Xâydựng mô hình quản lý và khai thác cảng biển hiệu quả

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CẢNG BIỂN VIỆT NAM (Trang 71 - 75)

III. Cụm cảng miền Nam

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CẢNG BIỂN VIỆT NAM VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG THỰC TIỄN

3.3.1. Xâydựng mô hình quản lý và khai thác cảng biển hiệu quả

Hiện nay, hình thức quản lý phổ biến trong hệ thống cảng biển Việt Nam là Nhà nước đóng vai trò quản lý, xây dựng định hướng, quy hoạch phát triển cảng biển, sở hữu, bảo trì các công trình cảng nhưng không tham gia vào các hoạt động kinh doanh, khai thác, dịch vụ tại cảng. Còn các công ty thuộc khu vực tư nhân, các công ty liên doanh thực hiện các hoạt động kinh doanh, khai thác và trả phí sử dụng các công trình trong cảng, các dịch vụ trong cảng. tiến hành khai thác cảng biển.

Trong xu thế của chung là thu hút sự tham gia của tư nhân vào các hoạt động đầu tư, nhất là đầu tư cơ sở hạ tầng, sự tham gia của khu vực tư nhân trong lĩnh vực kinh doanh, khai thác cảng biển ngày càng được mở rộng. Chính điều này làm cho việc khai thác và quản lý có nhiều đổi mới, đặc biệt là trong việc xây dựng mô hình phải lựa chọn sao cho mang lại hiệu quả cao nhất.

Trong các mô hình đó, phải đảm bảo Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động quản lý cơ sở hạ tầng cảng biển. Nhà nước quyết định các chính sách phát triển và trực tiếp đầu tư, trên cơ sở các quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt. Các doanh nghiệp trực tiếp khai thác trên cơ sở các quyết định của Nhà nước và phải nộp đầy đủ phí sử dụng cơ sở hạ tầng cho Nhà nước, thực hiện các chính sách của Nhà nước đã đề ra.

Cần khuyến khích đấu thầu khai thác cảng biển, nâng cao chất lượng khai thác cảng biển.

Cùng với hoạt động quản lý, phải tăng cường chức năng kiểm tra, giám sát của Nhà nước, đảm bảo tính đồng bộ, hệ thống trong thực hiện định hướng, chính sách đã đề ra.

Đối với các công trình liên doanh, Nhà nước quản lý cơ sở hạ tầng. Việc tính toán khấu hao, lợi nhuận phân phối phải theo tỷ lệ góp vốn và Luật đầu tư của Việt Nam. Việc xây dựng theo vốn BOT giao cho phía nước ngoài quản lý cảng.

Do việc quản lý cảng còn rất yếu, thiếu sự hợp tác và phối hợp giữa các cảng trong cùng một khu vực nên rất cần có quy định tổ chức như một “ nhạc trường ” để quản lý chung đối với mỗi cụm cảng trong từng khu vực bao gồm đại diện cơ quan quản lý và đại diện các cảng tổ chức. Tổ chức này sẽ đưa ra các quyết định chung như: khung giá, các biểu mẫu chung cho các cảng. Hiệp hội cảng biển Việt Nam (VPA) nên phát huy trách nhiệm của một hiệp hội ngành nghề đứng ra chủ động gánh vác trọng trách quan trọng này.

Việc xây dựng mô hình quản lý cảng trong tình hình hiện nay là rất cần thiết bởi quản lý cảng thích hợp nhằm: Xây dựng quy hoạch cảng biển dài hạn; Quản lý các hợp đồng chuyển nhượng khai thác; Giám sát/duy tu bảo dưỡng kết cấu hạ tầng đầu tư bằng ngân sách nhà nước.

Trong nhóm giải pháp xây dựng mô hình quản lý cảng biển, có 2 giải pháp được đưa ra đó là:

Thứ nhất, thành lập ban quản lý cảng( PMB):

Đối với mỗi loại cảng, cần thành lập một cơ quan quản lý cảng bao gồm: Hội đồng Quản trị, Văn phòng quản lý cảng và Ban quy hoạch. Trong đó, Hội đồng Quản trị và Ban Quy hoạch giúp việc cho Văn phòng quản lý cảng về vấn đề quy hoạch cảng, các vấn đề phát triển cảng. Cơ quan quản lý cảng (PMB) được thành lập nhằm

chịu trách nhiệm về cảng biển. Đối với mỗi loại cảng, cần có một phương thức quản lý phù hợp, chẳng hạn như:

- Đối với cảng biển loại 1AA( Cảng Hòn Gai, cảng Hải Phòng): + Thành lập PMB trên cơ sở nâng cấp cảng vụ hiện tại.

+ Ban quản trị PMB gồm cán bộ từ UBND và các bộ ngành liên quan + Đầu tư tư nhân đóng vai trò quan trọng

- Đối với cảng biển loại 1A(Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Cần Thơ) + Tương tự như loại 1AA

+ Nhưng không kỳ vọng quá nhiều vào đầu tư tư nhân

- Đối với loại 1B( Nghi Sơn,Cửa Lò, Vũng Áng, Chân Mây, Dung Quất, Đồng Nai…):

+ Thành lập PMB nếu có thể

+ Trong trường hợp không thành lập PMB, UBND tỉnh chịu trách nhiệm lập quy hoạch phát triển cảng.

Sơ đồ 3.1: Thành lập PMB

Thứ hai, nâng cấp cảng Vụ:

Việc nâng cấp cảng vụ nhằm phát huy hơn nữa vai trò của cảng Vụ trong phát triển cảng biển, nâng cao trách nhiệm giải trình và tính tự chủ của các doanh nghiệp tư nhân trong kinh doanh khai thác cảng. Dưới cảng vụ có Phòng quản lý cảng biển có các bộ phận như bộ phận quy hoạch, thanh tra, bộ phận cơ sở vật chất và bất động sản, bộ phận tài chính, bộ phận kỹ thuật. Nâng cấp cảng vụ là nâng cao hiệu quả hoạt động của các bộ phận đó, phát huy tôt nhất sự phối kết hợp giữa các bộ phận trong phát triển cảng biển. Việc nâng cấp cảng vụ được thực hiện theo cơ cấu dưới đây:

Thủ tướng CP

Các cơ quan điều tiết

Bộ GTVT Bộ KH Bộ

Các cơ quan giám sát

Cục Hàng hải, Cảng

Cơ quan quản lý cảng

Hội đồng Quản trị

Các Bộ khác liên quan tới chuyển nhượng khai thác UBND tỉnh

Các bên liên quan (bao gồm người sử dụng cảng) Văn phòng quản lý cảng Phòng bất động sản Phát triển kinh doanh Quản lý tài chính Marketing Kỹ thuật Ban Quy hoạch cảng

Công ty khai thác bến, các công ty liên quan khác

Nhà đầu tư, bên thụ hưởng, bên thuê doanh nghiệp BOT

Sơ đồ 3.2: Nâng cấp cảng vụ

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CẢNG BIỂN VIỆT NAM (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w