Xây dựng bản sắc quốc gi a dân tộc Malaixia

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Quá trình đấu tranh củng cố nền độc lập dân tộc của Liên bang pptx (Trang 62 - 67)

Như đã đề cập ở trên, ngay từ khi giành được độc lập Đảng Liên minh cầm quyền do UMNO lãnh đạo tuy có dành nhiều ưu tiên cho người bản địa, nhưng không chủ trương chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc tại nước này. Mục tiêu chính của chính phủ là nhằm nâng đỡ người bản địa, để họ vươn lên trở thành hạt nhân chính đoàn kết và xây dựng bản sắc quốc gia - dân tộc chung của cả nước. Những nỗ lực ban đầu về sự hòa giải mâu thuẫn trong lòng xã hội Malaixia được phản ánh khá rõ nét trong Hiến pháp năm 1957 và Hiến pháp sửa đổi năm 1963. Các Hiến pháp trên công bố Hồi giáo là quốc giáo, và tiếng Malayu là ngôn ngữ quốc gia. Tuy vậy, các ngôn ngữ và tôn giáo khác cũng được phép lưu hành rộng rãi trong đời sống. Từ thời gian đó chính phủ giành quan tâm đến xóa đói, giảm nghèo, tập trung phát triển nông nghiệp và nông thôn không chỉ đối với người Melayu mà còn cả với người ấn và người Hoa [11, tr. 66-67]. Về quyền công dân thì tất cả những ai sinh ra tại Malaixia sau ngày độc lập đều là công dân của nước này. Hiến pháp cũng quy định các quyền dân chủ và tự do cá nhân, tự do ngôn luận, hội họp và tín ngưỡng, không phân biệt đảng phái hay nguồn gốc dân tộc.

Tuy nhiên, chính phủ Malaixia cũng ý thức được rằng, muốn tạo dựng một bản sắc quốc gia - dân tộc chung mà tất cả các nhóm người cùng chia sẻ và cùng phấn đấu hướng tới thì phải có một chính sách thích hợp trong phát triển ngôn ngữ, tôn giáo và các

tổ chức hay phong trào văn hóa - xã hội khác nhau. Trước hết là chính sách ngôn ngữ.

Như đã từng biết, ngôn ngữ là một vấn đề hết sức quan trọng trong chính sách đoàn kết quốc gia, nhất là đối với một nước đa sắc tộc, ngôn ngữ như Malaixia. Tiếng Malay đã

được Hiến pháp năm 1967 công nhận là ngôn ngữ chính thức duy nhất của quốc gia. Điều này đã gây phản ứng khá dữ dội từ phía người Hoa và người gốc ấn Độ. Để làm dịu tình hình, vào năm 1969 chính phủ Malaixia tiến hành thay đổi thuật ngữ "bahasa Malaixia" (tiếng Malaixia) thay cho thuật ngữ "bahasa Melayu" (tiếng Melayu) trong các văn bản cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng của đất nước. Đến năm 1971, thuật ngữ "bahasa Malaixia" được thông qua tại Nghị viện và chính thức đưa vào Hiến pháp, trong đó nghiêm cấm việc tuyên truyền, cổ động sử dụng thuật ngữ cũ "bahasa Melayu". Điều này chứng tỏ rằng, chính phủ Malaixia dưới thời NEP muốn biến tiếng Melayu thành ngôn ngữ quốc gia, công cụ hữu hiệu để xây dựng bản sắc quốc gia - dân tộc Malaixia trên cơ sở đa sắc tộc, đồng thời cũng nhắn nhủ rằng, những ai không học tiếng "Bahasa Malaixia" thì khó có cơ hội tồn tại và phát triển trên đất nước này.

Để tiếng "Bahasa Malaixia" thành ngôn phát triển, đảm nhiệm chức năng đoàn kết quốc gia, chính phủ giao cho Viện Ngôn ngữ và Văn học (thành lập năm 1959) và các Khoa ngữ văn các trường Đại học, các Hội văn học, nghệ thuật v.v… xây dựng hệ thống các thuật ngữ, xuất bản sách báo, từ điển và góp phần quảng bá kiến thức ngữ văn bằng tiếng Melayu.

Tuy là tiếng Melayu được hợp thức hóa thành ngôn ngữ quốc gia, nhưng chưa bao giờ Tiếng Anh, tiếng Hoa hay tiếng Tamin bị ngăn cấm. Nếu như trước thời NEP, tiếng Melayu và tiếng Anh được dùng song song làm ngôn ngữ giảng dạy trong các trường từ phổ thông đến đại học công lập và của người Malayu, nhưng sau đó chỉ dùng tiếng "Bahasa Malaixia". Còn tiếng Anh được coi như một ngoại ngữ. Các trường tiểu học và một số trường trung học của người Hoa và người gốc ấn và arập vẫn duy trì dạy tiếng mẹ đẻ của họ là chính. Tuy nhiên, chương trình giảng dạy phải tuân theo quy định của nhà nước. Từ thời NEP, tiếng Bahasa Malaixia được nâng đỡ và ngày càng phổ biến trong các phương tiện thông tin đại chúng và trong xuất bản cũng như các văn bản pháp quy của nhà nước. Đến năm 1983, thì toàn bộ hệ thống các trường cao đẳng và đại học đều dùng tiếng Bahasa Malaixia để giảng dạy. Do vậy, từ cuối thời NEP trở đi, tiếng Bahasa Malaixia được sử dụng rộng rãi trên tất cả các phương tiện truyền thông, thông tin liên lạc của tư nhân và nhà nước; và hầu như toàn bộ công dân Maixia đều sử dụng

thông thạo quốc ngữ Bahasa Malaixia. Đây là một trong những yếu tố hết sức quan trọng để tạo dựng nên sự thống nhất quốc gia - dân tộc.

Tiếp đến là chính sách tôn giáo; Cũng giống như tiếng Melayu, Hồi giáo được

khẳng định trong Hiến pháp là Quốc giáo và chính phủ cũng muốn sử dụng yếu tố này như một công cụ để xây dựng bản sắc quốc gia - dân tộc Malaixia. Dưới thời NEP, chính phủ coi việc phát triển Hồi giáo như một phần nằm trong chính sách nâng đỡ người bản địa, coi đó như một chỗ dựa về chính trị - tinh thần và bảo tồn văn hóa truyền thống của người Malayu, nên bắt đầu công khai thể chế hóa các hoạt động của tôn giáo này. Từ 1974, khi Maharthia mới lên làm Bộ trưởng bộ Giáo dục, chính phủ đã thành lập "Hội đồng Cố vấn giáo dục Hồi giáo". Cũng trong năm đó, "Trung tâm Hồi giáo" (Pusat islam) cũng được thành lập nhằm thúc đẩy các hoạt động Hồi giáo trong cả nước. Tiếp đến năm 1977, chính phủ Malaixia cũng chính thức đổi tên tổ chức cứu trợ y tế "Hội chữ thập đỏ" thành "Hội trăng lưỡi liềm đỏ" theo tên gọi của các nước theo Hồi giáo trên thế giới. Từ 1978 trở đi, các chương trình phát thanh và truyền hình về Hồi giáo đã tăng nhanh. Không những thế, trong dịp lễ phát động tháng Dakwah quốc gia, nhiều cuộc nói chuyện, hội thảo và triển lãm về Hồi giáo đã được tổ chức ở Malai một cách rầm rộ. Đặc biệt từ đầu những năm 80 khi cựu phó thủ tướng Anwar Ibrrahim, người lãnh đạo phong trào thanh niên, bắt đầu tham gia lãnh đạo UMNO thì chính sách nhằm nâng cao tầm quan trọng của Hồi giáo trong mọi mặt đời sống xã hội, trong đó có đời sống kinh tế của đất nước được tiến thêm một bước mới. Cụ thể là vào năm 1982, chính phủ thành lập Ngân hàng Hồi giáo (Bank islam Malaysia Berhad); năm 1983 thành lập Trường đại học Quốc tế Hồi giáo (UIA); Cũng vào năm đó lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm, đồ ăn, thức uống không theo tiêu chuẩn Hồi giáo được ban hành. ở các Bang, chính quyền địa phương thông qua các đạo luật rất nghiêm khắc về việc thực hiện tháng kiêng khem Ramadan, về các quy định trong quan hệ đối với người khác giới, về ăn mặc v.v... Các chính sách mang tính Hồi giáo hóa trên được khá đông đảo trong giới lãnh đạo UMNO hưởng ứng, đặc biệt ngoài các chức năng kinh doanh kiếm lời, đào tạo và truyền bá kiến thức về Hồi giáo, các tổ chức kinh tế, giáo dục mới được thành lập ở trên đã tham gia đắc lực vào công việc từ thiện, phát triển cộng đồng, nâng cao địa vị của người Melayu trong đời

sống kinh tế - xã hội và chính trị. Cùng với các tổ chức trên, chính phủ còn cho phép một ủy ban điều hành quỹ hành hương giúp các tín đồ về mặt tài chính cho các cuộc thăm viếng thánh địa Mecca [34, tr. 84-86]. Rõ ràng, so với trước thời NEP, chính phủ Malaixia tỏ ra chú trọng nâng đỡ và đề cao Hồi giáo, coi nó như một công cụ đoàn kết người Melayu và thống nhất quốc gia - dân tộc Malaixia.

Sang thập niên 90, chính phủ dưới thời NDP không những tiếp tục theo đuổi chính sách "thế tục hóa Hồi giáo", mà còn tăng cường chức năng kinh tế của tôn giáo này. Để thực hiện theo hướng đã định, chính phủ vào đầu những năm 90 tăng cường tuyên truyền về sự cần thiết đổi mới Hồi giáo cho phù hợp với đà phát triển kinh tế và chủ nghĩa tư bản. Bên cạnh đó, chính phủ cương quyết hơn trong việc trấn áp hay ngăn cản sự trỗi dậy của một số phần tử Hồi giáo cực đoan. Chính sách trên ngày càng được sự hưởng ứng khá đông đảo của người dân, nhất là tầng lớp trung lưu, tiếp thu văn hóa phương Tây. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ trong cộng đồng Melayu trở nên lo lắng và hoài nghi, sợ rằng nếu như không theo luật lệ Hồi giáo sẽ bị trừng phạt. Trong khi đó, đảng PAS và một số phần tử cực đoan Hồi giáo khác bị ảnh hưởng bởi trào lưu Hồi giáo cấp tiến từ Trung Đông lại tuyên truyền kích động tâm lý Hồi giáo và chủ nghĩa dân tộc Melayu. Thế nhưng, với bản lĩnh chính trị vững vàng và khôn khéo, chính phủ Malaixia đã dàn xếp khá tốt tình hình. Điển hình mới nhất trong tư duy và thực tiễn là từ cuối những năm 90, UMNO cho phép một người bản địa (Bumiputra) không nhất thiết là phải theo Hồi giáo [5, tr. 22]. Rõ ràng, vai trò Hồi giáo trong chủ nghĩa dân tộc Melayu của UMNO có phần trở nên mờ nhạt trong những thập kỷ gần đây. Thay vào đó bản sắc, tính công dân, nhà nước pháp quyền và tinh thần quốc gia - dân tộc Malaixia ngày càng lớn mạnh tại đất nước nhiều tôn giáo, đa sắc tộc này.

Song song với sự nâng đỡ tiếng Bahasa Malaixia và thế tục hóa Hồi giáo, chính phủ Malaixia cũng không ngăn cấm sự phát triển văn hóa, xã hội của các nhóm tộc người khác. Từ thời NEP, đặc biệt từ thời NDP nhiều nhà đầu tư nước ngoài và người Hoa trong nước đầu tư tích cực vào xây dựng các trường học, trong đó có cả đại học và cao đẳng. Tiếng Hoa được sử dụng nhiều hơn trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như trong học đường. Giáo dục bằng tiếng Hoa là một phần của hệ thống giáo dục phổ

thông. Trong những năm 90 có khoảng 27% học sinh đi học các trường tiếng Hoa nhận sự hỗ trợ của chính quyền bang. Có thể không ở đâu có được một hệ thống giáo dục bằng tiếng Hoa được công nhận là một bộ phận trong hệ thống giáo dục Nhà nước như ở Malaixia. Có khoảng 80% người Hoa cho con đi học ở các trường tiểu học tiếng Hoa. Tỷ lệ này được duy trì trong suốt trong những năm 90. Tính đến giữa những năm 90, có cả khoảng 35.000 học sinh là con em người Malayu theo học ở các trường tiểu học của người Hoa. Tuy chưa có một trường trung học nào của người Hoa nhận được sự hỗ trợ của nhà nước, nhưng chính phủ cho phép các trường tư thục này hoạt động. Toàn nước trong những năm 90 có hàng chục tờ báo in bằng tiếng Hoa, trong đó có khoảng gần 10 tờ báo có số lượng phát hành lớn. Các chương trình phát thanh và truyền hình tiếng Hoa được phát đi từ các đài tư nhân và đài cấp bang [42, tr. 99-102].

Một minh chứng khác cho sự đổi mới trong chính sách đoàn kết dân tộc là sự phát triển khá nhộn nhịp các hoạt động văn hóa - xã hội của người Hoa. Nếu như trước đây múa sư tử từng bị cấm thì từ những những năm 90 được hoạt động trở lại. Một số hạt động khác như múa kiểu lễ hội Trung Hoa khác như hát kịch, tổ chức "Gong Xi Raya" v.v... không những được phép tái diễn, mà còn được sự hỗ trợ của chính phủ. Sự kết hợp giữa lễ hội năm mới Trung Hoa với lễ Hari Raya Aidil Fitri được bắt đầu xuất hiện từ 1996. Phòng Thương mại người Hoa và người Malayu thường cùng phối hợp tổ chức các buổi Open house và mời Mahathir đến dự. Trong buổi lễ này ông thường kêu gọi người Hoa và người Malay hợp tác làm ăn với nhau, cùng xây dựng một Bangsa Malaixia hòa hợp và thịnh vượng [42, tr. 97-98].

Mặc dầu có sự phản ứng chống lại chính sách cởi mở của chính phủ, nhưng nhìn chung, người Melayu bản địa, nhất là tầng lớp trung lưu mới ủng hộ chính sách đoàn kết dân tộc và phát triển kinh tế của chính phủ Malaixia dưới thời Mahathir. Còn đối với người Hoa, họ trở nên yên tâm và gắn bó hơn với đất nước mà họ đang sống. Họ cho rằng, chính sách hợp thời của chính phủ Maharthia không chỉ thúc đẩy nhanh hơn tăng trưởng kinh tế và hội nhập quốc tế, mà còn tạo nên một bầu không khí mới cho sự phát triển hài hòa giữa các tộc, tạo nên một xã hội Malaixia cởi mở, khoan dung và thịnh vượng. Điều này sẽ đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của Malaixia.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Quá trình đấu tranh củng cố nền độc lập dân tộc của Liên bang pptx (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)