III. Cụm cảng miền Nam
2.4.1. Kết quả hoạt động ĐTPT hệ thống cảng biển
2.4.1.1. Về vốn đầu tư thực hiện
Khối lượng vốn cho đầu tư XDCB ngành Hàng hải trong giai đoạn 2001 – 2004 đạt khoảng 7764, 25 tỷ đồng trong đó vốn trong nước là 3393,32 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 4370,93 tỷ đồng. Như vậy, so với chỉ tiêu kế hoạch đầu tư cho XDCB trong 5 năm 2001 – 2005 là 14102,3 tỷ đồng (trong đó vốn trong nước là 6460, 3 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 7642,0 tỷ) thì tổng mức đầu tư cho ngành hàng hải chỉ đạt 55,06% (trong nước đạt 52,53%, nước ngoài đạt 57,19%).
Tổng số vốn đầu tư trong 4 năm 2001 – 2004 vào ngành Hàng hải tính riêng cho đầu tư cơ sở hạ tầng thông qua Cục Hàng hải Việt Nam là: 1615,667 tỷ đồng. Trong đó, vốn nước ngoài là: 938,5 tỷ đồng và vốn trong nước là: 677,167 tỷ đồng. So với kế hoạch đề ra thì trong 4 năm 2001 – 2004, tổng mức đầu tư cho Cục Hàng hải Việt Nam đã đạt 34,22% (Nước ngoài: 58,62%; Trong nước: 21,69) so với kế hoạch 5 năm đề ra.
Vốn đầu tư phát triển cảng biển thông qua Tổng công ty Hàng hải Việt Nam trong giai đoạn 2001 – 2004 là 2381,5 tỷ đồng trong đó vốn trong nước là 1025 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 1356,4 tỷ đồng. So với chỉ tiêu kế hoạch 5 năm 2001 – 2005 của Tổng công ty là 4727,9 tỷ đồng (trong đó vốn trong nước là 2178,5 tỷ đồng, vốn nước ngoài là: 2549,4 tỷ đồng), tổng mức đầu tư trong 4 năm đạt 50,37% (trong nước: 47,05%, nước ngoài:53,20%).
2.4.1.2. Về cơ sở hạ tầng cảng biển
Tính đến năm 2004, ngành Hàng hải đã xây dựng được 119 cảng biển với tổng chiều dài toàn tuyến mép bến là 25,617 km (tăng 29 cảng biển so với năm 2000), đầu
tư xây dựng 10 khu chuyển tải, tổng diện tích đất dành cho kho bãi và hoạt động của cảng trên 10 triệu m². Bước đầu hiện đại hoá các phương tiện xếp dỡ, quy hoạch và sắp xếp lại kho bãi, xây dựng và nâng cấp thêm các cầu cảng.
Bảng 2.10:Cơ sở hạ tầng cảng biển Việt Nam năm 2003
Cảng Diện tích kho bãi (m²)
Sản lượng (nghìn tấn) Năng suất bình quân Kho mái Kho bãi Năng
lực Thực tế T/m cầu tàu 9 cảng vinamarine + 20 cảng khác (2003) 1310350 1854911 1995 1045,880 3200 63% 12987 Các cảng VPA – 40 cảng (2003) 1689541 1897545 106000 64000 3000 50% 21000 Toàn bộ cảng biển (2003) 3843949 4183296 228000 113000 1300-3000 50-60% 25617
Nguồn: Viện kinh tế - Bộ GTVT
Một số cảng đã và đang được nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới như: Cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân, cảng Đà Nẵng, cảng Nha Trang, cảng Cần Thơ…Đặc biệt là trong năm 2004, cảng Cái Lân (Quảng Ninh) đã được hoàn thành và bắt đầu được đưa vào sử dụng. Đây là lần đầu tiên một cảng biển được xây dựng đồng bộ với trang thiết bị bốc dỡ hiện đại cho phép tàu 4 vạn tấn vào làm hàng thực hiện chuyển giao thành công công nghệ tiên tiến của Nhật Bản trong xây dựng cảng biển.
- Cảng Cái Lân: Xây dựng mới 3 cầu cảng 5,6,7 cho hàng tổng hợp container với tổng chiều dài 680 cho tàu trọng tải 40.000 DWT. Nâng tổng công suất thông qua cảng hiện nay (bao gồm cả bến số 1) là 3,5 – 4 triệu tấn/ năm (kể cả hàng container).
- Cảng Hải Phòng: Đang triển khai dự án cải tạo và nâng cấp luồng tàu cho tàu 10.000 DWT, xây dựng 2 bến container tại Chùa Vẽ, nâng công suất toàn cảng Hải Phòng lên 11,8 – 15,6 triệu tấn/ năm vào năm 2010.
- Cảng Nghi Sơn: Hoàn thành xây dựng 01 bến dài 160 m cho tàu 10.000 DWT, công suất thông qua 0,5 triệu T/năm.
- Cảng Cửa Lò: Đang được đầu tư mở rộng và nâng cấp bến và luồng tàu thông qua 1,5 triệu T/năm. Hiện đang triển khai xây dựng bến số 2 cho tàu 45.000 DWT.
- Cảng Hòn La - Quảng Bình: Đang triển khai xây dựng 01 bến chuyên dụng cho tàu 10.000 DWT, công suất 60.000 tấn năm, phục vụ xuất nhập khẩu cho nhà máy xi măng Thanh Hà (vốn ngân sách địa phương)
- Cảng Chân Mây - Thừa Thiên Huế: Đã hoàn thành xây dựng 01 bến cho 30.000 DWT, công suất 500.000 T/năm (vốn ngân sách địa phương).
- Cảng Tiên Sa – Đà Nẵng: Được nâng cấp bằng nguồn vốn trong nước để xây dựng bến số 5, hiện đang sử dụng vốn ODA để đầu tư sủa chữa bến bãi, xây dựng đê chắn sóng giai đoạn 1, công suất thông qua 2,34 triệu T/năm vào năm 2005, tiếp nhận tàu 30.000 DWT.
- Cảng Dung Quất: Mới đầu tư xây dựng 01 bến dài 160 m, công suất 370.000 tấn năm, cho tàu DWT để phục vụ việc xây dựng NMLD Dung Quất và KCN Dung Quất. Còn cảng chuyên dùng xuất nhập khẩu xăng dầu đang được xây dựng theo dây chuyền cônng nghệ của NMLD Dung Quất
- Cảng Kỳ Hà: phục vụ khu kinh tế mở Chu Lai, hiện mới xây dựng xong cho 1 bến cho tàu 10.000 DWT, đang xây dựng thêm 01 bến cho tàu 30.000 DWT. Công suất thông qua 300.000 T/năm.
- Cảng Nha Trang – Khánh Hoà: Đã hoàn thành xong việc cải tạo và nâng cấp cho tàu 10.000 DWT và xây dựng mới 01 bến mới cho tàu 20.000 DWT. Công suất thông qua 0,85 triệu T/năm.
- Cảng Sài Gòn: Đã hoàn thành cải tạo, nâng cấp bằng vốn ADB, có khả năng tiếp nhận tàu 20.000 – 30.000 DWT, công suất thông qua 15 triệu T/năm.
- Cảng Cần Thơ: Đã hoàn thành cải tạo và nâng cấp có khả năng tiếp nhận tàu 10.000 DWT, công suất thông qua 2,7- 3,5 triệu T/năm.
Tính cho đến nay, hệ thống cảng biển Việt Nam đã được chú trọng rất nhiều để nâng cao số lượng bến, cầu nhằm nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư, tăng tính cạnh tranh của cảng biển Việt Nam.
Bảng 2.11: Hệ thống cảng biển Việt Nam
Tên cảng Số lượng bến (bến) Số lượng cầu (cầu) Tổng chiều dài cầu (m) Quảng Ninh 6 11 1802 Hải Phòng 21 43 5630 Thái Bình 1 4 209 Nam ĐỊnh 1 2 200 Thanh Hoá 3 4 418 Nghệ An 4 10 1000 Hà Tĩnh 2 3 270 Quảng Bình 3 3 295 Quảng Trị 1 2 128
Thừa Thiên Huế 3 4 525
Đà Nẵng 13 28 3731,4 Quảng Ngãi 2 2 160 Quy Nhơn 3 6 1240 Phú Yên 1 1 110 Khánh Hoà 3 3 670 Nha Trang 4 5 562 TP. HCM 24 57 10601 Đồng Nai 6 11 901 Vũng Tàu-Thị Vải 12 36 4049 Cần Thơ 10 11 1116 Đồng Tháp 5 5 453 An Giang 1 1 76 Mỹ Tho 1 1 62 Cà Mau 1 2 165
Kiên Giang 2 2 215
Tổng 133 257 35594,4
Nguồn: Vụ Kết cấu hạ tầng và đô thị - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Hiện nay, hệ thống cảng biển Việt Nam có 160 bến cảng, 305 cầu cảng, tổng chiều dài tuyến bến đạt 36,164km, công suất thông qua hàng hóa khoảng 130 triệu tấn/năm. Như vậy giai đoạn 1999- 2007, quy mô hệ thống cảng biển Việt Nam đã tăng gấp 1,8 lần về chiều dài cầu bến, và tăng gấp hơn 3 lần về công suất thông qua. Tốc độ xây dựng cầu bến, tăng 6% mỗi năm, bình quân mỗi năm xây dựng gần 2 km bến.
Hàng hoá thông qua cảng chủ yếu tập trung vào khoảng 15 bến cảng chính là Tân Cảng, Sài Gòn, Hải Phòng, Bến Nghé, VICT, Quy Nhơn, Cái Lân, Đà Nẵng, Nha Trang… Năm 2006, các cảng xếp dỡ khối lượng hàng hoá chiếm trên 30% về tấn và trên 90% về container trong tổng số hàng hoá thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam. Trong số các cảng này, Tân Cảng là cảng duy nhất chỉ xếp dỡ hàng hoá container và chiếm 50% khối lượng container của toàn quốc.
Như vậy, trong cơ cấu hệ thống cảng biển Việt Nam thì số lượng bến cảng tổng hợp và bến cảng chuyên dùng chiếm chủ yếu, bến container chiếm rất ít, trong khi xu hướng vận chuyển hàng hoá bằng container và nhu cầu sử dụng bến container đang tăng lên rất cao, đặc biệt là tại các cảng khu vực KTTĐ phía Nam.
Về khả năng tiếp nhận của cầu bến, trong toàn bộ hệ thống cảng biển Việt Nam, số lượng cầu cảng có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải trên 5 vạn rất ít, chỉ chiếm 1,15%, chủ yếu là cầu chuyên dụng, không có cầu cảng tổng hợp nào. Cầu cảng khả năng tiếp nhận tàu trọng tải từ 3-5 vạn chiếm 8,84%, từ 2-3 vạn chiếm 8,07%, từ 1-2 vạn chiếm 35,38% và dưới 1 vạn chiếm 46,53%.
Hệ thống giao thông nối với cảng những năm qua cũng được quan tâm đầu tư, làm gia tăng lưu lượng hàng hoá ra vào các cảng cũng như lam gia tăng nhu cầu hàng hoá.
- Luồng tàu vào Hải Phòng: đã được nâng cấp hạ độ sâu từ -4,5 lên -7,3 ở đoạn luồng biển và -5.5 ở đoạn luồng sông và nạo vét mở rộng lên 100m ở đoạn luồng biển và 80m ở đoạn luồng sông, có thể tiếp nhận tàu 10.000 DWT.
- Luồng Cái Lân: Luồng trong đã được nạo vét cho tàu 40.000 DWT ra vào. Công tác quản lý luồng lạch nói chung, hệ thống phao tiêu tín hiệu dẫn luồng nói riêng đã từng bước được hiện đại hoá.
2.4.1.3. Về năng lực phục vụ tăng thêm
Theo quy hoạch năm 1999, cả nước đã hình thành một hệ thống gồm 8 nhóm cảng biển, đã và đang được nâng cấp, mở rộng , đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại, đạt năng suất xếp dỡ ngang tầm khu vực.
Bảng 2.12: Trang thiết bị xếp dỡ hàng hoá chính
STT Cảng Cần cẩu chuyên dụng container Cần cẩu hàng bách hoá (các loại) 1 Cái Lân 2 3 2 Hải Phòng 2 29 3 Vũng Áng - - 4 Chân Mây - 2 5 Tiên Sa 1 - 6 Sài Gòn 2 35 7 Tân Cảng 10 6 8 VICT 4 - 9 Bến Nghé - 2 10 Bà Rịa - Serece - 1 11 Cần Thơ - 4 Nguồn: Tạp chí hàng hải, (1,2), 2008
Những năm qua, khối lượng hàng hoá thông qua cảng biển Việt Nam không ngừng tăng. Xét trong cả giai đoạn 1995- 2007, khối lượng hàng hoá thông qua cảng biển Việt Nam được thể hiện thông qua bảng dưới đây:
Bảng 2.13: Lượng hàng hoá thông qua cảng biển Việt Nam giai đoạn 1995- 2007.
Đơn vị: nghìn tấn Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Khối lượng hàng hoá 34000 36700 45800 56900 72800 83100 91400 103129 114180 127771 139161 154497 181116
Biểu đồ 2.4: Khối lượng hàng hoá thông qua cảng biển Việt Nam giai đoạn 1995-2007
Từ biểu đồ cho thấy, lượng hàng hoá thông qua hệ thống cảng biển không ngừng tăng. Nếu sản lượng hàng hoá thông qua tất cả các cảng biển Việt Nam năm 1995 là 34 triệu tấn thì đến năm 2006 là 154497 nghìn tấn, năm 2007 là 181116 nghìn tấn. Tổng sản lượng hàng hoá thông qua cảng biển giai đoạn 2001 – 2004 đạt khoảng 436.022.654 tấn với tốc độ tăng trưởng bình quân 11,2%/năm, đạt khoảng 81,53% so với kế hoạch 5 năm đã đề ra (534.826.000 tấn). Về cơ cấu hàng hoá thông qua, có thể thấy hàng container chiếm tỷ trọng lớn do một số bến container chuyên dụng có công nghệ bốc xếp hiện đại đã được đưa vào sử dụng. Năm 2004, sản lượng hàng hoá thông qua là 127,725 triệu tấn trong đó hàng container đạt 2.267.051 TEU, tăng 21%; hàng lỏng đạt 51.198.434 tấn, tăng 9,6%; hàng khô đạt 35.465.521 tấn, tăng 7,5%; hàng hoá quá cảnh đạt 9.626.847 tấn, tăng 5%; lượng hành khách qua cảng đạt 503.464 lượt người, tăng 101%, trong đó lượng khách quốc tế du lịch đường biển đạt 419.530 lượt người.
Trong giai đoạn 1999- 2006, tổng khối lượng hàng hoá thông qua cảng biển Việt Nam bao gồm hàng xuất khẩu, nhập khẩu và nội địa tăng hơn 2 lần, với tốc độ 11,36% hàng năm. Trong đó, hàng container tăng 3,35 lần so với tốc độ 18,9%; hàng lỏng tăng gấp 1,3 lần với tốc độ 3,98%, hàng khô tăng gấp 2,42 lần với tốc độ 13,57%; hàng hóa quá cảng tăng gấp 2,28 lần với tốc độ 11,23%; hành khách qua
cảng biển tăng 1,96 lần với tốc độ 23,02%; số lượng tàu thuyền tăng gấp 2 lần với tốc độ 12,37%.
Tới năm 2006, lượng hàng hoá thông qua các cảng 154,498 triệu tấn, đạt 77,2% sản lượng mục tiêu đến năm 2010 của quy hoạch tổng thể (216,27- 255,27 triệu tấn), tương ứng với 78,1- 82,9% so với sản lượng mục tiêu trong các quy hoạch chi tiết (169,27- 197,77 triệu tấn), tăng 11,2% so với năm 2005. Trong đó, hàng container đạt 3,42 triệu TEUs, tăng 11,84% so với năm 2005, riêng tân cảng Sài Gòn đã xếp dỡ 1,47 triệu TEUs. Thực tế, năm 2007 đạt 2,5 triệu TEUs.
Về đặc điểm và chủng loại hàng hoá thông qua cảng như sau:
- Khu vực phía Bắc, khối lượng hàng hoá thông qua cảng biển tăng trưởng hàng năm 18,33% về tấn và 20,69% về container. Năm 2006, các cảng biển khu vực phía Bắc xếp dỡ được khối lượng hàng hoá chiếm 29,34% về tấn và 22,79% về container tổng khối lượng hàng hoá cả nước. Hàng hoá thông qua cảng chiếm tỷ trọng lớn là than và khoáng sản.
- Khu vực miền Trung, khối lượng hàng hoá thông qua cảng biển tăng trưởng hàng năm 8,11% về tấn và 33,5% về container. Năm 2006, các cảng khu vực miền Trung xếp dỡ được khối lượng hàng hóa chiếm 12% về tấn và 2,7% về container tổng khối lượng hàng hoá cả nước. Hàng hoá thông qua cảng chiếm tỷ trọng lớn là vật liệu xây dựng, gỗ cây, gỗ xẻ, gỗ dăm mảnh và các sản phẩm khai thác mỏ.
- Khu vực miền Nam, khối lượng hàng hoá thông qua cảng biển tăng trưởng hàng năm 7,81% về tấn và 18,61% về container. Năm 2006, các cảng biển khu vực miền Nam xếp dỡ được khối lượng hàng hoá chiếm 58,66% về tấn và 74,51% về container tổng khối lượng hàng hoá cả nước. Hàng hoá thông qua cảng chiếm tỷ trọng lớn là nông sản, phân bón, máy móc và linh kiện bao gồm cả linh kiện xe máy, quặng, hàng kim khí, gỗ, gỗ xẻ và các sản phẩm từ các khu công nghiệp… thể hiện quá trình công nghiệp hóa đang diễn ra nhanh chóng ở khu vực này, đặc biệt là vùng KTTĐ phía Nam.
Để thấy rõ hơn về năng lực phục vụ cảng, chúng ta xem xét cụ thể từng nhóm cảng biển như sau:
Nhóm 1: Hiện tại có 5.980m cầu cảng tổng hợp, container và 19 cầu bến chuyên dùng. Năm 2006, hàng hoá thông qua Nhóm 1 đạt 45,327 triệu tấn/năm, xấp xỉ mục tiêu đến năm 2010 (43- 53,5 triệu tấn/năm). Nếu giữ mức tăng trưởng 15- 18%/năm và tốc độ xây dựng cảng như hiện nay, đến năm 2010 toàn nhóm đạt khoảng 70-80 triệu tấn/năm. Hiện tại trong Nhóm I đang xây dựng thêm khoảng 1.409m, nâng tổng số chiều dài cầu cảng lên 7.389m.
Nhóm 2: Hiện tại có 1.704m cầu cảng tổng hợp, container và 5 cầu bến chuyên dùng đang được khai thác và xây dựng, bằng 57% chiều dài cầu cảng được quy hoạch đến năm 2010. Năm 2006 hàng hoá thông qua Nhóm 2 đạt 4,297 triệu tấn năm, thấp hơn so với quy hoạch chi tiết do các cảng chiếm khối lượng hàng hoá lớn như nhà máy lọc dầu số 2 Nghi Sơn chưa đầu tư khai thác.
Nhóm 3: Hiện cí 2.955m cầu cảng tổng hợp, container và 08 cầu bến chuyên dùng, đạt 53- 69% chiều dài cầu cảng được quy hoạch đến năm 2010. Năm 2006 hàng hóa thông qua Nhóm cảng biển số 2 đạt 6,516 triệu tấn/năm.
Nhóm 4: Hiện có 2.465m cầu cảng và 67 cầu bến chuyên dùng. Năm 2006 hàng hoá thông qua nhóm cảng số 4 đạt 7,734 triệu tấn đạt 76% so với dự báo của quy hoạch đến năm 2010, nếu giữ mức tăng trưởng như 4 năm qua (~7%/năm) thì đến năm 2010 toàn quốc nhóm cảng đạt khoảng 10,15 triệu tấn/năm (chưa cảng lượng hàng hoá qua cảng Quốc tế Vân Phong) xấp xỉ với dự báo quy hoạch chi tiết. Hiện đang xây dựng thêm 600m cầu cảng, nâng cấp tổng chiều dài cầu cảng đạt 98% chiều dài cầu cảng được quy hoạch đến năm 2010.
Nhóm 5: Hiện có 10.410m cầu cảng và 67 cầu bến chuyên dùng, bến phao. Năm 2006 tổng khối lượng hàng hoá thông qua khu vực Tp. Hồ Chí Minh- Đồng Nai- Bà Rịa Vũng Tàu là 71,086 triệu tấn/năm (không kể dầu cảng nổi ngoài khơi phục vụ khai thác dầu khí) đã vựơt mục tiêu quy hoạch đến năm 2010 (53 triệu