Thắp nhang, khấn vái.

Một phần của tài liệu VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU (Trang 61 - 63)

YẾU TỐ TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU

2.5.2. Thắp nhang, khấn vái.

Cầu cúng mang tính chất thiêng liêng. Nên việc cầu cúng phải đủ lễ. Trong đó thắp nhang là không thể thiếu. Đi tảo mộ, thề nguyền, lập trai đàn chẩn tế… tất thảy đều có nén nhang. Đốt nhang

để nói lời tri ân, biểu hiện tấm lòng thành của người đang sống đối với người đã khuất, hay chứng tỏ

tấm lòng chung thuỷ của mình với đất trời, nén hương cũng biểu lộ là sự sám hối tội lỗi của bản thân…

Hình 2.2 Thắp nhang

Đồng thời nén hương khi đốt lên toả hương thần diệu, hương khói quyện trong không gian, nối hồn người với thần linh và hồn người đã khuất thăng hoa trong giây phút thiêng liêng: Ở thế giới bên kia, trong một không gian vô định, có những hình ảnh, những con người vô hình đang hướng về

chúng ta, đang ở bên chúng ta hàng ngày. Và khi ta thắp nén hương lên là ta có thể tâm sự với họ, sưởi ấm cả thế giới này và cả thế giới vô hình kia nữa. Sự lẩn khuất của làn khói trắng, mùi thơm nhẹ lan tỏa làm cho ta thấy ấm cúng và gắn bó với nhau hơn.

Khn vái là một hình thức liên thông hữu hiệu với thần linh. Trong tín ngưỡng Việt Nam, “khấn” trong khấn vái được hiểu là dâng cúng. Lời dâng cúng khấn vái ấy không phải là biểu hiện sợ hãi, mà là niềm tin, niềm hi vọng, sự trông cậy vào quyền năng của lực lượng siêu nhiên có thể

phù trợ hay ít ra là điểm tựa tinh thần của con người khi đứng trước một khó khăn nào đó không thể

vượt qua.

Khấn vái được xem là hành vi cao đẹp thể hiện sự chia sẻ tâm tình với người bất hạnh ở dưới suối vàng. Khi Thúy Kiều đi ngang mộ của Đạm Tiên, đã dừng lại, kiếm vài nén hương để sưởi ấm người dưới mộ.

“Đã không kẻđoái người hoài, Sẵn đây ta kiếm một vài nén hương.

Gọi là gặp gỡ giữa đường, Họa là người dưới suối vàng biết cho.

Lầm rầm khn kha nhỏ to, Sụp ngồi vài gật trước mồ bước ra.”

Vì lúc tảo mộ về, cả ba chị em Thúy Kiều đi tay không nên hành động “kiếm một vài nén hương” ở đây được hiểu là để đem dâng, đem lễ, chứ không phải là tìm kiếm. Điều này cho thấy lòng thương cảm của Thúy Kiều đối với Đạm Tiên thật sâu sắc!

Cầu khấn xin thần tổ nghề, hay một quyền lực siêu nhiên nào đó để mong được sự phù trợ, tiêu biểu như lời khấn vái của mụ Tú bà: “Trước thần sẽ nguyn mảnh hương lầm rầm” trong khi

“Kiều còn ngơ ngẩn biết gì” thì “cứ lời lạy xuống mụ thì khn ngay”: “Cửa hàng buôn bán cho may,

Đêm đêm Hàn thực ngày ngày nguyên tiêu. Muôn nghìn người thấy cũng yêu, Xôn xao anh yến, dập dìu trúc mai”

Có thể thấy khấn vái là một cách hành xử quen thuộc mà người dân Việt thể hiện thành tâm của mình. Đối tượng cầu khấn có thể là thần linh trong các miếu đền, những vong hồn linh thiêng song trên hết là trời. Trời trong ý niệm của người Việt “có một bản chất cao cả, vượt ra ngoài bản chất nhân thế hơn là các thần linh và vong linh người chết”[5,tr238]. Nên trời đối với người Việt thiêng liêng mà gần gũi. Họ cầu trời vì trong thâm tâm họ, trời có quyền năng tối thượng có thể sẽ

nhận lời kêu xin. Trong Truyện Kiều, các nhânvật đặc biệt là nhân vật Thúy Kiều rất nhiều lần van vái, than thở, khấn nguyện, thề nguyện trước trời đất:

- “Trời làm chi cực bấy trời” - “Nàng rằng trời thẳm đất dày”

- “Hóa nhi thật có nỡ lòng” - “Vầng trăng vặc vặc giữa trời,

Đinh ninh hai miệng một lời song song”

Phật, tiên, ma quỷ cũng là những thế lực vô hình mà nhân vật hướng đến cầu xin để được nương tay trước những oan khiên, nghiệp chướng của cuộc đời:

“Phật tiền thảm lấp vùi sầu Kìa gương nhật nguyệt nọđao quỷ thần”

Như vậy, khấn vái vừa là cách ứng xử quen thuộc với thế giới thần linh cũng vừa là nét văn hóa tâm linh phổ biến của người Việt trong suốt một thời kì lịch sử. Các hiện tượng tâm linh như

cầu cúng, khấn vái, thắp nhang cho thấy đây là một cách tương thông, giao tiếp phổ biến của người xưa với thế giới siêu hình. Đó là nét riêng tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc trong văn học trung đại.

Một phần của tài liệu VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)