Chính sách giá cả.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Xây dựng và phát triển thương hiệu Vegetexco tại thị trường Hoa Kỳ docx (Trang 39 - 41)

I. Các thị trường chính của Tổng công ty.

1.2.Chính sách giá cả.

1. Các hoạt động marketing mix

1.2.Chính sách giá cả.

Cùng với chính sách sản phẩm, chính sách giá cả là một yếu tố quan trọng của chiến lược Marketing và là một công cụ quyết định giúp Tổng công ty thành công khi tiếp thị sản phẩm ra thị trường nước ngoài.

Trước đây cũng như hiện nay, so với các sản phẩm cùng loại đang có trên thị trường, giá các sản phẩm rau quả của Tổng công ty được đánh giá là cao hơn; do vậy có nhiều khách hàng của Tổng công ty đã quay sang mua sản phẩm của những nhà cung cấp Trung Quốc, Thái lan. Vì thế, trong những năm gần đây, Tổng công ty đã chú ý sử sụng nhiều biện pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm.

Để đạt được mục tiêu tăng khả năng cạnh tranh, Tổng công ty xây dựng chiến lược giá thâm nhập để chiếm lĩnh thị trường. Trong điều kiện mọi mặt đều rất hạn chế, chất lượng chưa cao, mạng lưới phân phối chưa có… thì lựa chọn giá cả thấp hơn đối thủ cạnh tranh là yếu tố quyết định sự thành công cuả Tổng công ty. Chiến lược này đã được áp dụng cho thị trường Hoa Kỳ. Khi xâm nhập thị trường này với sản phẩm dứa nước đường, Tổng công ty chọn mức giá xuất khẩu bình quân là FOB -700 USD/tấn; trong khi đó, giá thành thực tế của sản phẩm lại lớn hơn.

Thực chất, chiến lược giá thâm nhập là việc qui định một mức giá thấp trong thời gian đầu xâm nhập vào thị trường nhằm bước đầu chiếm lĩnh được một phần thị trường và theo đó hi vọng sẽ nhanh chóng mở rộng phạm vi tiêu thụ sản phẩm.

ở đây nảy sinh một vấn đề là Tổng công ty chịu được khoản thua lỗ do bán sản phẩm với giá thấp hơn giá thành ở mức nào và trong thời gian bao lâu. Trước tình hình này, Tổng công ty đã khẳng định coi đó là một khoản đầu tư cho thị trường tương lai và tất nhiên, Tổng công ty sẽ không thể bán mãi sản phẩm với giá thấp như vậy được. Những nhà xuất khẩu rau quả khác trên thị trường bán với giá thấp hơn giá của Tổng công ty rất nhiều nhưng họ vẫn có lãi vì giá nguyên liệu đầu vào cho sản xuất của các nước này thấp. Như vậy, Tổng công ty luôn gặp những sức ép về giá có nguy cơ đẩy Tổng công ty ra khỏi những thị trường mới xâm nhập. Vì thế, yêu cầu cấp bách là phải tìm mọi cách hạ giá thành mà vẫn đảm bảo chất lượng. Làm được điều này, Tổng công ty mới có thể trụ vững và phát triển trên thị trường mới mà vẫn có lợi nhuận. Hiện nay các biện pháp đang được thực hiện là:

- Sắp xếp lại bộ máy hành chính để giảm chi phí gián tiếp cấu thành giá thành sản phẩm.

- Từng bước đổi mới máy móc, dây chuyền công nghệ, thiết bị ở những công đoạn quan trọng, đối với những sản phẩm chính, góp phần nâng cao chất lượng, tăng năng suất lao động.

- Thực hiện khoán công việc, định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng công đoạn sản xuất, tăng tính chủ động, tránh lãng phí.

- Định giá bán sản phẩm căn cứ vào điều kiện sản xuất, những yếu tố khách quan trên thị trường. Căn cứ theo những đơn đặt hàng để lựa chọn mức giá sao cho Tổng công ty

có thể thu lợi nhuận và khách hàng chấp nhận. Cách định giá này giúp Tổng công ty linh hoạt khi cung cầu trên thị trường thay đổi.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Xây dựng và phát triển thương hiệu Vegetexco tại thị trường Hoa Kỳ docx (Trang 39 - 41)