Thực tiễn của việc đánh giá chất lượng giảng dạy của một nước trên thế giớ

Một phần của tài liệu Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên THCS âp dụng thí điểm tại thị xã Phúc Yên- Tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 27 - 35)

d. Quan niệm dạy học có chất lượng của chuẩn đánh GV THCS tại Việt nam

1.2.3.Thực tiễn của việc đánh giá chất lượng giảng dạy của một nước trên thế giớ

trên thế giới

Lần đầu tiên khái niệm đào tạo giáo viên theo kỹ năng giảng dạy (PBTE) được trình bày trong các báo cáo của Hội các trường sư phạm Mỹ. Sau đó Burke, Hansen, và Jonhson đã đưa ra các tiêu chuẩn để mô tả và đánh giá năng lực giáo viên. Đây là chương trình nghiên cứu cho Trung tâm Quốc gia đào tạo theo năng lực. Một số những ứng dụng đầu tiên trong việc đào tạo giáo viên theo năng lực tập trung vào việc hướng dẫn, đánh giá và quản lý được giới thiệu bởi Tuxworch . Ở các nghiên cứu của Broudy, Kenedy và Shulman đã được chỉ ra rằng, nội dung và đánh giá của CBTE là hạn chế, quá đơn giản, không thực tế. Những quan sát và đánh giá những gì thể hiện bên ngoài là không đầy đủ. Những phần không nhìn thấy, những mối quan hệ phức tạp trong giảng dạy cần phải được nghiên cứu. Vào thập niên 80 đã có những hướng nghiên cứu mới trong đó tập trung vào việc phát triển những phương pháp toàn diện nhằm đánh giá việc giảng dạy một cách hiệu quả. Những phương pháp này tập trung vào phần hiểu biết, kỹ năng và một số thực tế khác [3].

Trong bài thảo luận về kiến thức và giảng dạy, Shulman đã đưa ra 7 lĩnh vực [3] như sau:

- Hiểu biết về nội dung;

- Có kiến thức sư phạm bao gồm nguyên tắc, chiến lược, quản lý lớp học;

- Kiến thức về chương trình học, bao gồm tài liệu và chương trình; - Kiến thức về nội dung sư phạm. Sự kết hợp giữa nội dung và sư phạm tạo nên quan niệm đặc biệt về nghề sư phạm;

- Sự hiểu biết về học sinh và các đặc điểm của các em;

trường, cộng đồng và văn hóa;

- Sự hiểu biết về mục tiêu giáo dục, giá trị và nền tảng triết học, lịch sử của giáo dục.

Gần đây nhất Brock đã nhấn mạnh nguyên tắc xây dựng và thực hiện chuẩn năng lực giáo viên) [3] cụ thể :

- Tất cả các chuẩn nghề nghiệp khi xây dựng đều phải có sự tham gia thảo luận đầy đủ của những người trong ngành giáo dục và sẽ sử dụng các tiêu chuẩn này;

- Những giáo viên tốt thúc đẩy thành tích của học sinh;

- Tất cả nỗ lực xây dựng chuẩn nghề nghiệp giáo viên đều phải bắt nguồn từ sự hiểu biết toàn diện, chính xác bản chất công việc luôn phát triển của giáo viên, hiệu trưởng và các lãnh đạo khác của trường;

- Tất cả cấu trúc chuẩn đều phải đáp ứng được quá trình phát triển không ngừng trong nghề nghiệp từ một giáo viên bắt đầu thử việc cho tới giáo viên về hưu - có khả năng chuyển đổi trong và ngoài ngành và trở lại nghề dạy học và áp dụng được cho mọi cấp độ từ những người mới bắt đầu hoặc mới được bổ nhiệm trở thành những nhà giáo, hiệu trưởng, người lãnh đạo có kinh nghiệm;

- Sự rõ ràng và cam kết với các tiêu chuẩn nghề nghiệp phải đủ linh hoạt để có thể tôn vinh cá nhân tiêu biểu cho nghề nghiệp.

Năm 2004 Griffin sau khi tổng kết các nghiên cứu về giáo viên giỏi của Glaser và Berliner đã đề xuất hệ thống năng lực giáo viên. Những giáo viên giỏi cần hội tụ các tiêu chí [3] sau:

- Giỏi trong lĩnh vực chính của họ và trong các hoàn cảnh cụ thể. - Người giáo viên xây dựng khả năng tự động thực hiện các hành động lặp đi lặp lại cần thiết để đạt được mục đích của mình.

mới vào nghề;

- Nhạy cảm hơn với việc được giao và các tình huống xã hội quanh họ khi giải quyết các vấn đề;

- Có khả năng nhanh hơn, chính xác hơn nhận biết các khuôn mẫu; - Phải lĩnh hội được nhiều hơn các hình mẫu có ý nghĩa trong lĩnh vực mà họ có kinh nghiệm;

- Bắt đầu giải quyết các vấn đề chậm hơn nhưng mang lại nguồn thông tin phong phú nhằm tác động đến vấn đề mà họ đang cố gắng giải quyết;

- Vận dụng kiến thức tốt hơn;

- Có kiến thức sư phạm rộng bao gồm sự hiểu biết sâu sắc về từng môn học;

- Chiến lược giải quyết các vấn đề tốt hơn;

- Có khả năng thích ứng và điều chỉnh mục tiêu cho những người học khác nhau;

- Có kỹ năng ứng biến tốt hơn; - Có quyết định tốt hơn;

- Biết đương đầu với những khó khăn hơn; - Tạo không khí lớp học tốt hơn;

- Có cách nhìn đúng đắn với các vấn đề xảy ra trong lớp; - Có khả năng nhận biết những tín hiệu của học sinh; - Nhạy cảm hơn với tình huống;

- Có khả năng theo dõi và phản hồi đối với học sinh tốt hơn; - Đưa ra nhiều hơn những thử nghiệm dạy và học;

- Tôn trọng học sinh;

- Đam mê trong giảng dạy nhiều hơn; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tạo cho sinh viên hứng thú học tập;

- Tạo cho sinh viên hướng tới những mục đích cao hơn;

- Phải biết cách truyền đạt những kiến thức chuyên môn trong giảng dạy để học sinh học tốt hơn;

- Có hiểu biết sâu sắc về môn học và giao tiếp sư phạm.

a. Tại Mỹ

Vào thập kỷ 80 việc đánh giá chất lượng giáo dục tại các trường học trở nên cấp bách tại Mỹ. Có những nghiên cứu về hệ thống trường học và năng lực giáo viên được những tổ chức nhà nước và tư nhân tài trợ. Phương pháp đánh giá chất lượng giáo viên được xây dựng bởi các tổ chức quốc gia và các Hội chuyên nghiệp. Những phương pháp này bao gồm các lĩnh vực và các tiêu chuẩn kỹ năng.

Tại Mỹ có nhiều tổ chức liên quan đến việc cấp chứng chỉ, chứng nhận cho giáo viên và các chương trình đào tạo giáo viên (ERIC).

Những chương trình này có khác nhau, nhưng có điểm chung dựa trên sự chuẩn bị của người giáo viên trong công tác giảng dạy. Việc thẩm định và đưa ra chứng chỉ cho một chương trình đào tạo được thực hiện bởi những cơ quan cùng cấp, dựa trên những tiêu chí đã được ban hành. Ban thẩm định phải gồm những thành viên làm việc cho những tổ chức phi chính phủ như những Hiệp hội cấp Quốc gia, (NCATE) và Hội đồng ban hành chứng chỉ đào tạo giáo viên (TEAC). Quá trình cấp chứng chỉ cho giáo viên thường được thực hiện bởi một tổ chức. Trong quá trình này giáo viên được xét cấp chứng chỉ dựa trên những tiêu chí đã được ban hành bởi: Vụ Quốc gia về chuẩn nghề nghiệp (NBPTS). Giấy phép hành nghề được cấp bởi một tổ chức của chính phủ có tên là Tổ chức liên bang về đánh giá và trợ giúp giáo viên (INTASC). Giấy phép hành nghề được cấp cho người giáo viên sau khi họ thoả mãn một số yêu cầu, tuy nhiên, những yêu cầu này cần mang tính tối thiểu. Mục đích

của những yêu cầu này nhằm ngăn ngừa giáo viên làm những việc thiếu sư phạm, gây hại cho học sinh.

Có hai phương pháp đánh giá giáo viên được nghiên cứu. Phương pháp thứ nhất, được thực hiện bởi Hiệp hội Carnegie nhằm tạo ra động lực dạy học. Năm 1987, bản báo cáo “Người giáo viên của thế kỷ XXI” là nguyên nhân thúc đẩy sự thành lập Vụ Quốc gia chuẩn nghề nghiệp giáo viên NBPTS với mục đích nâng cao chất lượng dạy và học. Vụ này bắt đầu cấp chứng chỉ cho giáo viên vào năm 1995. Vụ đã đưa ra 5 tiêu chuẩn cơ bản nhằm đánh giá chất lượng giáo viên:

1- Giáo viên phải có trách nhiệm với việc học của học sinh;

2- Giáo viên phải hiểu biết về vấn đề mình dạy, biết cách truyền đạt những hiểu biết đó cho học sinh;

3- Giáo viên có trách nhiệm trong quản lý, theo dõi việc học tập của học sinh;

4- Giáo viên cần biết suy nghĩ một cách hệ thống việc thực hành nghề nghiệp và học tập từ kinh nghiệm;

5- Giáo viên cần là thành viên trong một tổ chức giáo dục đào tạo. Phương pháp thứ hai, đánh giá năng lực giáo viên được INTASC đề xuất năm 1987. INTASC đã đưa ra hệ thống các yêu cầu dành cho giáo viên mới vào nghề. Giáo viên phải có một năm giảng dạy trước khi lấy chứng chỉ. Những tiêu chí để đánh giá giáo viên mới tương tự như tiêu chí của NBPTS. Có 8 tiêu chí như sau:

1- Có hiểu biết về môn học và có khả năng tạo ra môi trường sư phạm để truyền đạt những hiểu biết của giáo viên cho học sinh;

2- Có hiểu biết về khả năng nhận thức của học sinh để xây dựng phương pháp giáo dục đối với từng đối tượng học sinh;

giáo dục đối với từng đối tượng học sinh;

4- Có khả năng giao tiếp và tổ chức nhằm tạo ra môi trường học tập lành mạnh;

5- Phải xây dựng chương trình học đi đôi với hành;

6- Biết cách nhận xét đánh giá chính thống và không chính thống; 7- Phải có trách nhiệm trong việc luôn luôn nâng cao trình độ nghề nghiệp;

8- Có khả năng tạo mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, phụ huynh, xã hội nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

Ngoài ra trước đây có một số đề xuất khác về năng lực giáo viên. Ví dụ đề án đánh giá chất lượng giáo viên do Hội đồng giáo dục của bang Minnesota đề xuất năm 1986 gồm 3 lĩnh vực: cơ sở hiểu biết, kỹ năng và sự chuẩn bị, nhằm tạo điều kiện cho giáo viên nhận biết được những việc cần làm, Darling – Hammond Wise và Klein đã so sánh những tiêu chuẩn được đề xuất bởi Hội đồng giáo dục Bang Minnesota, Hội Đại học và giáo viên đại học Mỹ, AACTE đã đưa ra một tổng kết về những tiêu chuẩn gồm 5 lĩnh vực sau:

1- Hiểu biết về học sinh và việc học; 2- Hiểu biết về chuyên môn và việc dạy; 3- Hiểu biết về nền tảng xã hội của giáo dục; 4- Hiểu biết về môn học;

5- Hiểu biết về nghệ thuật. b. Tại Vương Quốc Anh

Tại Anh, tổ chức đánh giá năng lực giáo viên được thực hiện bởi chính phủ và các tổ chức của chính phủ, Bộ Giáo dục đã xuất bản văn bản hướng dẫn “Những khoá học đã được chấp nhận” . Vào năm 1992, Vụ Cao học đã xuất bản một văn bản hướng dẫn đánh giá năng lực giáo viên 5 lĩnh vực cơ bản và 27 yêu cầu cụ thể.

5 lĩnh vực cơ bản gồm:

1- Hiểu biết môn học; 2- Thực hành môn học; 3- Quản lý lớp;

4- Đánh giá và theo dõi sự phát triển của học sinh; 5- Nâng cao trình độ nghiệp vụ.

Dựa trên những lĩnh vực này các cơ sở giáo dục sẽ có trách nhiệm theo dõi và đánh giá những giáo viên mới. Trong thời gian này còn có những hướng dẫn trong việc cấp chứng chỉ cho giáo viên mới của Hội đồng cấp chứng chỉ cho giáo viên (CATE) 1992. Trong hướng dẫn này Hội đồng cấp chứng chỉ có đề cập yêu cầu cần phải có tư duy chiến lược cho giới giáo chức. Ngoài ra, năm 1992 Hội đồng khen thưởng quốc gia còn xuất bản hướng dẫn đánh giá trình độ giáo viên dựa trên 2 tiêu chí “quan niệm” và “vấn đề”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 1993 Vụ Giáo dục Scotland xuất bản bộ tiêu chí cơ bản cho giáo viên mới. Những tiêu chí này nhằm hướng dẫn những việc cần làm cho giáo viên, bao gồm:

1- Năng lực liên quan đến môn học và nội dung giảng dạy;

2- Năng lực liên quan đến kỹ năng, phương pháp quản lý, đánh giá trong lớp học;

3- Năng lực liên quan đến trường học; 4- Năng lực liên quan đến nghề nghiệp; 5- Thái độ và trách nhiệm với nghề nghiệp.

Hội Huấn luyện giáo viên (TTA) năm 1996 đưa ra tiêu chuẩn cho GVTH và THCS tại Anh và xứ Wales, bao gồm 3 lĩnh vực.

1- Hiểu biết về môn học;

3- Kỹ năng theo dõi đánh giá, báo cáo nhận xét.

Trung tâm đào tạo và phát triển trường học (TDA) là một tổ chức xã hội thuộc Vụ giáo dục và Đào tạo của Anh. Mục tiêu của Vụ này là nâng cao khả năng học tập tốt được phân bố trong 3 lĩnh vực chính.

1- Thực hành nghề nghiệp; 2- Kiến thức;

3- Giảng dạy.

C. Tại Úc

Tại Úc tiêu chuẩn đánh giá giáo viên và đào tạo giáo viên được quan tâm ngang Mỹ và Anh. Những tổ chức đánh giá năng lực giáo viên được xây dựng bởi cấp bang và liên bang: Hội đồng các trường học được thành lập bởi các chuyên gia nhằm mục đích tư vấn cho chính phủ đã xuất bản “Hiến chương giáo dục 1990” Hiến chương này bao gồm 18 đề mục mà người giáo viên cần biết và có khả năng làm được.

Toàn bộ tiêu chuẩn bao gồm 4 lĩnh vực 1- Giá trị và thái độ;

2- Tiếp cận nội dung; 3- Phương pháp giảng dạy;

4- Phổ biến kinh nghiệm dạy học.

Năm 1993, Chính phủ Úc thành lập Hội đồng giáo viên Úc. Năm 1996, Hội đồng giáo viên Úc đã đề xuất một hướng dẫn cấp Quốc gia nhằm đánh giá năng lực giáo viên mới với mục đích xây dựng tiêu chuẩn cho giáo viên. Việc đưa ra tiêu chuẩn quốc gia này tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh giá giáo viên thống nhất trên toàn lãnh thổ.

Có 5 lĩnh vực cơ bản

1- Sử dụng và phát triển sự hiểu biết và giá trị nghề nghiệp; 2- Kỹ năng giao tiếp và làm việc với học sinh và đồng nghiệp;

3- Lập kế hoạch và quản lý quá trình dạy và học;

4- Theo dõi và đánh giá việc học tập của học sinh và kết quả học tập; 5- Phản ánh, đánh giá việc lập kế hoạch cho việc phát triển nghề nghiệp.

Dựa trên bộ tiêu chuẩn chung, một số bang cụ thể thành chuẩn nghề nghiệp của giáo viên bang mình. Ví dụ tại Bang Queesland (2005) bao gồm 12 tiêu chí sau đây.

1- Linh hoạt và sáng tạo;

2- Ngôn ngữ, văn chương, toán học; 3- Thách thức về trí thức;

4- Có mối giao tiếp bên ngoài trường học; 5- Hoà hợp với môi trường;

6- Hiểu biết về tin học và truyền thông; 7- Có kỹ năng thẩm định, đánh giá, kiểm tra; 8- Tham gia hoạt động xã hội;

9- Có ý thức bảo vệ môi trường;

10- Có quan hệ với cộng đồng rộng lớn; 11- Làm việc theo nhóm;

12- Thực hành nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên THCS âp dụng thí điểm tại thị xã Phúc Yên- Tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 27 - 35)