chất lượng của giáo viên
Đội ngũ giáo viên là yếu tố hàng đầu quyết định chất lượng giáo dục. Thông qua các hoạt động giảng dạy và giáo dục, người dạy cung cấp những
kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết cho người học đồng thời có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức của người học. Muốn giúp người học phát huy khả năng sáng tạo, khả năng tư duy và chủ động trong học tập đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay, cần phải đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và đổi mới cách đánh giá đối với giáo viên.
Căn cứ vào nguồn thông tin và nội dung đánh giá, việc đánh giá và phân loại giáo viên thường sử dụng các phương pháp.
- Phương pháp thống kế.
Số liệu về giáo viên của hệ thống thông tin giáo dục hiện hành mới cung cấp cho việc tính toán một số chỉ số trong bộ chỉ số thực hiện chủ yếu về đội ngũ giáo viên đã được đề tài lựa chọn (trình bày ở mục B của báo cáo này). Một số chỉ số đã đề xuất như cơ cấu giáo viên theo môn học, theo thâm niên giảng dạy và ngay cả tỷ lệ đạt chuẩn/ trên chuẩn về trình độ đào tạo cũng như chưa thể tính toán theo môn học ở cấp hệ thống. Cơ sở dữ liệu về giáo viên ở nước ta vừa thiếu chi tiết, vừa không đồng bộ và chất lượng số liệu không đảm bảo độ tin cậy. Vấn đề đặt trong thời gian tới là:
+ Phải lựa chọn phương pháp đo để có dự liệu chính xác nhất, tối thiểu hoá sai số đo lường;
+ Bổ sung các nội dung còn thiếu và cải tiến các hàng và cột trong báo cáo thống kê hàng năm nhằm thu thập từ cơ sở các số liệu về giáo viên theo từng môn học, độ tuổi, trình độ được đào tạo, số năm tham gia giảng dạy v.v;
+ Các số liệu về giáo viên phải được kết hợp với các dự liệu khác nhau như kết quả học tập của người học và tạo thành một chỉnh thể. Tương lai xa hơn, chúng ta cần thực hiện các phân tích thông kê nhằm đánh giá tác động của chất lượng giáo viên đến kết quả học tập của người học. Đây là một lĩnh vực phức tạp và lĩnh vực mới đang được hoàn thiện ở các nước có nền kinh tế tiên
tiến và do vậy sẽ đặc biệt khó khăn với nước ta do thiếu hệ thống dữ liệu căn bản. Những vấn đề này đòi hỏi phải có kinh nghiệm chuyên môn đặc biệt và vì thế trong tương lai cần có những nghiên cứu chuyên sâu hơn lĩnh vực này.
- Phương pháp điều tra thu thập ý kiến người học. Có thể tiến hành thu thập ý kiến người học về chất lượng hoạt động giảng dạy của người dạy.
Việc thu thập ý kiến người học (sinh viên hoặc học sinh lớn tuổi: thường từ độ tuổi THPT trở lên) hoặc cha mẹ học sinh về hoạt động giảng dạy của người dạy là khá phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Sau khi kết thúc mỗi môn học, nhà trường đều tiến hành thu thập các thông tin phản hồi về hoạt động giảng dạy của người dạy thông qua các mẫu phiếu đánh giá dành cho người học được thiết kế sẵn và chuẩn. Tình hình ở nước ta thì khác, vấn đề này mới được thử nghiệm, chưa được sử dụng một cách chính thức và thường xuyên. Những cản trở chính cho phương thức này bao gồm:
+ Về văn hoá: Việt Nam vốn theo truyền thống “tôn sư trọng đạo” nên trò đánh giá thầy là khó chấp nhận.
+ Về giá trị ý kiến người học, thường có quan niệm cho rằng những ý kiến của người học/ cha mẹ người học là rất hạn chế do không đủ trình độ về một lĩnh vực chuyên sâu “giảng dạy” để nhận xét.
Tuy nhiên qua các cuộc thử nghiệm cho thấy chính người học là người thường xuyên tiếp xúc và hiểu biết rõ nhất về hiệu quả và chất lượng giảng dạy của mỗi giáo viên tại các giờ lên lớp. Bởi vậy cần phát triển phương pháp đo lường này nhằm bổ sung cho việc đánh giá chất lượng người dạy. Trong việc phát triển phương thức đánh giá này, ngoài việc tạo sự nhất trí cao về nhận thức trong đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, cần chú ý những kỹ thuật sau:
- Lựa chọn đối tượng trả lời phiếu hỏi: Chỉ những người có sự hiểu biết tương đối về người dạy, thường xuyên liên hệ với người dạy, biết rõ công
việc giảng dạy và các hoạt động ngoài giờ lên lớp của người dạy thì mới đảm bảo chất lượng và giá trị của các thông tin thu được;
- Xác định rõ nội dung mà phiếu hỏi cần phải đo lường. Thường tập trung vào những lĩnh vực cốt lõi như: Hiểu biết về lĩnh vực chuyên môn giảng dạy (mức độ chuyên sâu); hoạt động giảng dạy (mức độ hiệu quả) và kiểm tra đánh giá (công bằng và hiệu quả);
- Ngoài các nội dung cốt lõi trên, thông thường trong phiếu hỏi sẽ mở rộng thêm các thông tin về các yếu tố tác động đến chất lượng dạy học. Chương trình môn học, điều kiện cơ sở vật chất, năng lực học, sự phục vụ/ dịch vụ của nhà trường đối với việc dạy học;
- Phiếu hỏi cần sử dụng những câu hỏi với các thuật ngữ thông dụng (trong những trường hợp cần thiết cần giải thích chi tiết ở sổ tay hướng dẫn) và chỉ hỏi những câu mà người trả lời biết tương đối rõ về các hoạt động giảng dạy và quan hệ, cư xử của người dạy với người học [3].