Cơ sở hạ tầng cảng biển bao gồm kết cấu kiến trúc vật thể trên bờ và dưới nước được đầu tư xây dựng nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động kinh doanh khai thác và quản lý của cảng biển: kho bãi, cầu cảng, nhà xưởng, vùng nước trứơc cầu cảng, vùng neo đậu, luồng ra vào cảng, các công trình phục vụ cho công tác quản lý hoạt động của cảng…
Cơ sở hạ tầng dịch vụ là yêu tố mang tính chất quyết định tới sự phát triển của cảng biển. Một cảng biển hiện đại, hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư trước hết được thể hiện qua việc đầu tư xây lắp và mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của cảng biển.
Bảng 2.5: Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng hệ thống cảng biển
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm Xây lắp Các kiến thiết cơ bản khác
2001 578,5 212
2002 1012 265,3
2004 1783,4 968,1
Nguồn: Cục Hàng hải Việt Nam
Những năm qua, đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống cảng biển không ngừng được Nhà nước quan tâm, không ngừng tăng qua các năm. Một số bến cảng của Chùa Vẽ (Hải Phòng), cảng Tiên Sa (Đà Nẵng), Tân Cảng, VICT, Bến Nghé, Tân Thuận (TP. Hồ Chí Minh) đã trang bị một số phương tiện thiết bị xếp dỡ hiện đại, chuyên dụng container.
Để đáp ứng nhu cầu vận chuyển ngày một lớn và đa phương thức, cảng biển Việt Nam đã và đang được chú trọng đầu tư vào việc xây dựng và nâng cấp cảng chuyên dụng, cảng tổng hợp nước sâu, cảng trung chuyển quốc tế.
► Đầu tư xây dựng nâng cấp cảng chuyên dụng
Việc chú trọng đầu tư xây dựng các cảng chuyên dụng chủ yếu do các ngành công nghiệp dầu, than và xi măng và một số ngành khác thời gian qua chủ yếu là đầu tư nâng cấp, xây thêm cầu bến, kho bãi, mở rộng và nối dài cầu cảng, mua sắm thêm trang thiết bị xếp dỡ nhằm nâng cao năng lực thông qua và tăng khả năng đón tàu có trọng tải lớn vào làm hàng. Hầu hết các cảng chuyên dụng này đã được xây dựng từ giai đoạn trước song không phát huy hết công suất thiết kế, tính trung bình hầu hết các cảng chuyên dụng trong nước hoạt động bình quân chỉ hết 50% công suất, một nửa trong số đó chỉ khoảng 20-30%, thậm chí có trường hợp bỏ không. Khắc phục tình trạng đó cần thiết phải đầu tư nâng cấp cải tạo cầu cảng, luồng lạch, kho bãi, hiện đại hoá phương tiện, nâng cao chất lượng làm hàng…nhằm nâng cao năng lực phục vụ thu hút được các tàu có trọng tải lớn phục vụ cho các khu công nghiệp đang ngày càng phát triển ở khắp cả nước.
Bảng 2.6: Đầu tư nâng cấp một số cảng chuyên dụng
Tên cảng Vị trí tỉnh Tổng vốn đầu tư (tỷ) Năng lực thông qua (tr T) Cỡ tàu vào cảng (DWT)
Cảng than Hòn Gai Quảng Ninh 12 1,0-1,2 15.000
Cảng dầu B 12 Quảng Ninh 15 1,5-2,0 30.000
Cảng dầu Thượng Lý Hải Phòng 7 0,4 3.000
Cảng dầu Mỹ Khê Đà Nẵng 8,5 0,5 3.000
Cảng xăng dầu Petec TP. HCM 6,5 0,6 30.000
Cảng xăng dầu Nhà Bè TP. HCM 17 3,0 30.000
Cảng dầu khí Vietxo Petro Bà Rịa-Vũng Tàu 12 0,4-0,6 10.000 Cảng xi măng Sao Mai-Cát Lái TP. HCM 6 0,5-1,0 20.000 Cảng xi măng Chinh Phong Hải Phòng 8,5 0,4-0,6 10.000
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
► Đầu tư xây dựng cảng tổng hợp nước sâu
Việc xây dựng và phát triển hệ thống cảng biển, đặc biệt là cảng nước sâu đang là nhu cầu cấp thiết để phát triển kinh tế Việt Nam. Hiện nay, các cảng biển nước sâu đang được triển khai theo quy hoạch phát triển ngành đã được phê duyệt như sau:
Bảng 2.7: Đầu tư xây dựng một số cảng
Cảng Tổng vốn đầu tư
(tỷ đồng)
Độ sâu (m nước)
Cỡ tàu vào cảng (thiết kế) (Nghìn DWT) Cái Lân 1.409 13 50 Đà Nẵng 2.000 10-17 50 Dung Quất 1.890 13 200 Phú Mỹ 564 12 50 Bến Đình - Sao Mai 325 6.5-7 30 Cái Mép - Thị Vải 2.530 15 80
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
► Đầu tư xây dựng cảng trung chuyển quốc tế
Đất nước không có cảng trung chuyển quốc tế, các doanh nghiệp hàng hải không có được lợi thế và cơ may để có thể chủ động mở rộng tầm hoạt động kinh doanh, thâm nhập vào thị trường vận tải biển thế giới. Sức cạnh tranh của nền kinh tế bị thách thức không chỉ một lần, bởi cả khâu đầu vào và đầu ra đều chịu thua thiệt. Vì vậy, đầu tư xây dựng cảng trung chuyển quốc tế là một yêu cầu cấp thiết của ngành GTVT nước ta nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung.
Hơn nữa, với những tiến bộ vượt bâc của KHCN và xu hướng toàn cầu hoá, cách mạng hoá, cơ cấu, hình thức vận tải biển đã có những thay đổi đáng kể, đã xuất hiện những con tàu với trọng tải hàng trăm ngàn tấn và các cảng trung chuyển quốc tế có chức năng thu gom hàng hoá trong khu vực và phân loại và chuyển sang các loại tàu chuyên tuyến với mục đích hàng hoá được vận chuyển khắp mọi nơi trong thời gian nhanh nhất, chi phí rẻ nhất, đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
Chính vì vậy, ngành Hàng hải đã chủ trương nghiên cứu, xây dựng cảng trung chuyển quốc tế đầu tiên tại Việt Nam trên khu vực vịnh Vân Phong – Khánh Hoà với quy mô cho tàu trọng tải 50 000 – 10 0000 DWT, khả năng hàng hoá thông qua 2,5 – 3 triệu TEU vào năm 2010 và 4 – 4,5 triệu TEU vào năm 2020.
Theo báo cáo tiền khả thi, việc đầu tư xây dựng sẽ được chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn đầu đến 2005 sẽ đầu tư 2 cầu cảng sâu 16m, trị giá khoảng 105 triệu USD, giai đoạn 2 sẽ phát triển các cầu tàu và các KCN, các khu kinh tế mở. Tính tổng mức đầu tư dự kiến cho tất cả các cầu tàu khoảng 3-4 tỷ USD với khả năng xây dựng 30,2 km cầu tàu.
Cùng với việc đầu tư vào xây dựng cảng, đầu tư cho xây dựng các kiến thiết cơ bản khác cũng rất quan trọng. Bao gồm kho, bãi để hàng, các trung tâm quản lý giám sát cảng, văn phòng ban quản lý cảng, trụ sở điều hành cảng vụ…Trong giai đoạn ngành hàng hải bắt đầu phát triển thì việc đầu tư cho các cở sở hạ tầng ban đầu là rất cần thiết.
Nói đến đầu tư cảng biển, chúng ta không thể không kể đến việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông phục vụ cảng. Đó là các tuyến đường bộ, đường sắt, đường sông, đường hàng không nối với các cảng. Thời gian qua, đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông nhất là các tuyến đường nối với cảng đều được quan tâm đầu tư.
- Cụm cảng Cái Lân - Hải Phòng: đã được đầu tư xây dựng nâng cấp các tuyến đường quốc lộ quan trọng nối cảng với các thành phố lớn và vùng phụ cận như quốc lộ 5, quốc lộ 10, quốc lộ 18 với quy mô từ 2 – 4 làn xe; tuyến vận tải đường sông quốc gia nối liền với các cảng như tuyến Hải Phòng – Hà Nội, Quảng Ninh - Hải Phòng - Hà Nội - Việt Trì, đây là những tuyến vận tải sông chính của đồng bằng Bắc Bộ chiếm hầu hết khối lượng vận tải sông phía Bắc; đường sắt có tuyến Hà Nội - Hải Phòng, Kép – Bãi Cháy và đang có kế hoạch xây dựng tuyến nôi Yên Viên - Phả Lại đi tiếp cảng Cái Lân; về hàng không có sân bay quốc tế Nội Bài và sân bay nội địa Cát Bi.
Các cảng này có vị trí thuận lợi nằm ở trung tâm đất nước gần các trục giao thông quốc gia như quốc lộ 1A, đường sắt Thống Nhất và đường Hồ Chí Minh. Các tuyến quốc lộ 49 nối các huyện phía Tây Thừa Thiên Huế với cảng Chân Mây và Thành phố Huế cũng được nâng cấp cải tạo đạt cấp IV – 2 làn xe.
- Cụm cảng TP. Hồ Chí Minh:
Đây là cụm cảng nằm sâu trong nội địa gắn liền với khu công nghiệp và khu chế xuất của TP. HCM, vì nằm trong khu vực thành phố nên các tuyến đường bộ nối vào cảng (nằm ngoài phạm vi thành phố) khá thuận lợi do bản thân TP. HCM là đầu mối giao thông vô cùng quan trọng. Các tuyến đường đều được đầu tư xây dựng nâng cấp cải tạo từ 4 đến 6 làn xe như quốc lộ 1A, quốc lộ 13, quốc lộ 20, quốc lộ 51, đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam…