Thực tế, nguồn vốn đầu tư cảng biển nóiriêng và co sở hạ tầng giao thông ở Việt Nam chủ yếu là từ ngân sách nhà nước và ODA. Vốn ODA là nguồn vốn nước ngoài lớn nhất đầu tư vào cảng biển Việt Nam hiện nay. Những năm qua, các khoản chi cho xây dựng không ngừng được hỗ trợ từ phía các nhà đầu tư. Các dự án đang tiến hành về phát triển cảng biển và vận tải biển được WB, ADB, JBIC và các nguồn ODA của Pháp và Bỉ cấp vốn để thực hiện. WB cấp vốn cho việc phát triển đường thuỷ nội địa và các cảng thuộc đồng bằng sông Cửu Long, còn ADB hỗ trợ vốn cho Sài Gòn và đồng bằng sông Hồng, JBIC hiện đang hỗ trợ cho việc phát triển các cảng ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam, JICA hiện đang hỗ trợ cụm cảng Hải Phòng, Cái Lân…
Từ năm 1997, Nhật Bản bắt đầu thực hiện đầu tư vào Việt Nam. Lượng vốn này rất lớn và chiếm chủ yếu trong nguồn vốn ODA đầu tư vào Việt Nam kể từ năm 1997 đến nay. Cảng biển đầu tiên sử dụng nguồn ODA của Nhật Bản là dự án cải tạo và mở rộng khu cảng Chùa Vẽ (Hải Phòng) thành một bến container chuyên dùng đạt tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên ở phía Bắc.
Đến năm 2001, mở đầu cho giai đoạn đầu tư mới, hoàn thiện giải ngân cho giai đoạn trước - vốn ODA đầu tư cho cảng biển đã có xu hướng tăng.
Nhìn chung các dự án tập trung vào việc cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các cảng lớn có vị trí quan trọng và then chốt với số vốn ODA đầu tư cho mỗi dự án rất lớn xấp xỉ 100 triệu USD và hầu hết là các dự án sử dụng vốn vay dài hạn. Đây là nguồn vốn lớn tham gia hầu hết các dự án nhóm A (đặc biệt là các cảng tổng hợp, cảng nước sâu, cảng container…). Tuy nhiên, nguồn vốn này không thể tiếp tục tăng mãi do các nhà tìa trợ đã thay đổi tính ưu tiên và Việt Nam cũng đến thời kỳ trả nợ vốn vay sau một thời gian khá dài sử dụng vốn vau ưu đãi.
Bảng 2.4: Vốn đầu tư cho cảng biển Việt Nam
Đơn vị; tỷ đồng
Năm 2001 2002 2003 2004
Vốn ODA 693,31 857,06 1021,05 1589,92
Tăng so với năm trước 23,62 19,13 56,60
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Các dự án đầu tư các cảng lớn trọng điểm nước ta vẫn đang thu hút các khoản viện trợ cũng như vay ưu đãi lớn. Có thể kể ra cụm cảng quốc tế lớn nhất Việt Nam đó là hệ thống cảng Thị Vải – Cái Mép, ngay sau khi quy hoạch chi tiết được phê duyệt đã được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm đầu tư. Hiện nay đã có 26 dự án cảng được chấp thuận đầu tư dọc theo sông Thị Vải. Cảng đã được khởi công vào năm 2006 với trị giá 4.700 tỷ đồng, trong đó 85% là tiền vay ưu đãi chính phủ Nhật Bản trong danh mục ưu tiên phát triển của Chính phủ Nhật Bản trong “Sáng kiến chung Việt Nhật” ký cuối năm 2003. Cơ quan Hợp tác phát triển Nhật Bản (JICA) nhận viện trợ không hoàn lại 7 triệu USD cho công việc thiết kế chi tiết cảng này.