Ngày rằm tháng bảy (Tết trung nguyên)

Một phần của tài liệu VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU (Trang 35 - 37)

YẾU TỐ TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU

2.1.2Ngày rằm tháng bảy (Tết trung nguyên)

Từ xa xưa, các lễ tục trong gia đình cũng như của cộng đồng người dân Việt chủ yếu được thực hiện theo lời giáo huấn truyền miệng từ thế hệ trước đến thế hệ sau. Song các lễ tục không vì thế mà mai một mà ngày càng được áp dụng rộng rãi có qui cách hơn. Tạm gác lại mặt tiêu cực, hầu hết các nghi lễ, hội hè đã có những đóng góp tích cực cho việc xây dựng đạo đức xã hội. Làm cho con người ta biết sống tốt hơn, biết nhớơn nguồn cội và biết sống vì nhau hơn.

Rm tháng by là mt trong nhng ngày lđược dân ta chú trng. Theo quan niệm của đại

đa số người Việt, nhất là người bình dân, người ta thường quan niệm:

“Cả năm được một rằm tháng bảy Cả thảy được một rằm tháng giêng” Hay truyền tụng: “Tháng giêng ăn tết ở nhà Tháng hai trồng đậu, tháng ba trồng cà... Tháng sáu buôn nhãn bán tràm Tháng bảy ngày rằm xá tội vong nhân...”

Đối với người dân Việt, rằm tháng giêng và rằm tháng bảy có ý nghĩa tâm linh thiêng liêng. Tháng giêng là tháng đầu tiên của năm, ngày rằm tháng giêng là ngày trăng tròn đầu tiên của một năm mới được gọi là tết Thượng Nguyên (tết nguyên tiêu). Vào ngày này, người dân thường hay đi chùa lễ Phật để cầu mong cho sự bình yên quanh năm. Bên cạnh đó, người ta còn tùy thuộc vào điều kiện cá nhân mà sắm sanh những lễ vật như nhang, đèn (nến), muối, gạo làm thành lễ nhỏ để dâng hương Trời, Phật, Thần thánh cúng sao giải hạn. Vì vậy, rằm tháng Giêng được dân ta coi trọng nhất: “Lạy Phật cả năm không bằng một rằm tháng Giêng”. Tiếp đến, dân ta đề cao ngày rằm tháng Bảy, hay còn gọi là tết Trung Nguyên, cũng gọi đó là ngày xá tội vong nhân. Theo giáo sư Hoàng Xuân Hãn “ngày rằm tháng Bảy trong lịch ta xưa là tiết Trung Nguyên của Đạo giáo, mà cũng là ngày lễ Vu Lan của Phật tử. Ảnh hưởng giao kết của hai tôn giáo ắt đã đưa đến tục lệ cúng các cô hồn vào ngày ấy” [11,Tr.759]. Cũng theo tác giả, ngày rằm tháng bảy xá tội vong nhân còn được dựa trên hai tích của Phật giáo là sự tích Mục Kiền Liên cứu mẹ và sự tích quỉđói Diệm Khâu.

Tương truyền, ngày lễ Vu lan - ngày xá tội vong nhân, là truyền thống của Phật giáo gắn liền với sự tích Mục Kiền Liên cứu mẹđang ngày đêm chịu kiếp đọa đày dưới mười tám tầng địa ngục.

Được tổ chức vào đêm mười lăm tháng bảy âm lịch mỗi năm. Theo kinh Vu Lan, khi mới đắc ngũ

thông, Mục Kiền Liên đã dùng huệ nhãn quan sát, thấy mẹ ngài là bà Trần Thanh Đề bị tái sinh làm ngạ quỷ (quỷđói) nên ngài muốn đến cứu mẹ. Dù đã đắc quả A La Hán thế nhưng ngài vẫn không thể tự bản thân mình cứu mẹ được, Mục Kiền Liên bày tỏ với Đức Phật. Cảm động trước lòng hiếu thảo của Mục Liên đối với bậc sanh thành, Đức Phật dạy cho Mục Liên hãy phối hợp sự nỗ lực của tất cả chư tăng trong ngày an cư kiết hạ vào rằm tháng bảy cùng làm lễ mới có thể cứu giúp cho mẹ

ngài thoát khỏi vòng ngạ quỷ- nơi bà Thanh Đề, mẹ của Mục Liên đang ngày đêm chịu cảnh đói khát do hành động tham lam độc ác trong kiếp trước.

Khi Phật giáo truyền vào nước ta sớm bị đồng hóa với tín ngưỡng dân gian nên có thể nói ngày Lễ Vu Lan là một ngày lễ truyền thống của người dân Việt, mang dấu ấn Việt.

Ngày rằm tháng bảy là dịp người ta báo hiếu phụ mẫu, cầu nguyện cho ông bà cha mẹ cửu huyền thất tổđược siêu sanh tịnh độ và cha mẹ hiện tiền được khỏe mạnh sống lâu. Là dịp để con cái tỏ lòng hiếu kính. Với trọng tâm này, Lễ Vu Lan càng đánh động vào tập tục thờ cúng tổ tiên và truyền thống hiếu đạo của người Á Đông khiến lễ Vu Lan trở nên một lễ hội ngày càng phát triển.

Nói đến rằm tháng bảy- ngày lễ Vu lan tự tứ, người ta còn gọi đó là ngày cúng cô hồn. Tuy nhiên có sự khác biệt giữa lễ cúng cô hồn với lễ Vu Lan. Một đằng là để cầu siêu cho cha mẹ nhiều

đời được siêu thoát, một đằng là để bố thí thức ăn cho những vong hồn không nơi nương tựa, không người cúng kiếng. Theo điển tích Phật giáo, sự tích cúng cô hồn đại khái có liên quan đến câu chuyện giữa ngài A Nan Ðà (thường gọi tắt là A Nan) với một con quỷ miệng lửa (Diệm Khẩu) cũng gọi là quỷ mặt cháy (Diệm Nhiên). Có một buổi tối, A Nan đang ngồi trong tịnh thất thì thấy một con ngạ quỷ thân thể khô gầy, cổ nhỏ mà dài, miệng nhả ra lửa bước vào. Quỷ cho biết rằng ba ngày sau A Nan sẽ chết và sẽ luân hồi vào cõi ngạ quỷ miệng lửa mặt cháy như nó. A Nan sợ quá, bèn nhờ quỷ bày cho phương cách tránh khỏi khổđồ. Quỷđói nói: “Ngày mai ông phải thí cho bọn ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc thức ăn, lại vì tôi mà cúng dường Tam Bảo thì ông sẽđược tăng thọ mà tôi đây cũng sẽđược sanh về cõi trên”. A Nan đem chuyện bạch với Ðức Phật. Phật bèn đặt cho bài chú gọi là “Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Ðà La Ni”, đem tụng trong lễ cúng đểđược thêm phước. Trung Hoa gọi lễ cúng này là Phóng Diệm Khẩu “thả quỷ miệng lửa”, tức là cúng để bố thí và cầu nguyện cho loài quỷ đói miệng lửa, dân gian gọi là cúng cô hồn, tức là cúng thí cho những vong hồn vật vờ không nơi nương tựa vì không có ai là thân nhân trên trần gian cúng bái, hiểu rộng ra là “tha tội cho tất cả những người chết”.

Dù không biết rõ các tích bác học kia nhưng người bình dân Việt Nam vẫn biết đến ngày rằm tháng Bảy là ngày cúng các cô hn, ngày xá tội vong nhân, ngày mà người sống cầu nguyện cho

những vong hồn được no đủ, được siêu sanh tịnh độ, ngày của lòng thương yêu- một truyền thống

đẹp của dân tộc Việt Nam. Cứđến rằm tháng bảy, người dân cúng lễ khắp nơi, từ tư gia đến các nơi công cộng như chợ búa, bến xe, bến tàu... tập trung nhất vẫn là tại các chùa, chư tăng ni làm lễ thí thực, tụng kinh cầu nguyện và bố thí cháo bánh đốt vàng mã cho người chết. Nghi thức này, không biết tự khi nào đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân Việt, và trở thành ngày lễ không thể thiếu

được đối với người dân Việt Nam.

Nguyễn Du viết Văn chiêu hồn (Văn tế thập loại chúng sinh) mục đích mời các cô hồn đến dự lễ cầu siêu, không cần biết họ là ai, là kẻ thế nào, chỉ biết đó là hồn oan của những người đã mất, là các hồn không nơi nương tựa, đói ăn, đói mặc mà hơn hết là đói sự quan tâm của người sống, của tiếng kinh cầu nguyện. Cho nên, rằm tháng bảy- lập đàn chẩn tế là dịp người chết dù có tội, cũng

được xá tội, được siêu thoát. Nguyễn Du, với tấm lòng thành đã lập đàn cầu chư phật, thánh thần cứu độ chúng sanh. Tục này đến nay vẫn còn, không chỉ cúng ở chùa mà ở nhà, người Việt cũng thường làm chiếc thuyền nan, phất giấy màu, cắm cờ, bày hình nhân cúng ở ngã ba đường hay thả

nổi trên sông…

Nói tóm lại, với người Việt Nam, ngày rằm tháng bảy, ngày thanh minh, ngày hội đạp thanh, tục chơi đố lá, tục cúng cô hồn cũng như các lễ tết, lễ tục khác đã thực sự là những tín ngưỡng mang giá trị tinh thần rất lớn. Giá trịđó ẩn sâu trong đời sống tâm linh của mỗi người, trong gia đình và cả

cộng đồng mà ta có thể gọi chung là nét đẹp của văn hoá tâm linh Việt Nam.

Theo các nhà nghiên cứu văn - sử, thì Thập giới Cô hồn Quốc văn của Lê Thánh Tông và

Văn chiêu hồn của Nguyễn Du đều được lấy cảm hứng ở đoạn văn thỉnh thập loại cô hồn trong Khoa Nghi Du Già của Phật giáo. Có phải Nguyễn Du làm bài văn tế này theo đơn đặt hàng của nhà Phật hay không, hay vì một nguyên nhân nào khác, nếu có dịp chúng tôi sẽ bàn đến. Ở luận văn này, khảo sát văn bản Truyện KiềuVăn chiêu hồn, chúng tôi nhận thấy: Nguyễn Du đã khắc họa sống

động hình ảnh truyền thống văn hóa lễ hội xa xưa và một phong tục giàu tính nhân văn của người Việt Nam. Đây còn là bài học đầu tiên về mối quan hệ giữa Trời - Người - Đất, để con người tìm cách sống hoà nhập với thiên nhiên theo nguyên lý Thiên - Địa - Nhân hợp nhất của triết học Phương Đông.

Một phần của tài liệu VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU (Trang 35 - 37)