doanh nghiệp người bản địa (Bumiputra) bằng hỗ trợ vốn và thể chế
Một phần quan trọng trong chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội và
chính trị đất nước là việc tạo lập một cộng đồng Thương mại và Công nghiệp người bản
địa (BCIC), nhằm đảm bảo sự tham gia có hiệu quả của người Melayu vào các khu vực kinh tế hiện đại. Mục tiêu đặt ra là trong vòng khoảng 20 năm (đến 1990) người bản địa phải sở hữu và quản lý ít nhất là 30% tổng các hoạt động thương mại và công nghiệp chế tác của đất nước (xem bảng 2.4 và 2.5); Trong các công ty có chung vốn, nhiều chủ sở hữu (công ty cổ phần) thì vốn của người bản địa ít nhất cũng phải chiếm tới 30%.Còn người không phải là bản địa nhưng là công dân Malaixia (chủ yếu là người Hoa và người ấn) chiếm không quá 40%. Về lực lượng lao động thì người Melayu trong các xí nghiệp đó phải chiếm ít nhất là 50%. Ngoài ra, chính phủ còn đưa ra một số chỉ tiêu đặc biệt liên quan đến các hoạt động nhạy cảm, ví dụ như trong kinh tế nông nghiệp, người bản địa sẽ chiếm dự 99,3% tổng số đồn điền; chỉ dành 0,1% cho người Hoa và 0,6% cho người ấn. Trong lĩnh vực cấp giấy phép tắc-xi, trông coi và mở cửa hiệu tại các siêu thị, người bản địa cũng được ưu tiên nhiều nhất.
Bảng 2.5: Cơ cấu lại tỷ lệ vốn cổ phần (tỷ lệ %)
1970 1990
Trong đó: + Tư nhân 1,6 7,4
+ Nhà nước 0,8 52,6
Tư bản người Hoa, ấn 34,3 40,0
Tư bản nước ngoài 63,3 30,0
Nguồn: [44, tr. 54].
Để hỗ trợ cho sự hình thành và phát triển cộng đồng doanh nghiệp người bản địa,
chính phủ Malaixia từ đầu những năm 70 đã bắt đầu thể chế hóa các khoản ưu đãi đối với
người bản địa, trong đó có việc ưu tiên trong việc sử dụng đất đai, làm việc trong các cơ quan nhà nước, trong giáo dục, đào tạo, nhất là trong việc cấp giấy phép kinh doanh và cho vay vốn. Ngay sau đó chính phủ lập "Quỹ của người bản địa" (Majlis Amanah Rakyat - MARA), để hỗ trợ vốn cho các công ty người Malayu trong việc đào tạo các chuyên gia kinh tế Bumiputra trên cả nước. Để tăng tính hiệu quả, chính phủ cũng lập ngay ngân hàng Ngân hàng bản địa Malaysia (Bank Bumiputra Malaysia Berhad - BBMB). Đồng thời chính phủ hoặc thành lập mới hoặc tái thiết hàng chục công ty nhà nước (vào thời kỳ đầu những năm 1970 đã có trên 70 công ty loại này). Những thí dụ điển hình là các công ty và tổ chức như MARA, ủy ban nông nghiệp quốc gia (Perbadanan Nasional - PERNAS), ủy ban phát triển đô thị (Urban Development Authority - UDA) và Liên hiệp phát triển kinh tế nhà nước (SEDCs) v.v... Các công ty và tổ chức của nhà nước này chịu trách nhiệm chính, đảm nhiệm chức năng cung cấp cơ sở hạ tầng cho phát triển thương mại, giao thông, xây dựng, bất động sản, đồn điền và các lĩnh vực khác nữa. Năm 1978 chính phủ đã lập ra một tổ chức đầu tư lớn có tên là Công ty Đầu tư quốc gia (Permodalan Nasional Berhad - PNB) để tạo nguồn vốn cho người Malayu thông qua các chương tình và hệ thống cho vay tín dụng [34, tr. 84]. Thông qua các tổ chức này chính phủ đã dần dần tăng cường được sự can thiệp vào các hoạt động sinh lời của các hoạt động tư nhân, có lợi cho người Malayu. Một trong những ví dụ điển hình của hành động của chính phủ là sự kiện quốc hữu hóa được 2 công ty đồn điền thuộc quyền sở hữu của người Anh là Guthries và Dunlop vào năm 1982 ngay tại thị trường chứng khoán
London năm 1982. Đây là niềm tự hào của người Melayu và chứng tỏ sự thành công của biện pháp kinh tế theo hướng chỉ đạo của nhà nước trong thời kỳ NEP.
Để tăng cường vốn cũng như làm dịu bớt sự chỉ trích từ một bộ phận người Hoa, chính phủ Malaixia vào năm 1975 lập nên Tổ hợp công ty Cổ phần đa mục đích (Multi- Purpose Holding), trong đó có chung vốn của người Hoa. Hơn nữa, chính phủ cũng vận động nhiều Ngân hàng của người Hoa bán một phần cổ phần của mình cho nhà nước. Ví dụ như Ngân hàng United Malayan Bangking Corporation Sdn. Bhd trước NEP hầu như 100% là vốn của người Hoa, như sau đó phải bán một phần cổ phần cho nhà nước và các nhà kinh doanh người bản địa. Mục tiêu của nhà nước trong việc khuyến kích thành lập các tổ hợp công ty đa mục đích hay các ngân hàng đa cổ phần, liên doanh giữa người bản địa và người phi bản địa, giữa nhà nước và tư nhân còn nhằm tạo ra các tập đoàn kinh tế lớn của chính quốc, có khả năng cạnh tranh với các công ty nước ngoài và chuẩn bị điều kiện cho đầu tư ra ngoại quốc [11, tr. 206; 276].