Các hoạt động xây dựng thương hiệu Vegetexco trong thời gian qua 1 Lấy chất lượng làm nền tảng cho một thương hiệu vững mạnh.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Xây dựng và phát triển thương hiệu Vegetexco tại thị trường Hoa Kỳ docx (Trang 43 - 47)

I. Các thị trường chính của Tổng công ty.

2. Các hoạt động xây dựng thương hiệu Vegetexco trong thời gian qua 1 Lấy chất lượng làm nền tảng cho một thương hiệu vững mạnh.

2.1. Lấy chất lượng làm nền tảng cho một thương hiệu vững mạnh.

Khi nói đến sản phẩm, chúng ta chỉ thấy những khía cạnh hiện hữu của sản phẩm với những đặc tính vật lí của nó. Nhưng khi sử dụng sản phẩm, người tiêu dùng còn cảm nhận được tính chất vô hình của nó, đó là khả năng thoả mãn nhu cầu của sản phẩm, nếu khi kinh doanh, doanh nghiệp không quan tâm đến điều này thì khả năng thành công là hiếm hoi. Sản phẩm là tập hợp những đặc tính và lợi ích mà nhà sản xuất thiết kế nhằm thoả mãn nhu cầu

khách hàng, khi người tiêu dùng tìm kiến những lợi ích khác biệt, họ sẽ tìm thấy những sản phẩm khác nhau.

Ngay từ khi thành lập, Tổng công ty đã xác định trước hết muốn tồn tại và phát triển thì việc đầu tiên cần khẳng định đó là giá trị cung cấp cho khách hàng. Tổng công ty đã thiết lập một hệ thống liên kết từ sản xuất nông nghiệp đến chế biến công nghiệp, bảo quản và xuất khẩu. Hệ thống liên kết dọc này đảm bảo cho Tổng công ty thực hiện được các tiêu chuẩn chất lượng một cách thuận lợi hơn, điều này đáp ứng được yêu cầu của các khu vực thị trường khó tính nhất. Đây là một điểm thuận lợi cho phát triển thương hiệu của Tổng công ty. Ngày nay, cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp cung cấp hàng hoá, không thể tồn tại một sản phẩm chất lượng kém trên thị trường vì nó sẽ sớm bị đào thải bởi các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Khẳng định một tiêu chuẩn chất lượng là đảm bảo một nền tảng tốt cho phát triển một thương hiệu vững mạnh.

2.2. Thiết kế nhãn hiệu, bao gói cho sản phẩm.

Một yếu tố quan trọng của sản phẩm được nhà sản xuất xem xét kỹ là việc nghiên cứu, thiết kế bao bì cho sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm tiêu dùng. Đôi khi chi phí bao bì chiếm 10 đến 15% trong giá bán sản phẩm nhưng riêng với rau quả đóng hộp thì chi phí bao bì lên tới 40 – 50% giá bán. Ngoài chức năng bảo vệ cho sản phẩm, bao gói còn là một trong những cơ sở để người mua đánh giá và lựa chọn sản phẩm. Mặt khác, khi thu nhập tăng lên thì yêu cầu của người mua về bao bì sản phẩm càng cao.

Tổng công ty có một đơn vị thành viên chịu trách nhiệm sản xuất bao bì đảm bảo những yêu cầu về mặt kĩ thuật và yêu cầu bảo quản sản phẩm. Sản phẩm rau quả và nông sản xuất khẩu đòi hỏi những tiêu chuẩn cao cho bao bì sản phẩm vì đây là một trong những mặt hàng thực phẩm nên chịu sự kiểm định gắt gao của nước nhập khẩu. Rau quả tươi đòi hỏi chế độ bảo quản cực kì nghiêm ngặt về nhiệt độ, độ chân không, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật hay vi sinh vật cho phép… Bao gói cho sản phẩm cũng phải sử dụng những chất liệu đạt tiêu chuẩn.

Ngoài chất liệu và kiểu dáng bao bì sản phẩm, việc thiết kế bao bì, nhãn hiệu và những công việc liên quan cũng không kém phần quan trọng để dành được lợi thế cạnh tranh trong thời đại ngày nay. Tổng công ty đã chủ trương dùng chung một logo của Vegetexco cho toàn bộ sản phẩm. Logo và toàn bộ phần chữ viết được thiết kế bởi một công ty thiết kế đồ hoạ dựa

theo ý tưởng của ban lãnh đạo Tổng công ty ngay từ giai đoạn đầu thành lập. Hiện nay, Tổng công ty vẫn đang tiếp tục thiết kế những bao gói mói cho những sản phẩm mới

2.3. Hoạt động đăng kí bảo hộ thương hiệu của Tổng công ty.

Một nhãn hiệu khi đã thành công thì việc kinh doanh sẽ trở nên thuận lợi hơn tuy nhiên nó rất có thể sẽ bị các đối thủ hoặc những doanh nghiệp bắt trước để tạo ra những sản phẩm tương tự dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng. Do đó, để đảm bảo về mặt pháp lý đối với nhãn sản phẩm, doanh nghiệp sẽ đăng kí bảo vệ nhãn hiệu cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, và khi được chấp nhận, nhãn hiệu này được gọi là nhãn hiệu đã đăng ký hay thương hiệu. Nếu muốn bảo hộ thương hiệu của mình trên thị trường quốc gia nào, doanh nghiệp sẽ phải đăng kí bảo hộ tại cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đó.

Hiện nay, Tổng công ty đã tiến hành đăng kí bảo hộ phần logo và chữ viết chuẩn của mình tại Việt Nam và đã nhận được sực bảo hộ trên lãnh thổ Việt Nam.

Các đợn vị thành viên của Tổng

công ty muốn sử dụng logo này phải đảm bảo chất lượng sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn của Tổng công ty đưa ra. Tuy nhiên, Tổng công ty lại chưa đăng ký bảo hộ thương hiệu tại bất kì thị trường quốc gia xuất khẩu nào. Ngay cả sau hàng loạt các vụ kiện tranh chẩp thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam mới đây, việc đăng ký thương hiệu của Tổng công ty tại các thị trường mục tiêu vẫn còn trong kế hoạch. Sắp tới, Tổng công ty sẽ xúc tiến việc đăng kí tại 3 nước là Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản.

Hoạt động marketing hiện đại rất chú trọng đến các chiến lược xúc tiến thương mại. Bản chất của xúc tiến thương mại chính là truyền tin về sản phẩm và doanh nghiệp tới khách hàng để thuyết phục họ mua.

Trong chương trình này, phòng xúc tiến thương mại là bộ phận chính chịu trách nhiệm thực hiện. Theo báo cáo của phòng, trong năm 2003 có một số hoạt động đã được thực hiên như sau:

- Chủ trì thực hiện 6 chương trình xúc tiến thương mại trong ngành rau quả, nông sản

- Triển khai mở văn phòng đại diện tại thị trường Trung Quốc. - Phát hành bản tin thị trường

- Thực hiện 15 hợp đồng quảng cáo trên các báo và tạp chí trong nước. Tổng công ty đã tiến hành đăng quảng cáo của mình trên một số báo, tạp chí của ngành nông nghiệp, tạp chí của Bộ thương mại…

- Phối hợp với phòng kinh doanh 4 tham gia hội chợ xuân 2002 – 2003 và phiên chợ rau an toàn thực phẩm chất lượng cao lần thứ nhất thành phố Hà Nội

- Xây dựng catalogue mới của Tổng công ty - Phối hợp làm lịch xuân 2004

2.5. Các hoạt động chuẩn bị cho việc phát triển thương hiệu của Tổng công ty tại thị trường Hoa Kỳ. thị trường Hoa Kỳ.

Trong năm 2003, do nhận thức được tầm quan trọng của bảo hộ thương hiệu, Tổng công ty đã cử đoàn lãnh đạo đi khảo sát thị trường Hoa Kỳ để làm việc với các công ty và khách hàng Hoa Kỳ trong lĩnh vực này đi đến kí kết hợp đồng xuất khẩu cho Tổng công ty.

Tổng công ty đã cử cán bộ chuyên nghiên cứu về thương hiệu và bảo hộ thương hiệu chuẩn bị cho việc đăng ký bảo hộ tại 3 thị trường trọng điểm trong đó có thị trường Hoa Kỳ. Tổng công ty chọn công ty luật Phạm & associate làm công ty tư vấn luật trong lĩnh vực này với mong muốn có được những thông tin chính xác nhất và bước đầu thực hiện những hoạt động mang tính chắc chắn nhất trong giai đoạn này. Bộ phận thực hiện chức năng này đã cơ bản hoàn thành hợp đồng trình phía cơ quan chức năng phía Hoa Kỳ kiểm nghiệm và chấp thuận. Dự kiến đến năm 2005, Thương hiệu của Tổng công ty sẽ chính thức được bảo hộ tại Hoa Kỳ.

IV. Những điểm mạnh và những mặt còn hạn chế trong hoạt động marketing- mix và

xây dựng thương hiệu Vegetexco của Tổng công ty.

Đến đầu những năm 90, do chủ yếu xuất khẩu bằng phương thức thụ động nên hoạt động marketing của công ty chưa thực sự được chú trọng. Từ cuối những năm 90, chịu sức ép cạnh tranh mạnh mẽ từ nhiều phía và từng bước ý thức được tác dụng và tầm quan trọng- hoạt động marketing bắt đầu được đầu tư và phát triển. Trước những biến động mạnh mẽ của tình hình kinh tế- chính trị thế giới- hoạt động marketing đã nhận được sự đầu tư thích đáng và từng bước mang lại những hiệu quả đáng kể. Tuy nhiên, trong thời gian đầu phát triển- hoạt động marketing của Tổng công ty phát huy được nhiều điểm mạnh làm cơ sở cho đầu tư kinh doanh nhưng cũng còn nhiều những hạn chế cần được xem xét khắc phục.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Xây dựng và phát triển thương hiệu Vegetexco tại thị trường Hoa Kỳ docx (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)