Yếu tố tâm linh phản ánh hiện thực đời sống xã hội đương thờ

Một phần của tài liệu VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU (Trang 91 - 94)

CỦA NGUYỄN DU

3.1.2. Yếu tố tâm linh phản ánh hiện thực đời sống xã hội đương thờ

Sở dĩ có niềm tin vào sự chi phối của lực lượng siêu nhiên với những điều kì lạ và những quan niệm sâu xa về thế giới bên kia là bởi vì hiện thực cuộc sống bi thảm “bách niên đa thiểu thương tâm sự” bao nhiêu nỗi thương tâm. Ở đây "Những điều trông thấy mà đau đớn lòng!" ở kia lại là một "trường dạ tối tăm trời đất". Nên có thể khẳng định, các yếu tố tâm linh trong Truyện Kiều

Văn Chiêu hồn của Nguyễn Du có tác dụng to lớn trong việc phn ánh hin thc đời sng xã hi đương thi.

Các yếu tố tâm linh trời, Phật, thần thánh, hồn ma, mộng mị… không phải là một cái gì xa lạ

mà chính là hiện thực đời sống được lạ hóa. Với tính chất kì lạ, những yếu tố tâm linh như là một hình thức nghệ thuật nhằm phản ánh cái thực của đời sống xã hội. Phản chiêu hồn của Nguyễn Du là một trong những minh chứng cho việc lấy cái ảo để nói cái thực.

Thông thường thì người ta làm văn cúng tế gọi hồn về, mà Nguyễn Du lại làm thơ “Phản chiêu hồn” (chống lại việc chiêu hồn) bảo hồn Khuất Nguyên đừng về cõi trần. Và Nguyễn Du đã có lý:

Hồn ơi! Hồn ơi! Sao không về?

Đông, Tây, Nam, Bắc không có nơi nào nương tựa đâu! Lên trời, xuống đất đều không được,

Vềđất Yên đất Dĩnh mà làm gì?

Thành quách vẫn như cũ, nhưng nhân dân đã khác rồi, Bụi bay mù mịt bẩn cả quần áo.

Họđi ra ngựa ngựa xe xe, họở nhà vênh vênh váo váo

Đứng ngồi bàn tán tựa như ông Cao, ông Quỳ. Hồn không thấy mấy trăm châu ở Hồ Nam đó sao?

Chỉ có những người gầy gò, không ai béo tốt. Hồn ơi! Hồn ơi! Nếu theo đường đó, Thì sau Tam Hoàng, không còn hợp thời nữa.

Hãy sớm thu tinh thần về với thái hư,

Đừng trở lại đây mà người ta mai mỉa.

Mượn cái ảo để nói đến cái thực, làm cho cái thực trở nên lạ hơn, và làm cho chính nó trở

nên thực hơn bao giờ hết. Đó là cái thực của một xã hội đầy mây đen và bóng tối bao trùm lên tất cả!

Cá rồng không ăn, hùm sói cũng ăn”

Đó là cái thực của một cuộc sống mà con người đang lay lắt, dật dờ bởi sựđe dọa của chiến tranh, sự đổi thay triều đại, thiên tai, dịch họa cho đến cả yêu tinh thủy quái. Những cái chết thảm

đạm, rùng rợn, chết đủ mọi cách: Chết trận, chết bệnh, chết ốm đau, chết tù, chết già, chết non, chết

đuối… Cái chết như những vầng mây đen giông tố khổng lồ đổ sập xuống thành mưa bão úp chụp lấy thân phận con người, không trừ một ai. Nguyễn Du nói về cái chết cũng chính là nói về sự sống, cái “thực” của xã hội, của cuộc đời.

Sự xuất hiện dày đặc của các hiện tượng tâm linh mộng, cầu cúng, khấn vái, thề nguyền… góp phần phản ánh không khí tư tưởng của xã hội trong dòng chảy văn hóa của nước ta từ xưa đến nay. Tiêu biểu như thời đại Lý- Trần, không chỉ trong tầng lớp dân chúng mà trong cả hàng ngũ vua quan triều đình đều rất tin vào tính thiêng liêng của thần. Điều đó trước hết không ngoài mục đích

đề cao vương quyền dưới ánh sáng hào quang kì diệu có tính chất thần linh. Bên cạnh đó hiện tượng các nhà sư làm phép thuật hay cầu đảo cho các nhà vua xuất hiện nhiều trong Thiền uyển tập anh, Lĩnh Nam Chích Quái… (truyện về sư Khuông Việt giúp Lê Đại Hành đuổi giặc Tống, Sư Vạn Hạnh giúp Lý Công Uẩn lên ngôi, Từ Đạo Hạnh và Nguyễn Minh Không giúp Lý Thần Tông nối ngôi…), một mặt phản ánh sự ảnh hưởng của Phật giáo Mật Tông trong tín ngưỡng dân gian và niềm tự hào về các nhân vật có tài năng kì lạ của nước Đại Việt. Nhưng quan trọng hơn nó chứng tỏ

một sự thực vai trò của các tăng lữ, thiền sưđối với các vương triều. Họ không chỉ tham gia tích cực vào việc chính trị của nhà nước mà còn can thiệp sâu vào nội bộ hoàng gia (chữa bệnh cho vua, cầu tự cho hoàng hậu có con, lập hoàng thái tử…). Thế kỉ XVIII-XIX, nhiều tác phẩm như Cung oán ngâm (Nguyễn Gia Thiều), Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn- Đoàn ThịĐiểm), Hoa Tiên, Bích câu kì ngộ…mà đỉnh cao là Truyện Kiều, Văn chiêu hồn của Nguyễn Du đã tái hiện khá rõ nét hiện thực xã hội đương thời, đặc biệt thân phận con người trong buổi chiến tranh li loạn. Đó là những hình

ảnh bi thương, người sống đói rét không có chỗ nào tựa nương, người chết thì oan hồn vất vưởng thường tụ họp lại thành từng đàn lũ, thở than với cỏ rêu, sương lạnh. Đói kém, giặc giã, thiên tai,

địch họa… là những nỗi khổ mà người dân phải gánh chịu, và cái chết không chừa một ai, cái chết lắm lúc đến với con người một cách bất ngờ… Cho nên nói chuyện của cõi âm nhưng thật tế lại là những con người đang sống mỏi mòn, lay lắt. Do đó, bằng con mắt thần “trông thấy sáu cõi”, Nguyễn Du lập đàn chiêu hồn cầu cho những oan hồn sớm được siêu thoát và ẩn đằng sau đó là niềm mong mỏi người sống được ấm no hạnh phúc. Không còn những cảnh ông lão hát đến sùi bọt mép, đàn đến rả rời tay chân mà chỉ được vài đồng (Thái Bình mại ca giả), hai mẹ con người ăn mày lang thang lê lết trên đường mà không ai cho một ngụm nước miếng cơm (Sở kiến hành).

Rõ là cả hằng hà sa số con người đang bị cái đói, cái nghèo, cái chết ảm ảnh. Như Trương Chính nhận xét: “Trong Văn tế chiêu hồn, Nguyễn Du có dịp gợi lên những hình ảnh đau xót của

thời đại ông. Có những người ở tầng lớp trên, nhưng đa số là những người ở tầng lớp dưới. Trong tầng lớp trên thì lòng thương của ông dành cho những người “chân yếu tay mềm”, do hoàn cảnh thời bấy giờ mà đang sống trong cảnh” màn lan trướng huệ” bỗng chốc bơ vơ như chiếc lá giữa dòng. Còn tầng lớp dưới thì có thể nói là đủ mặt, từ người học trò ốm đau dọc đường không ai thuốc thang nuôi nấng, đến chết phải “liệm sấp chôn nghiêng”…đến những em “tiểu nhi tấm bé” vừa ra đời không được chăm sóc, nên phải chết yểu v.v...”

Sự tang thương dâu bể của cuộc đời, sự chóng vánh, ngắn ngủi của một kiếp người, là một trong những tác nhân bóp nghẹt cuộc sống của con người, nhưng đúng hơn là cái xã hội phong kiến bất nhân ấy đang xiết chặt hơn đời sống vật chất và tinh thần của con người. Đặc biệt là những cuộc

đời hoa trôi mây nổi như những Đạm Tiên, Tiểu Thanh, cô Cầm… mà nhất là bóng ma Đam Tiên

đã để lại nỗi ám ảnh khuôn nguôi cho Kiều về số kiếp hồng nhan bạc mệnh. Đáng lẽ những người phụ nữ tài hoa tài tình như thế phải được người đời trân trọng, phải được hưởng hạnh phúc dài lâu. Thế mà cuộc đời của họ lại quá ngắn ngủi. Nổi danh tài sắc một thời ấy vậy mà Đạm Tiên thoắt đã “gãy cành thiên hương”, ra đi trong sự phôi pha của thời gian, trong sự quên lãng của người đời. Còn Kiều dẫu không chết nhưng cầm bằng đã chết. Cuộc đời của Kiều như xoay vần trong vòng tay của những thế lực hữu hình và cả những thế lực vô hình không sao vượt thoát ra được. Số phận con người với những cảnh ngộ éo le, ngang trái, những bước thăng trầm của một kiếp người được mở ra từ “những điều trông thấy”. Khiến Nguyễn Du không cầm được lòng đã thốt lên:

“Đau đớn thay phận đàn bà, Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” (Truyện Kiều) “Đau đớn thay phận đàn bà Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu” (Văn chiêu hồn) Như thế là, Truyện Kiều không chỉ là chứa đựng nội dung tư tưởng tài mệnh mà còn chứa

đựng trong đó những tình huống, biến cố, xung đột của cả một đời Thúy Kiều vui buồn tan hợp mười mấy năm trời. Còn Văn chiêu hồn không chỉ là tiếng gọi hồn não nùng, tiếng khóc của Nguyễn Du mà còn cả tấm lòng và quang cảnh của “bức tranh liên hoàn về những con người xấu số, những cuộc đời thất cơ lỡ vận trong xã hội” [112, tr.190]. Từđó chúng ta nhận thấy giá trị hiện thực của tác phẩm Truyện Kiều và Văn chiêu hồn của Nguyễn Du là cả một bức tranh chân thực về

xã hội Việt Nam thế kỉ XVIII- XIX với tất cả nội dung phong phú, phức tạp, đầy mâu thuẫn của nó. Nhân dịp kỉ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du, Nguyễn Khánh Toàn ca ngợi “Nguyễn Du là người đầu tiên trong lịch sử văn học cổđiển Việt Nam đã phác ra một bức tranh xã hội toàn diện,

vấn đề của con người trong xã hội có áp bức, bóc lột, đã đưa nghệ thuật văn học, đặc biệt là nghệ

thuật thơ ca Việt Nam đến một đỉnh cao vòi vọi trước đó chưa từng thấy” [54, tr.37].

Nói về thế giới khác nhưng chính là hiện thực cuộc sống của con người, ẩn sau những yếu tố

tâm linh là một sự thật nhức nhối đến quặn thắt cõi lòng: “quyền sống của con người” trong xã hội phong kiến.

Một phần của tài liệu VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)