Tại Hồng Kông

Một phần của tài liệu Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên THCS âp dụng thí điểm tại thị xã Phúc Yên- Tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 35 - 37)

Năm 2003, Hội đồng cố vấn về chất lượng giáo viên của Hồng Kông đã tiến hành xây dựng một tiêu chuẩn chung nhằm đánh giá giáo viên trong đó bao gồm các tiêu chí về khả năng, kỹ năng, hiểu biết nghề nghiệp và thái độ của người giáo viên trong những lĩnh vực khác nhau, tại những thời điểm khác nhau của cuộc đời nhà giáo. Tiêu chuẩn này đã được soạn thảo để ủng hộ cho những gợi ý của Hội đồng cố vấn trong việc phát triển trình độ giáo viên tại Hồng Kông.

Ngược lại với tiêu chuẩn của các nước khác, Hội đồng cố vấn về chất lượng giáo viên Hồng Kông nhấn mạnh rằng các tiêu chuẩn được ban hành không nên dùng để đánh giá trình độ giáo viên một cách chính thức mà nên được sử dụng bởi các giáo viên hoặc các trường học như một tiêu chí để tự đánh giá bản thân.

Các tiêu chí của Hội đồng bao gồm 6 điểm như sau:

1- Tin tưởng rằng tất cả các học sinh đều có khả năng học tập; 2- Thương yêu và quan tâm đến học sinh;

3- Tôn trọng tính đa dạng của học sinh;

4- Có trách nhiệm và cống hiến cho nghề nghiệp; 5- Có tinh thần hợp tác và chia sẻ đối với đồng nghiệp; 6- Có niềm đam mê học tập và nâng cao trình độ.

Những tiêu chuẩn có thể chia làm 4 lĩnh vực:

- Dạy và học;

- Sự phát triển của sinh viên; - Sự phát triển của trường;

- Quan hệ nghề nghiệp và phục vụ lợi ích xã hội.

Mỗi một lĩnh vực này có 4 định cỡ. Mỗi định cỡ được xác định bởi hai hay 4 thành tố. Mỗi một thành tố được mô tả bởi 5 ký hiệu hoặc mức độ. Một giáo viên được đánh giá dựa trên các thành tố đó, trong đó chia ra làm 3 mức độ:

- Đạt chuẩn; - Khá;

- Hoàn thiện.

e. Ở EOCD

Trung tâm nghiên cứu giáo dục thuộc Trung tâm quan hệ và phát triển kinh tế đã tổ chức một cuộc điều tra trên bình diện quốc tế và chất lượng giáo viên (EOCD – 1994). Chất lượng của giáo viên được đánh giá từ những khía

cạnh khác nhau. Khía cạnh thứ nhất: Trình độ hiểu biết của giáo viên về lĩnh vực họ tham gia giảng dạy. Khía cạnh thứ hai về kỹ năng sư phạm của người giáo viên trong đó bao gồm khả năng tập hợp và sử dụng tri thức trong giảng dạy. Khía cạnh thứ ba về khả năng tự nhận xét và phê bình của từng giáo viên. Khía cạnh thứ tư về việc biết thông cảm và nhận biết chân giá trị của người khác. Khía cạnh cuối cùng là khả năng quản lý của người giáo viên ở trong và ngoài lớp học. Những tính chất của một nhà giáo ưu tú qua cuộc khảo sát này bao gồm:

- Trách nhiệm với công việc;

- Có hiểu biết về lĩnh vực mình giảng dạy; - Yêu trẻ;

- Tạo ra hình mẫu về đạo đức; - Quản lý nhóm hiệu quả; - Ứng dụng công nghệ mới;

- Biết sử dụng nhiều phương pháp dạy và học; - Biết chỉnh sửa và hoàn thiện kỹ năng giảng dạy; - Hiểu rõ từng học sinh của mình;

- Trao đổi ý kiến với đồng nghiệp;

- Biết đánh giá bản thân trong nghề nghiệp; - Hợp tác với đồng nghiệp;

- Nâng cao trình độ nghề nghiệp; - Đóng góp cho xã hội.

1.2.4.Thực tiễn của việc đánh giá chất lượng giảng dạy ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên THCS âp dụng thí điểm tại thị xã Phúc Yên- Tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 35 - 37)