I. Các thị trường chính của Tổng công ty.
2. Những mặt còn hạn chế.
- Các hoạt động marketing của Tổng công ty còn phần nhiều mang tính thụ động, ít sáng tạo. Điều này thể hiện ngay trong cách tìm kiếm bạn hàng mới và xâm nhập vào các khu vực thị trường tiềm năng
- Các hoạt động nghiên cứu về khách hàng, về hành vi mua của các khu vực thị trường là đặc biệt quan trọng để xâm nhập vào các khu vực thị trường đó. Các hoạt động nghiên cứu của Tổng công ty vẫn còn mang nặng tính lí thuyết, chủ yếu là nghiên cứu trên bàn giấy
- Trong chiến lược sản phẩm của mình, Tổng công ty mới chỉ chú trọng nhiều đến chất lượng của sản phẩm mà chưa thực sự đầu tư cho nghiên cứu mẫu mã bao bì sản phẩm
- Những năm trở lại đây, thương hiệu đang thực sự là một vấn đề đối với các doanh nghiệp kinh doanh đặc biệt là các doanh nghiệp có hàng hoá xuất khẩu đi các nước. Từ các vụ kiện tranh chấp thương hiệu của hàng loạt các doanh nghiệp Việt Nam như Vinataba, cà phê Trung Nguyên hay gần đây nhất là thương hiệu cá Tra, cá basa tại thị trường Hoa Kỳ, Tổng công ty vẫn chưa coi đây là vấn đề cần nhanh chóng được giải quyết. ở một số khu vực thị trường điển hình như tại thị tường Hoa Kỳ, sản phẩm của Tổng công ty được tiêu thụ qua thương hiệu của nhà nhập khẩu. Vì thế, người tiêu dùng tại các khu vực thị trường này chưa hề biết đến tên tuổi của Tổng công ty, Tổng công ty cũng chưa đăng kí bảo hộ thương hiệu
của mình tại các khu vực thị trường này. Đây là một suy nghĩ bàng quan hay là sự phản ứng không linh hoạt của tổng công ty trước xu thế của thị trường?
Chương 3
Phương hướng xây dựng và phát triển thương hiệu Vegetexco tại thị trường Hoa kỳ.
I. Căn cứ để xây dựng và phát triển thương hiệu Vegetexco