III. Cụm cảng miền Nam
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CẢNG BIỂN VIỆT NAM VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG THỰC TIỄN
3.1.2. Định hướng quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam
* Về quan điểm và mục tiêu phát triển:
- Tận dụng tối đa lợi thế về điều kiện tự nhiên, phát triển một cách tổng thể, hợp lý hệ thống cảng biển Việt Nam bao gồm: Cảng tổng hợp quốc gia, cửa ngõ quốc tế và đầu mối khu vực tại các vùng miền kinh tế trọng điểm; cảng địa phương, khu bến vệ sinh; cảng chuyên dùng phục vụ trực tiếp cơ sở công nghiệp lớn.
- Phát triển một cách đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng cảng biển bao gồm: vùng đất cảng, vùng nước cảng, mạng kỹ thuật hạ tầng điện nước, thông tin liên lạc, giao thông kết nối với cảng. Chú trọng đảm bảo sự kết nối liên hoàn giữa cảng biển với mạng giao thông quốc gia và các đầu mối giao thông logistic ở các khu vực.
- Ưu tiên đầu tư đi trước một bước trong phát triển cảng biển (đặc biệt là các cảng trung chuyển và cửa ngõ quốc tế). Kết hợp củng cố từng bước vững chắc sự phát triển đột phá đi thẳng vào hiện đại để nhanh chóng hội nhập quốc tế. Coi trọng công tác duy tu, bảo trì, đặc biệt với kết cấu hạ tầng cảng biển, đảm bảo khai thác đồng bộ.
- Hướng mạnh ra biển để tiếp cận nhanh chóng với biển xa, giảm thiểu khó khăn trở ngại về luồng tàu vào cảng; đồng thời kết hợp chặt chẽ và tạo động lực phát triển các khu kinh tế, đô thị ven biển.
- Huy động tối đa mọi nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển cảng biển. Đẩy mạnh xã hội hóa không chỉ với cầu bến mà còn với hạ tầng công cộng cảng biển( luồng tàu, đê chắn sóng, đường giao thông, đường nối với cảng…).
- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển cảng biển với quản lý bảo vệ môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững.
* Về mục tiêu phát triển:
- Phát triển đồng bộ hệ thống cảng biển Việt Nam bao gồm cảng tổng hợp container và chuyên dùng, giữa quy mô cảng và luồng vào cảng. Tạo ra những đầu mối giao thông kinh tế giữa các vùng miền trong cả nước với nước ngoài; đặc biệt chú trọng các cảng nước sâu ở cả ba miền Bắc,Trung, Nam để hình thành những cửa mở lớn vươn ra biển xa, có sức hấp dẫn ảnh hưởng tới địa bàn các nước lân cận trong khu vực để khẳng định ưu thế về kinh tế bỉên của Việt Nam.
- Đáp ứng đầy đủ nhu cầu vận tải biển về cả lượng hàng qua cảng, cỡ, loại tàu đi/đến cảng và chất lượng phục vụ. Đảm bảo tính cạnh tranh trong hội nhập quốc tế so với các cảng trong khu vực; đóng vai trò là động lực trong phát triển các khu kinh tế, công nghiệp, đô thị tại các vùng miền, địa phương ven biển.
- Dự kiến lượng hàng hoá trong giai đoạn quy hoạch:
Năm 2015 khoảng: 480 – 590 triệu T/năm (hàng container 13 – 16 triệu TEU; 1,3 – 1,6 triệu khách du lịch quốc tế và đường bay Bắc Nam.
2020, 820- 1.080, 24-30,1,9-2,42030,1.400- 2.100,58- 80, 4,0-5,9 2030,1.400- 2.100,58- 80, 4,0-5,9
* Những định hướng chính trong quy hoạch phát triển
- Hệ thống cảng biển Việt Nam được chia làm 6 nhóm bao gồm:
Nhóm 1: Nhóm cảng biển phía Bắc bao gồm cảng biển từ QUảng Ninh đến Ninh Bình.
Nhóm 2: Nhóm cảng biển Bắc Trung Bộ bao gồm cảng biển từ Thanh Hoá đến Hà Tĩnh.
Nhóm 3: Nhóm cảng biển Bắc Trung Bộ bao gồm các cảng biển từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi.
Nhóm 4: Nhóm cảng biển Nam Trung Bộ bao gồm các cảng biển từ Bình Định đến Bình Thuận.
Nhóm 5: Nhóm cảng biển Đông Nam Bộ bao gồm các cảng biển của TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và trên sông Soài Rạp của Long An, Tiền Giang.
Nhóm 6: Nhóm cảng biển Đồng bằng sông Cửu Long(ĐBSCL) bao gồm các cảng biển khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long, đảo Phú Quốc và các đảo vùng biển Tây Nam.
- Tập trung xây dựng cảng trung chuyển quốc tế (TCQT) tại Vân Phong Khánh Hoà tiếp nhận tiếp nhận được tàu container thế hệ mới sức chở 9.000 – 15.000 TEU; cửa ngõ quốc tế tại Hải Phòng, Bà Rịa – Vũng Tàu và vùng kinh tế trọng điểm
khác khi có điều kiện; cảng chuyên dùng cơ sở luyện kim và lọc hoá dầu tiếp nhậ được tàu chở than, quặng, dầu thô trọng tải 20 – 30 vạn DWT.
- Trong mỗi nhóm cảng nói trên và cảng chính trong nhóm, bố trí cá cảng/khu bến với chức năng khác nhau và bổ trợ nhau về tổng thể,phù hợp với quy mô, vai trò xác định trong quy hoạch. Chú trọng hình thành, phát triển khu công nghiệp dịch vụ hậu cảng trong đó có trung tâm tiếp nhận, phân phối container (một đầu mối của hệ thống logistic) nhằm khai thác năng lực thông qua của cảng và mạng giao thông công cộng của khu vực
Trên cơ sở phân tích hiện trạng quy hoạch đầu tư cảng biển, thực hiện những định hướng vừa nêu, có thể đưa ra các một số giải pháp trong công tác quy hoạch là:
Thứ nhất, về công tác quy hoạch phát triển cảng.
QHTT phát triển HTCB Việt Nam cần được rà soát, cập nhật, điều chỉnh, bổ sung với tầm nhìn xa hơn, mốc quy hoạch là năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Trước mắt, Bộ GTVT tập trung hoàn thành các quy hoạch: QHTT phát triển GTVT đường biển đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 - Tiến độ quý I/2008; QHTT phát triển HTCB Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 - Tiến độ quý I/2008.
Nội dung quy hoạch phát triển cảng sẽ làm rõ nội dung như đặc điểm, chức năng, quy mô xây dựng, mô hình quản lý, cơ chế chính sách để phát triển và cơ chế huy động vốn cho phát triển cảng biển và đội tàu, quy hoạch phát triển luồng chạy tàu và thể hiện mối liên quan giữa quy hoạch phát triển cảng với quy hoạch phát triển GTVT nối cảng (đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường ống) và quy hoạch phát triển các khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế…
Định hướng quy hoạch phát triển cảng trong giai đoạn tới, ngoài việc nâng cấp, đầu tư chiều sâu, phát huy hết công suất, hiệu quả của các cảng hiện hữu, sẽ tập trung vào viêc xây dựng cảng trung chuyển quốc tế, một số cảng nước sâu chuyên dụng xếp dỡ container, than quặng, dầu quy mô lớn, trang thiết bị hiện đại; hướng phát triển cảng trong thời gian tới là ngày càng tiến ra biển nên các địa phương cần phải quy hoạch các khu đổ chất nạo vét để tôn tạo mở rộng diện tích làm kho bãi. Do
kinh nghiệm của tư vấn trong nước đối với các vấn đề cần nghiên cứu nêu trên còn hạn chế nên đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép thuê tư vấn nước ngoài lập, tham gia lập các quy hoạch hoặc thẩm định các quy hoạch này.
Thứ hai, cập nhật, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch cảng.
Bộ GTVT đã đề nghị UBND các tỉnh, thành phố có hai loại hình cập nhật, bổ sung, điều chỉnh theo tiến độ chung của quy hoạch; Những nội dung cần được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cập nhật, bổ sung, điều chỉnh sớm vì các nhà đầu tư đang chờ các quy hoạch để triển khai các thủ tục đầu tư.
Trước mắt, Thủ tướng đã chỉ đạo những hạng mục cần được cập nhật, bổ sung, điều chỉnh sớm để các địa phương có đủ điều kiện cho phép triển khai đầu tư như:
+ Cảng cửa ngõ Lạch Huyện (Hải Phòng) cho tàu tải trọng 50.000-80.000 DWT;
+ Cảng tổng hợp Vinashin Đình Vũ cho tàu 10.000 DWT đầy tải và tàu lớn non vào làm hàng;
+ Cảng chuyên dùng, cảng tổng hợp Tiền Giang đoạn sông Soài Rạp dài 6 km liền kề sông Vàm Cỏ và cảng chuyên dùng khu vực cửa sông Ninh Cơ (Nam Định;
+ Cảng chuyên dụng chuyên tải than tại vịnh Sơn Dương (Hà Tĩnh); Cảng chuyên dụng nhà máy thép Posco (Bà Rịa – Vũng Tàu).
Bộ GTVT đã đề nghị và được Thủ tướng Chính Phủ cho phép cảng chuyên dụng PVC Cái Mép bổ sung chức năng chuyên dùng phục vụ khu công nghiệp Cái Mép hàng thép, hàng container, tôn hoa sen; Bến cảng tổng hợp, chuyên dùng và luồng chạy tàu khu vực Gò Dầu cho tàu đến 30.000 DWT; Bổ sung vào quy hoạch khoảng 700m về phía thượng lưu cảng tổng hợp Cái Lái 1 thuộc khu công nghiệp Phú Hữu (Quận 9, TP Hồ Chí Minh), nâng tổng chiều dài khu vực này lên khoảng 1.000m để đủ quỹ đất xây dựng một cảng tổng hợp hiện đại; Cảng nhà máy nhiệt điện Ô Môn, cảng X55, cảng chuyên dùng khu công nghiệp tàu thuỷ Hậu Giang.
Bộ GTVT cũng đã đề nghị và được Thủ tướng chấp thuận chỉ đạo Bộ Tài chính sớm ban hành các cơ chế tài chính liên quan cho các doanh nghiệp thuộc diện
di dời các cảng biển; UBND các địa phương có các cảng di dời đi, đến cần sớm phê duyệt quy hoạch sử dụng đất, đồng thời chấp thuận về nguyên tắc cho phép lập các dự án đầu tư di dời theo hình thức chuyển đổi công năng các địa điểm cũ…để tạo điều kiện di dời, sử dụng lại lao động và sớm ổn định sản xuất kinh doanh.