Giải pháp kêu gọi đa nguồn vốn đầu tư hạ tầng cảng biển

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CẢNG BIỂN VIỆT NAM (Trang 69 - 71)

III. Cụm cảng miền Nam

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CẢNG BIỂN VIỆT NAM VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG THỰC TIỄN

3.2. Giải pháp kêu gọi đa nguồn vốn đầu tư hạ tầng cảng biển

Hiện nay, nhu cầu vay vốn phục vụ cho các dự án đầu tư phát triển cảng của các doanh nghiệp là rất lớn. Tuy nhiên, quy định của các ngân hàng thương mại chỉ cho vay với tỷ lệ nhất định nên các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn đối ứng. Trong giai đoạn 2006 – 2010 và những năm tiếp theo, nhu cầu vốn đầu tư để phục vụ các kế hoạch đầu tư, phát triển mang tính đột phá của hệ thống cảng biển Việt Nam là rất lớn. Do sự hỗ trợ của Nhà nước từ nguồn vốn ngân sách, tín dụng ưu đãi là rất khó khăn, hạn chế nên để đáp ứng được yêu cầu về nguồn vốn đầu tư phát triển HTCB Việt Nam, chúng ta cần xác định phải có dự thay đổi mạnh mẽ, đa dạng với các phương án huy động vốn, với những khả năng, giải pháp huy động vốn như sau:

Tiến hành vay vốn của các ngân hàng thương mại trong nước phục vụ cho chương trình đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cảng biển, tuy nhiên phải có mức lãi suất hợp lý.

Hướng tơi thị trường vốn quốc tế thông qua nhà đầu tư tài chính quốc tế và vay vốn các ngân hàng nước ngoài. Hiện nay, do tình hình kinh tế Việt Nam phát triển rất khả quan và có nhiều triển vọng trong những năm tới, đồng thời việc trái phiếu Chính phủ Việt Nam được phát hành thành công, sau đó được giao dịch rất tốt trên thị trường thứ cấp khiến nhiều nhà đầu tư và các tổ chức tài chính quốc tế lớn đã bắt đầu quan tâm, chủ động tìm kiếm cơ hội đầu tư và cam kết các khoản tín dụng lớn đối với Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam. Đây là điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư cảng có thể huy động nguồn vốn dài hạn với lãi suất hấp dẫn phục vụ cho chương trình đầu tư phát triển của mình.

Thông qua nguồn vốn Chính phủ phát hành trực tiếp trái phiếu quốc tế cho vay lại trái phiếu công ty do các doanh nghiệp tự phát hành. Đây là một giải pháp rất

quan trọng để huy động vốn cho đầu tư phát triển, giảm sức ép về cung ứng từ vốn từ hệ thống ngân hàng, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Cổ phần hoá các doanh nghiệp cảng nhỏ bé để huy động vốn đầu tư các cảng lớn hơn. Doanh nghiệp cổ phần hoá có thể huy động được nguồn vốn lớn từ xã hội và cùng với việc thay đổi sâu sắc cách thức quản lý doanh nghiệp, thay đổi kỹ thuật, công nghệ, kết quả sản xuất kinh doanh sẽ đạt hiệu quả cao.

Hiện đại hoá trang thiết bị bốc xếp thông qua hình thức thuê mua tài chính đối với trang thiết bị bốc xếp cảng biển. Cho thuê tài chính ngày nay đang là một loại hình kinh doanh dịch vụ được ưa chuộng trên thế giới, nhất là ở các nước phát triển. Cho thuê tài chính thực sự là một kênh dẫn vốn trung và dài hạn được đánh giá là khá hữu hiệu tạo điều kiện thu hút vốn cho các đơn vi sản xuất kinh doanh.

Tiến hành liên doanh đầu tư xây dựng, quản lý khai thác cảng với các hãng tàu, tập đoàn khai thác lớn trên thế giới.

Công nghiệp hoá cảng, hình thành các trung tâm phân phối hậu cần: do mức độ toàn cầu hoá ngày càng tăng, nhiều tập đoàn công nghiệp và thương mại tìm cách đẩy các dịch vụ hậu cần ra khỏi công chức năng của mình nên vị trí cảng biển đóng vai trò như một bộ phận chuyển giao hoặc chuyển tải hàng hoá xuất nhập khẩu. Đây là cơ hội tốt để các cảng phát triển vị thế của mình thành các trung tâm dịch vụ hậu cần, thực hiện nhiều hoạt động khác nhau.

Các doanh nghiệp khai thác cảng biển cần phối hợp chặt chẽ để giữ ổn định giá cước nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư và kinh doanh có lãi. Đồng thời, tăng cường hợp tác, giúp đỡ nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh như hỗ trợ về phương tiện thiết bị, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm quản lý, hợp tác kinh doanh…

Trong thời gian tới, vốn ngân sách chỉ tập trung đầu tư cho các công trình công cộng như luồng tàu chạy, đê chắn cát, đê chắn sóng, công trình chỉnh trị ổn định luồng chạy tàu. Cầu bến chủ yếu sẽ kêu gọi các doanh nghiệp tự huy động vốn đầu tư theo các hình thức như công ty liên doanh, công ty cổ phần…theo quy định hiện hành.

Như vậy, đối với các cảng như Lạch Huyện, Vân Phong, ngoài các bến khởi động đã giao cho Tổng công ty hàng hải Việt Nam đầu tư, Thủ tướng cũng đã cho phép kêu gọi các nhà đầu tư khác huy động vốn đầu tư các bến tiếp theo, đáp ứng nhu cầu phát triển KT - XH giai đoạn sau 2010 theo Chiến lược Kinh tế biển của Đảng và Nhà nước.

Bộ GTVT đã đề nghị Nhà nước cấp đủ vốn để thực hiện công tác duy tu bảo dưỡng luồng chạy tàu hàng năm, đặc biệt đối với các luồng chạy tàu quan trọng như luồng Hải Phòng, Cái Lân, Sài Gòn, Vũng Tàu và Định An. Ước tính kinh phí nạo vét duy tu khoảng 150 tỷ đồng/năm.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CẢNG BIỂN VIỆT NAM (Trang 69 - 71)