế của tỉnh, vì thế tạo tiền đề
cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp trong năm 2010, và việc đẩy mạnh việc huy động nguồn vốn để sản xuất của người nông dân cũng sẽ tăng lên, và đây là dấu hiệu tích cực cho việc kinh doanh nghiệp vụ vay nông nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang.
Trên địa bàn tỉnh An Giang có nhiều ngân hàng tiến hành khai thác thị
truờng tiềm năng này, hầu như các ngân hàng đã từng bước phát triển hệ
thống của mình trên khắp các thành phố, thị xã, huyện thị của An Giang, với tên tuổi của các ngân hàng lớn như: Agribank, Vietcombank, Vietinbank, Sacombank… và sắp tới là sự xâm nhập của các ngân hàng ngoài nuớc tạo nên sự cạnh tranh mạnh về lĩnh vực cho vay trên địa bàn.
Nhìn chung An Giang là một thì truờng đầy tiềm năng cho việc kinh doanh nghiệp vụ vay nông nghiệp, tuy nhiên vì đây là một thị truờng tiềm năng nên các ngân hàng khác cũng đang từng bước thực hiện khai thác thị
truờng này. Vì vậy, kho tiến hành lập kế hoạch Marketing cho nghiệp vụ vay nông nghiệp cho MDB đòi hỏi cần chú trọng đến việc tạo nên một sản phẩm tốt hơn, phù hợp với khách hàng mình hơn nhằm mang tính cạnh tranh so với các đối thủ trên địa bàn.