Cuộc khảo sát, đánh giá chất lượng nhà giáo 2005, các chuyên gia Viện CL& CTGD đã nhất trí lựa chọn qua hai vòng và đưa ra một bộ câu hỏi lõi có tính chất dùng chung (hướng dẫn) cho việc xây dựng bộ câu hỏi đánh giá giáo viên ở mọi cấp học. Các câu hỏi có tính chất hướng dẫn cho các chuyên gia ở mỗi cấp học xây dựng bộ câu hỏi đo lường chất lượng giáo viên
[3], bao gồm:
- Chấp hành luật pháp nhà nước, chủ trương, chính sách của Đảng và quy định của ngành;
- Yêu nghề và tận tuỵ với nghề;
- Hoàn thành các công việc được giao;
- Có ý thức tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực nhằm đổi mới dạy học;
- Tôn trọng học sinh, không phân biệt đối xử hoặc trù dập học sinh; - Xây dựng và duy trì việc tiếp xúc gặp gỡ thân mật và chính thức với cha mẹ/người đỡ đầu của học sinh;
- Xây dựng và duy trì việc tiếp xúc gặp gỡ thân mật, gần gũi với học sinh; - Có lối sống trung thực, giản dị, lành mạnh;
- Có kiến thức chuyên sâu cần thiết để dạy các môn học được phân công giảng dạy;
- Có kiến thức cần thiết để dạy được các chuyên đề tự chọn (nâng cao) hoặc các chuyên đề chuyên sâu trong chương trình môn học được phân công
giảng dạy;
- Hiểu được các chủ trương, chính sách lớn của ngành và vận dụng trong dạy học/giáo dục;
- Có kiến thức về nội dung chương trình, SGK mới (hoặc tự nghiên cứu, bổ sung và hiện đại hoá nội dung chương trình môn học - GD nghề nghiệp và GDDH);
- Có hiểu biết về những phương pháp dạy học nhằm tăng tích cực của người học;
- Có hiểu biết về tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; - Có hiểu biết về các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập; - Biết thiết kế bài giảng/ lập kế hoạch bài học (Bài soạn);
- Sử dụng các phương pháp dạy học để giúp người học hiểu bài và phát triển khả năng cần thiết;
- Thiết lập môi trường học tập trong đó mọi suy nghĩ và ý kiến đều được tôn trọng; học sinh được tự do đặt câu hỏi và trình bày ý kiến;
- Biết sử dụng các thiết bị đồ dùng dạy học;
- Biết ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học;
- Biết kiểm tra, đánh giá và phân tích kết quả học tập của học sinh; - Sử dụng ngoại ngữ để phục vụ bổ sung bài giảng và NCKH.
Các cấp học sẽ biểu đạt những item trên phù hợp với đặc trưng của cấp học mình, ngoài ra mỗi cấp học có bổ sung thêm một số item khác được xem như các item đặc thù. Ví dụ giáo dục mần non bổ sung thêm các item về chăm sóc trẻ, giáo dục đại học bổ sung thêm các item về NCKH và hướng dẫn sinh viên làm NCKH.
1.3. ĐỀ XUẤT CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY
Từ những nghiên cứu của các nước trên thế giới và các nghiên cứu trong nước trong những năm qua việc đánh giá giáo viên các trường phổ
thông hiện nay đều tập trung vào năng lực của giáo viên. Một trong những thành tố tạo nên năng lực của giáo viên đó chính là chất lượng giảng dạy. Trong những nghiên cứu đã trình bày ở trên thì các tiêu chí về năng lực giảng dạy đã được đề cập đến. Tuy nhiên, việc xây dựng hệ thống các tiêu chí để đánh giá chất lượng giảng dạy của đội ngũ phổ thông nói chung mà cụ thể là của bậc THCS nói riêng cần được cụ thể hoá theo từng tiêu chuẩn và từng tiêu chí cụ thể nhằm giúp cán bộ quản lý đánh giá chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên từ đó có kế hoạch phát triển đội ngũ cho cơ sở.
Các tiêu chí cụ thể được đề xuất như sau:
a. Kiến thức
- Nắm vững mục tiêu môn học, mục tiêu của nhà trường và của ngành; - Có kiến thức sâu, rộng về môn học được phân công giảng dạy, xác định kiến thức cốt lõi, kiến thức trọng tâm của bài học;
- Có kiến thức về chương trình, nội dung sách giáo khoa, lập kế hoạch giảng dạy;
- Có kiến thức cơ bản cần thiết về phương pháp dạy học tích cực; - Có kiến thức cần thiết về tâm lí học sư phạm lứa tuổi, biết tin học, ngoại ngữ để phục vụ cho giảng dạy;
- Có kiến thức về kiểm tra đánh giá. b. Kĩ năng sư phạm
- Cần tìm hiểu rõ về đối tượng giảng dạy trước khi giảng dạy, nêu rõ mục tiêu kiến thức hay kỹ năng, yêu cầu của môn học;
- Giảng dạy theo phương pháp phát triển tư duy, dạy có tư duy và dạy về tư duy cho học sinh. Tổ chức các hoạt động dạy học linh hoạt, sáng tạo, có hiệu quả theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh;
- Biết sử dụng các thiết bị đồ dùng dạy học;
mục đích, nội dung đánh giá;
- Sử dụng kết quả đánh giá để điều chỉnh việc dạy và học.