Đào tạo những cán bộ có kiến thức chuyên môn về thương hiệu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Xây dựng và phát triển thương hiệu Vegetexco tại thị trường Hoa Kỳ docx (Trang 69 - 72)

I. Các thị trường chính của Tổng công ty.

8.Đào tạo những cán bộ có kiến thức chuyên môn về thương hiệu

Đây là một việc làm cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp nếu muốn duy trì một thương hiệu mạnh. Vì nếu một thương hiệu không được quản lý tốt thì nó có thể có thể mang lại giá trị âm cho doanh nghiệp.

Những cán bộ quản trị thương hiệu sẽ phải thực hiện tất cả những công việc liên quan bao gồm:

- Những quyết định về thiết kế bao bì cho sản phẩm. Mỗi sản phẩm mới khi đưa ra thị trường cần một bao bì mới, một sản phẩm đã tồn tại lâu trên thị trường cần sự đổi mới, hay bao bì của một sản phẩm không còn phù hợp cũng cần sự điều chỉnh. Tất cả những công việc này đòi hỏi phải có một bộ phận thiết kế riêng. Các doanh nghiệp cũng có thể thuê một công ty chuyên thiết kế khi cần thiết theo ý tưởng của mình nhưng có thể gặp phải những hạn chế khi công ty đó không thực sự hiểu biết về doanh nghiệp, sản phẩm của doanh nghiệp và đặc tính của thị trường

- Những quyết định liên quan đến việc mở rộng chủng loại sản phẩm mang thương hiệu chung. Mỗi sản phẩm mới đưa ra thị trường cần có thời gian thử nghiệm, nó có thể thành công và cũng có thể không. Nếu như sản phẩm mới đưa ra không được nghiên cứu một cách cụ thể khi thất bại nó có thể làm giảm hình ảnh vốn có của thương hiệu.

- Quyết định về thay đổi trong nhãn hiệu. Sau một thời gian tồn taị, thương hiệu đang sử dụng có thể cần phải thay đổi cho phù hợp hơn hay đơn giản chỉ là nhu cầu đổi mới. Sự thay đổi có thể ở từng bộ phận trong nhãn hiệu hay toàn bộ nhãn hiệu, kiểu chữ viết, logo, slogan… Tuy nhiên, doanh nghiệp cần cân nhắc thật cẩn thận khi đưa ra những quyết định

liên quan đến sự thay đổi này. Vì khi một thương hiệu đã được khách hàng quen thuộc thì sự thay đổi có thể sẽ làm cho khách hàng trở nên lạ lẫm.

- Quyết định về xúc tiến, khuếch trương hình ảnh thương hiệu. Những hoạt động này bao gồm những hình thức khác nhau nhưng đòi hỏi chi phí và công sức nên cần phải được cân nhắc sao cho mang lại hiệu quả truyền thông cao nhất.

- Bên cạnh đó còn nhiều những quyết định quan trọng khác cần thực hiện thường xuyên.

Hàng năm, Tổng công ty đều có kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ ở cả trong và ngoài nước. Theo báo cáo của phòng Xúc tiến thương mại, trong năm 2003, phòng đã thực hiện việc đào tạo 46 cán bộ về kỹ năng xúc tiến thương mại cho các đơn vị thành viên Tổng công ty. Tuy nhiên, cán bộ có kỹ năng về thương hiệu vẫn còn hạn chế. Hiện nay, toàn Tổng công ty vẫn chưa có cán bộ có chuyên môn sâu trong quản trị trương hiệu. Trong thời gian tới, khi việc phát triển thương hiệu được đẩy mạnh thì việc đào tạo cán bộ trong lĩnh vực này là một yêu cầu bức thiết.

Kết luận

Thế kỷ 21 thực sự là cuộc cạnh tranh của những thương hiệu mạnh. Trên thế gới, các tập đoàn nổi tiếng như CocaCola, SONY, Kodak… dã có được chỗ đứng vững chắc trong tâm trí người tiêu dùng. ở Việt Nam, sau hàng loạt các vụ tranh chấp thương hiệu như Trung nguyên, Agifish… các doanh nghiệp Việt Nam đã thực sự nhận thấy tầm quan trọng của

thương hiệu và họ đang cố găng để đưa thương hiệu của mình đến người tiêu dùng một cách cẩn trọng và quy mô hơn hết.

Phát huy những thế mạnh về nguồn trái cây, rau và nông sản nhiệt đới phong phú ở Việt Nam, nguồn lao động dồi dào cũng như thị trường thế giới đang rộng mở - Tổng công ty rau rau quả nông sản đã ngày càng đưa sản phẩm của Việt Nam thâm nhập sâu vào thị trường thế giới. Tính đến nay, Tổng công ty đã có quan hệ xuất nhập khẩu với trên 50 nước trên thế giới và trở thành một doanh nghiệp đầu ngành trong ngành rau quả của Việt Nam. Đứng trước xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt trên toàn thế giới cũng như trong các thị trường trọng điểm của mình và đặc biệt là tại Hoa Kỳ, Tổng công ty đã tìm kiếm giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên trị trường này để ngày càng thâm nhập sâu hơn và mở rộng mức tiêu thụ tại thị trường này và một trong những giải pháp hữu hiệu và cấp thiết được đưa ra là xây dựng và phát triển thương hiệu Vegetexco tại thị trường Hoa Kỳ. Trước hết vì tầm quan trọng của thị trường này trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty và những mong muốn xa hơn trong tương lai.

Sau hiệp định thương mại song phương được ký kết giữa chính phủ hai nước, các doanh nghiệp của ta có nhiều lợi thế hơn khi tham gia kinh doanh cùng các đối tác Hoa Kỳ, Tổng công ty cũng coi đây như là một cơ hội để tăng kim ngạch xuất khẩu của mình trong tương lai để trở thành một thương hiệu có uy tín đối với người tiêu dùng Hoa Kỳ. Những giải pháp đề cập đến trên đây, tác giả mong muốn được đóng góp một phần nhỏ trong công trình nghiên cứu về thương hiệu của Tổng công ty tại thị trường Hoa Kỳ nói riêng và trên toàn cầu. Những giải pháp đưa ra còn mang nhiều tính lí luận do còn thiếu những kinh nghiệm thực tiễn.

Danh mục tài liệu tham khảo

3. Giáo trình marketing căn bản – PGS. TS Trần Minh Đạo 4. Giáo trình quản trị marketing – Phillip Kotler

5. Giáo trình quản trị sản phẩm – Th.S Ngô Thị Thu – NXB Thống Kê 6. Kỷ yếu khoa học khoa marketing trường đại học kinh tế quốc dân 7. Chiến lược quản lý nhãn hiệu – Nhà xuất bản thanh niên

8. Sức mạnh thương hiệu – Báo Sái Gòn tiếp thị – Nhà xuất bản trẻ 9. Thương hiệu Việt - Báo Sái Gòn tiếp thị – Nhà xuất bản trẻ 10. Báo cáo tài chính – Tổng công ty rau quả nông sản Việt Nam

11. Chiến lược phát triển liên kết ngành trái cây Việt Nam – Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ USAID

12. Đề án phát triển của Tổng công ty rau quả Việt Nam

13. Báo cáo tổng kết công tác kinh doanh – Tổng công ty rau quả nông sản 14. Kinh doanh với Hoa Kỳ – VCCI

15. Hồ sơ thị trường Hoa Kỳ – VCCI, Vnexpress 16. Báo công nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Xây dựng và phát triển thương hiệu Vegetexco tại thị trường Hoa Kỳ docx (Trang 69 - 72)