Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu quản lý và khai thác:

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CẢNG BIỂN VIỆT NAM (Trang 75 - 78)

III. Cụm cảng miền Nam

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CẢNG BIỂN VIỆT NAM VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG THỰC TIỄN

3.3.2. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu quản lý và khai thác:

- Đối với cán bộ quản lý:

Việc đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý phải đảm bảo đồng bộ và chất lượng. Trong quản lý, phải đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo các tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhâp. Đây là một yêu cầu hết sức quan trọng bởi vì hoạt động của cảng biển liên quan rất nhiều tới các nước ngoài, nên đòi hỏi việc quản lý cảng biển phải bắt kịp với kiến thức chung của thế giới.

Trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, phải giáo dục ý thức, đẩy lùi nạn tham nhũng tiêu cực. Vì việc quản lý cảng biển chủ yếu do các công ty nhà nước tiến hành, tham nhũng lại là một trong những vấn đề nổi cộm trong co quan Nhà nước hiện nay.

Thủ tướng

Cơ quan điều tiết

Bộ GTVT Bộ KHĐT Bộ TC

Cơ quan giám sát

Cục Hàng hải VN

UBND cấp tỉnh Cảng vụ hàng hải cho Cảng biển loại I Phòng quản lý cảng biển Bộ phận quy hoạch Thanh tra bến Bộ phận cơ sở vật chất và bất động sản Bộ phận tài chính Bộ phận kỹ thuật

Nhà khai thác cảng Bên nhận chuyển nhượng, bên thuê, các bên khác

Cuối cùng, các cán bộ quản lý phải là những người có năng lực, có đạo đức, phẩm chất tốt, có lối sống lành mạnh.

- Đối với đội ngũ công nhân cảng:

Nâng cao ý thức trách nhiệm đối với công việc của đội ngũ công nhân, đồng thới phát huy tính chủ động sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ.

Hệ thống trả công, phúc lợi, phần thưởng phải rõ ràng, công khai, công bằng theo đúng năng lực thực sự của từng người, theo năng suất lao động của họ.

Tăng cường liên kết với các tổ chức quốc tê, các trường Đại học nước ngoài nhằm đào tạo các kỹ năng nghiệp vụ, các kiến thức mới cho đội ngũ công nhân, đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế.

KẾT LUẬN

Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đang từng bước chuyển mình, nhằm đưa nền kinh tế quốc gia đi lên cùng thế giới. Việc phát triển cơ sở hạ tầng cảng biển một cách đồng bộ, trình độ tiên tiến, tiêu chuẩn hiện đại đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội vừa là điều kiện, vừa là nội dung cơ bản của sự nghiệp CNH – HĐH đất nước, tạo cơ sở quan trọng cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển bền vững kinh tế đất nước. Bản thân cảng biển không phải chỉ là nơi sản xuất hàng hoá mà chủ yếu còn là thước đo mức phát triển kinh tế mỗi vùng, là dấu hiệu về sự mở rộng giao lưu quốc tế và biểu hiện mức hấp dẫn đối với tàu biển. Do đó, đầu tư xây dựng hệ thống cảng biển Việt Nam hiện đại và hoạt động với hiệu quả cao là nhu cầu cần thiết và là trách nhiệm lớn lao của những nhà hoạch định chính sách và cơ quan quản lý nhà nước.

Những năm qua, đầu tư phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế, là nguyên nhân dẫn tới việc đầu tư phát triển cảng biển chưa thực sự mang lại hiệu quả xứng với tiềm năng. Việc thực hiện các giải pháp đảm bảo tính đồng bộ, hệ thống, sẽ góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cảng biển, nâng cao vị thế của cảng biển nước ta trong khu vực và trên trường thế giới, như trong Nghị quyết IV của TW khoá X về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 đã xác định: “Nước ta phải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, trên cơ sở phát huy tiềm năng từ biển, phát triển toàn diện các ngành nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn.”

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CẢNG BIỂN VIỆT NAM (Trang 75 - 78)