Văn chiêu hồn

Một phần của tài liệu VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU (Trang 29 - 31)

Văn tế là hình thức khá quen thuộc trong văn học Việt Nam và văn học Trung Quốc. Nó thể

hiện tâm trạng tiếc thương của người sống đối với người đã chết. Đó là nỗi đau xót trước sự mất mát, tan vỡ của mỗi con người, là nhu cầu thể hiện lòng mình và cũng là để gieo vào lòng người một sự cảm hoài và sâu lắng.

Trong giai đoạn thế kỉ XVIII này văn tế xuất hiện rất nhiều: Văn tế chị của Nguyễn Hữu Chỉnh, văn tế Trương Quỳnh Nhưcủa Phạm Thái, văn tế Quang Trung của Lê Ngọc Hân… Song có lẽvăn tế thập loại chúng sinh của Nguyễn Du là một tác phẩm có một không hai trong nền văn học chúng ta. Bởi với Chiêu hồn, cả loài người được bàn đến. Chiêu hồn từng con người trong cái chết, từng giới, từng loài với những nét riêng khác nhau. Nói như Chế Lan Viên: “Nghĩ mà xem, trước “Chiêu hồn” chưa hề có bài văn nào đem cái “run rẩy mới” ấy vào văn học. Sau “Chiêu hồn”, lại càng không. “Truyện Kiều” nâng cao lịch sử thơ ca, thì “Chiêu hồn” đã mở rộng địa dư của nó qua một vùng xưa nay ít ai động tới: cõi chết”[11,tr245]

Với 184 câu thơ, Văn chiêu hồnđem lại sức sống mạnh mẽ trong quần chúng nhân dân. Mở đầu là cái nhìn bi thiết về cuộc đời, tiếp đó là hàng loạt cô hồn hiện ra, mỗi loài mỗi khác nhưng đều thở than dưới đất ăn nằm trên sương, cuối cùng là tác giả đã nguyện cầu phép Phật tế độ các oan hồn sớm được siêu thoát. Thử lùi xa hơn, ta không quên, văn học Việt Nam từng có một Thập giới cô hồn quốc ngữ văn của vua Lê Thánh Tông. Vị vua giàu đức nhân này nghĩ về những kiếp người, vì mệnh bạc phải ra cô hồn vất vưởng. Nhưng tác phẩm của ông, với lối văn biền ngẫu, qua bài kệ

luật Đường, đã không len lỏi được, lan rộng tới quảng đại quần chúng. Lại nữa, tác phẩm ấy còn mang lời lẽ, khẩu khí của một ông vua, ngồi từ ngôi cao, mà khuyên răn bá tánh, thành ra khó chan hòa cùng nước mắt sùi sụt của lê dân. Trong khi đó, Văn chiêu hồn của Nguyễn Du lại tuôn chảy theo thể thơ song thất lục bát, thiết tha trầm bổng. Tác phẩm này mới thật sự là tiếng khóc (tế). Nguyễn Du viết về mười sáu loại người bất hạnh, trong tư cách một số phận đã, đang, rồi cũng phải chìm trong bể khổ. Viết Văn chiêu hồn, Nguyễn Du viết cho người mà thành ra như viết cho mình. Gan ruột và nước mắt giãi bày cả ra, chính vì lẽđó.

* * *

Văn hóa tâm linh, văn hóa tinh thần có một vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của văn hóa Việt Nam. Hiện diện ở khắp mọi nơi, mọi ngóc ngách của đời sống xã hội nhưng trên hết tâm linh vẫn là của con người, ở niềm tin thiêng liêng của con người vào cuộc sống, vào tín ngưỡng, tôn giáo. Văn học là một biểu hiện của văn hóa, là sản phẩm của văn hóa, là nơi lưu giữ

những giá trị văn hóa của dân tộc. Do đó, việc tìm hiểu và phản ánh văn hóa thông qua tác phẩm văn học là rất cần thiết. Nó vừa thể hiện hiện tư tưởng, cách nhìn, quan niệm của tác giả khi sáng tác tác phẩm, đồng thời khẳng định sức sống, sức ảnh hưởng của tác phẩm trong trái tim người dân Việt cũng như khẳng định vị thế của văn hóa Việt Nam, văn học Việt Nam với bạn bè thế giới. Dựa vào những vấn đề chung về văn hóa tâm linh, chúng tôi đi vào thống kê, phân loại và đánh giá các biểu hiện của tâm linh trong tác phẩm Truyện Kiều, Văn chiêu hồn của Nguyễn Du.

Chương 2:

Một phần của tài liệu VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)