I. Các thị trường chính của Tổng công ty.
1. Các hoạt động marketing mix
1.4. Chính sách xúc tiến.
Mục đích chính của chính sách xúc tiến hiện nay của Tổng công ty là tìm những nhà phân phối nước ngoài hoặc người mua công nghiệp và thông qua họ đưa sản phẩm của Tổng công ty vào thị trường.
Trong thời gian qua, hoạt động quảng cáo của Tổng công ty rất hạn chế, chủ yếu là quảng cáo trên các tạp chí của ngành nông nghiệp và báo của Bộ thương mại
Để xúc tiến bán hàng, Tổng công ty sử dụng các hình thức chủ yếu là các Catalogue và tham gia hội chợ triển lãm. Tổng công ty tiến hành in các Catalogue về sản phẩm và gửi chúng cho khách hàng tiềm năng. Đây là hình thức tốt, có thể cung cấp những thông tin khá đầy đủ về sản phẩm. Các Catalogue đẹp, hấp dẫn là tham khảo tuyệt vời cho người nhập khẩu nước ngoài khi họ quyết định mua. Catalogue thường được gửi kèm theo thư chào hàng.
Tham gia triển lãm là cách thức xúc tiến có hiệu quả nhất của Tổng công ty. Thông qua triển lãm quốc tế là cơ hội để Tổng công ty giới thiệu trực tiếp sản phẩm tới khách hàng. Khách hàng có thể tìm hiểu, trao đổi trực tiếp với những người có trách nhiệm và am hiểu về sản phẩm, về các điều kiện mua bán; trên cơ sở đó ký kết những hợp đồng, và từ những hợp đồng ấy có thể tạo ra cơ hội thị trường lớn chưa từng có cho Tổng công ty. Cũng thông qua triển lãm, Tổng công ty có thể thu thập thông tin về những khách hàng tiềm năng, từ đó xây dựng kế hoạch quảng cáo trực tiếp sản phẩm hoặc gửi thư cho các doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu ở thị trường đó. Từ cuối năm 1999, Tổng công ty đã thành lập phòng xúc tiến thương mại. Với biên chế bước đầu gồm hai cán bộ, tuy chưa đủ và còn nhiều khó khăn
nhưng phòng đã hoạt động khá tích cực và đã có những kết quả nhất định. Những thông tin về quy mô doanh nghiệp, về chủng loại sản phẩm vói những đặc tính đầy đủ cũng như về giá cả đã được đưa lên mạng tại một website với địa chỉ: www.vegetexco…và chào bán tại nhiều “chợ” lớn và nổi tiếng trên mạng Internet. Sau một thời gian ngắn, đã có hàng trăm khách hàng quan tâm tới các mặt hàng của Tổng công ty, nhiều giao dịch đã thực hiện và hứa hẹn trong tương lai, phương pháp xúc tiến này sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao. Qua sử dụng mạng, phòng xúc tiến đồng thời đã cung cấp nhiều thông tin về các thị trường, về giá cả cũng như những yêu cầu của một số thị trường về các loại sản phẩm rau quả. Bên cạnh đó là những thông tin về khoa học kỹ thuật, tiêu chuẩn các sản phẩm của các thị trường như Hoa Kỳ, EU…
Có thể nói rằng, các nội dung cơ bản của chiến lược Marketing – mix đều đã được tiến hành trong chiến lược phát triển thị trường của Tổng công ty thời gian qua. Với hoàn cảnh cụ thể hiện nay của Tổng công ty, những hoạt động này phần nào mang lại kết quả tốt. Tuy nhiên, những hoạt động này còn nhiều hạn chế mà xuất phát chủ yếu từ những khó khăn nội tại của Tổng công ty: chưa xây dựng một hệ thống chiến lược thị trường, chưa đưa ra những kế hoạch thực hiện cụ thể với từng thị trường, từng mặt hàng, phụ thuộc vào đơn đặt hàng từ nước ngoài. Do vậy khi môi trường, hoàn cảnh kinh tế chung thay đổi, hoạt động của Tổng công ty ngay lập tức gặp khó khăn. Điều này đã lý giải cho những giảm sút trong kim ngạch xuất khẩu rau quả của Tổng công ty sau khi mất thị trường Liên Xô và sau cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ vừa qua. Để phát triển bền vững hơn, Tổng công ty phải có sự nghiên cứu thị trường một cách chi tiết, lên những kế hoạch ngắn hạn, dài hạn thật cụ thể để có thể tận dụng hết những điểm mạnh cũng như hạn chế tối đa các yếu điểm của mình.