Những cơ hội mớ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Quá trình đấu tranh củng cố nền độc lập dân tộc của Liên bang pptx (Trang 81 - 84)

- Trong nước:

Tuy Malaixia mới trải qua một thời kỳ khủng hoảng và trì trễ trong phát triển kinh tế ở hồi cuối thập niên 90, nhưng với bản lĩnh chính trị vững vàng và sức đề kháng khá tốt, nước này đã vượt qua thách thức đó, đã và đang có những nỗ lực mới để đưa đất

nước đạt đến mục tiêu mà "Tầm nhìn 2020" đã đưa ra (năm 1991, cựu Thủ tướng Mahathir Mohamad đã đưa ra cương lĩnh hay định hướng phát triển của Malaixia đến tận năm 2020. Văn bản đó gọi là "Tầm nhìn 2020". Mục tiêu của của "Tầm nhìn 2020" bao gồm: 1) Xây dựng một quốc gia Malaysia thống nhất và có cùng một mục tiêu chung; 2) Xây dựng một xã hội tự do, hoà bình và tiến bộ, tự tin vào khả năng của chính mình, tự tin và kiên cường đối phó với các vấn đề; 3) Xây dựng và phát triển một xã hội dân chủ đích thực và có chung triết lý sống; 4) Xây dựng một xã hội đạo đức có các giá trị tôn giáo và tinh thần vững mạnh; 5) Xây dựng một xã hội có tinh thần khoan dung, tự do thực hành các tập quán, văn hóa và tôn giáo; 6) Xây dựng một xã hội tiến bộ, khoa học, có tầm nhìn xa và cầu tiến; có khả năng đóng góp vào việc nâng cao văn minh trên cơ sở khoa học và công nghệ; 7) Xây dựng một xã hội quan tâm và có một nền văn hoá quan tâm chia sẻ lẫn nhau; 8) Xây dựng một xã hội công bằng trong việc phân phối của cải của đất nước, bất kể nguồn gốc sắc tộc).

Việc tự mình khắc phục khủng hoảng tài chính - tiền tệ 1997 - 1998 mà không nhờ vào sự giúp đỡ của IMF là một trong những bằng chứng về sự độc lập, tự tin và sáng tạo của chính phủ Malaixia. Hơn lúc nào hết, tinh thần độc lập tự cường, đề cao sự ổn định, mà cụ thể là sự ổn định của đồng nội tệ đã giúp nước này vượt qua khủng hoảng một cách nhanh chóng.

Do duy trì được chính sách kinh tế vĩ mô khá ổn định nên nền kinh tế Malaixia bước vào thập niên đầu đạt tăng trưởng khá cao và tương đối ổn định ở mức bình quân trên dưới 6% trong những năm 2000 - 2005. Sau một thời gian bị sa sút về vốn đầu tư nước ngoài, ngoại thương tăng trưởng chậm, lạm phát và thất nghiệp gia tăng thì tình hình lại trở nên sáng sủa hơn trong những năm gần đây. Xét về trung hạn, tăng trưởng kinh tế Malaixia vẫn có thể duy trì ở mức khá cao, khoảng 5%. Kết quả này có được là dựa trên những cơ sở sau:

+ Chính phủ Malaixia hiện nay đang chú trọng đến việc phát triển các khu vực tăng trưởng mới, đặc biệt là các ngành có công nghệ cao;

+ Sự phục hồi và tăng nhanh khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp truyền thống, đặc biệt là ngành lắp ráp điện tử, bán dẫn, hóa chất, chế biến cao su và dầu cọ;

+ Chính phủ Malaixia tiếp tục tiến hành cải cách và cơ cấu lại các ngân hàng, các công ty kinh doanh nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa;

+ Tăng cường các biện pháp nhằm thuận lợi hóa hơn nữa về đầu tư và dịch vụ, đồng thời mạnh dạn thu hút các nguồn nhân công rẻ từ nước ngoài nhằm bù đắp vào sự thiếu thốn công nhân ở những ngành nặng nhọc và độc hại.

Những biện pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô và kích thích kinh doanh có thể cho phép nước này duy trì được đà tăng trưởng kinh tế, nền tảng vật chất cho việc thực hiện mục tiêu chính trị mà Tầm nhìn 2020 đã đề ra. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế khá cao và tương đối ổn định trong những năm gần đây, sự điều chỉnh và tính năng động trong điều hành nền kinh tế vĩ mô của chính phủ Malaixia hiện nay đang tạo ra cơ sở nền tảng, cơ hội mới để tiếp tục duy trì sự phát triển năng động và bền vững của quốc gia này.

Về lĩnh vực chính trị, từ khi Thủ tướng Abdullah Badawi lên cầm quyền (cuối năm 2003) ở Malaixia cũng diễn ra mạnh mẽ quá trình cải cách dân chủ. Những cải cách chính trị mới của chính phủ Badawi tập trung vào nâng cao tính hiệu quả, gọn nhẹ và trong sạch của bộ máy hành chính, nhất là những bộ có tai tiếng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Điều này được thể hiện bằng việc chính phủ cắt giảm các dự án mang tính phô trương, kém hiệu quả, cắt giảm biên chế nhà nước, đề nghị tăng quyền và tính độc lập cho tòa án và các thanh tra, kiểm toán. Điểm đáng chú ý trong chiến lược của chính phủ mới là thúc đẩy liên kết và hài hòa các dân tộc, các vùng miền bằng chương trình phát triển nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nâng cao vai trò của người phụ nữ Hồi giáo trong xã hội hiện đại (năm 2004, Thủ tướng Badawi đưa ra "Cương lĩnh 10 điểm", trong đó nhấn mạnh đến việc đề cao vai trò của phụ nữ và phát triển hài hoà giữa nông thôn và thành thị. Chính cương lĩnh này đã giúp Đảng UMNO cầm quyền lấy lại được uy tín của mình và giành chiến thắng vang dội trong cuộc tổng tuyển cử tháng 3-2004). Chính những cải cách dân chủ trên đã giúp Đảng "Mặt trận thống nhất người Malaixia" (UMNO) cầm quyền lấy lại được uy tín và chiến thắng trong

cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội tháng 3-2004. Cùng với những thành tựu mới về kinh tế - xã hội, sự nâng cao uy tín của đảng cầm quyền trong hệ thống chính trị của Malaixia trong thời gian gần đây đã và đang tạo ra bầu không khí đoàn kết, cởi mở, khích lệ mọi người dân, các tầng lớp xã hội và dân tộc phấn đầu vì mục tiêu của Tầm nhìn 2020.

- Môi trường quốc tế

Thế giới nói chung, Malaixia nói riêng bước vào thập niên đầu của thế kỷ XXI với đầy cơ hội và thách thức trên con đường phát triển của mình. Cùng với những cơ hội, mặt tích cực của toàn cầu hóa, sự bùng nổ các dòng thương mại và đầu tư cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều các Hiệp định thương mại tự do khu vực (RTA) và song phương (BFTA), sự mở rộng hợp tác liên khu vực và toàn cầu, sự trỗi dậy của các nền kinh tế chuyển đổi như Trung Quốc, ấn Độ, và nhiều nước khác trong ASEAN đã và đang làm tăng thêm tính cạnh tranh dành dật thị trường, vốn và lao động. Những lợi thế nhất định về tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa chiến lược, nguồn lao động tương đối rẻ, chính phủ và người dân khát khao vươn lên thoát khỏi cảnh nghèo nàn lạc hậu và luôn mở rộng hợp tác với nước ngoài vẫn là những mặt mạnh, tiền đề của của Malaixia trong hợp tác quốc tế. Hơn nữa, liên kết nội bộ ASEAN và hợp tác của ASEAN với các đối tác chính như với Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, ấn Độ v.v... trong những năm gần đây có những bước tiến lớn cũng làm tăng tầm quan trong của ASEAN và các nước thành viên, làm cho môi trường kinh doanh khu vực, trong đó có Malaixia trở nên sôi động và hấp dẫn hơn. Ngoài ra, cạnh tranh chiến lược của các nước lớn, nhất là giữa Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản tại Đông Nam á đang có chiều hướng tăng lên. Điều này góp phần giúp các nước ASEAN, trong đó có Malaixia củng cố tính độc lập, theo đuổi chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế, thực hiện cân bằng chiến lược tại Đông Nam á.

3.1.2. Khó khăn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Quá trình đấu tranh củng cố nền độc lập dân tộc của Liên bang pptx (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)