Tiết thanh minh và hội đạp thanh

Một phần của tài liệu VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU (Trang 31 - 35)

YẾU TỐ TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU

2.1.1.Tiết thanh minh và hội đạp thanh

“Thanh minh trong tiết tháng ba Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh.”

* L to m. Căn cứ theo lịch cổ truyền của Trung Quốc, tiết thanh minh là một trong hai bốn tiết trong năm, thường ứng với các ngày mồng bốn, mồng năm và mồng sáu tháng tư dương lịch tức là vào khoảng tháng ba âm lịch.

Ở nước ta, phong tục cổ truyền đan xen với lễ thức Trung Quốc nên tiết thanh minh thực sự đã trở thành nét đẹp của truyền thống văn hóa Việt. Vì tảo mộ (viếng mộ) là hành vi tôn kính thiêng liêng gắn tập tục gắn liền với tục th cúng t tiên.

Thế nào là thờ cúng? Thờ là yếu tố thuộc ý thức về tổ tiên, là tình cảm biết ơn, tưởng nhớ, hướng về cội nguồn, quá khứ. Thờ tổ tiên là sự thể hiện lòng thành kính, biết ơn, tưởng nhớ tổ tiên,

đồng thời cũng là sự thể hiện niềm tin vào sự che chở, bảo hộ, trợ giúp của tổ tiên cho con cháu.

Cúng là yếu tố mang tính nghi lễ, là sự thực hành một loạt động tác (khấn, vái, quì, lạy) và được qui

định bởi quan niệm, phong tục, tập quán của mỗi cộng đồng, dân tộc. Thờ và cúng là hai yếu tố có tác động qua lại và tạo nên chỉnh thể. Sự “thờ”, “tôn thờ” là nội dung, còn hoạt động “cúng” là hình thức biểu đạt của nội dung thờ cúng. Qua thời gian, phong tục này vẫn có một vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh người dân Việt. Tục thờ cúng tổ tiên cha mẹ là một mĩ tục lâu đời. Nó có cái nền nội sinh ngay trong nền văn minh nông nghiệp lúa nước và ý thức tổ tông, quan niệm “sống gửi thác về”.

Nước ta có truyền thống đi viếng mộ vào tiết thanh minh. Đây là dịp tiết trời tháng ba trong xanh, quang đãng, mát mẻ mọi người ra đồng, ra nghĩa trang thăm viếng mộ phần của gia đình mình, quét dọn sửa sang ngôi mộ cho sạch sẽ. Bởi vào dịp này khí hậu chuyển sang ấm dần, mưa nhiều hơn, cây cỏ tốt tươi trùm kín lăng mộ, có thể làm cho mộ sạt lở, do vậy người đi viếng mộ cần phải phát quang và đắp thêm đất vào mộ. Sau đó người ta thường sắm một lễ mặn nhỏ gồm: hương,

đèn (nến) trầu cau, tiền vàng, rượu, thịt, hoa, quả rồi thắp hương khấn vái, đốt vàng bạc cho ông bà tổ tiên, người thân quá cố.

Tùy vào đặc điểm của từng vùng miền mà người dân Việt đi tảo mộ vào những dịp khác nhau: Chẳng hạn vùng Thanh - Nghệ Tĩnh thường tảo mộ vào tháng giêng, dân tộc Tày tảo mộ vào mồng ba tháng ba âm lịch, còn dân tộc Dao lại đi tảo mộ vào mồng năm tháng năm âm lịch hằng năm… Cũng có nơi đi thăm viếng sửa sang lại mồ mả tổ tiên vào tháng chạp mà dân gian thường nói đi chạp mả là vậy.

Hình 2.1

Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh

Khi đi tảo mộ, có một thực tế diễn ra là tất cả những nấm mộ có chủ đều được sửa sang, thường xuyên được hương khói, lẽ tất nhiên vong hồn người quá cố luôn luôn được ấm áp, gần gũi với dương gian… Còn những ngôi mộ vô chủ hương khói lạnh tàn, cỏ hoang mọc rậm, nấm thấp dần và có thể mất đi… có lẽ những người nằm dưới mộ rất buồn tủi, cô đơn… Trên tinh thần nhân ái, đoàn kết, người dân Việt mỗi khi đi viếng mộ, nếu phát hiện mộ hoang, cũng động lòng từ tâm cắm một nén hương cầu mong linh hồn người nằm trong mộđỡ bị lạnh lẽo, bơ vơ…

Sau buổi tảo mộ, con người ra về với một trạng thái bâng khuâng thơ thẩn. Lúc này Kiều phát hiện ra nấm mồ hoang, nói đúng hơn là “nấm đất” “sè sè” bên đường, rồi nàng thảng thốt kêu lên:

“Rằng nay: trong tiết Thanh minh Mà sao hương khói vắng tanh thế này?”

Phát hiện ra một ngôi mộ hoang, chứng tỏ Kiều là một cô gái rất tinh, có tài quan sát. Không như Vương Quan và Thúy Vân, khi Kiều thấy một nấm mồ vô chủ lạnh lẽo, bơ vơ nàng đã động lòng thương cảm. Biết được người dưới mộ “nổi danh một thời” tên là Đạm Tiên ra đi trong sự quên lãng của người đời, càng khiến nàng xót xa:

“Đã không kẻđoái người hoài, Sẵn đây ta kiếm một vài nén hương.

Gọi là gặp gỡ giữa đường, Họa là người dưới suối vàng biết cho.”

Phải chăng Kiều hay chính Nguyễn Du đang vấn vương, chia sẻ niềm cảm thông đối với người bạc mệnh?

Thanh Tâm Tài Nhân cũng viết tình tiết này như sau: Khi đến trước mộ Đạm Tiên, Thúy Kiều bùi ngùi than thở “ChịĐạm Tiên! Lúc chị sống, phồn hoa biết chừng nào mà nay thác rồi lại hiu quạnh đến thế! Lúc này em được gần bạn sắc tài, đáng lẽ phải dâng chị một chén rượu, song vì không sẵn rượu đem theo, vậy em xin đề một bài thơ, gọi là tỏ chút tình thương xót. Hồn chị dưới suối vàng có biết, âu cũng không phụ một chút nhiệt tình của em”[75, Tr.35].Qua tình tiết này, ta dễ dàng nhận thấy Kiều của Nguyễn Du cũng như Kiều của Thanh Tâm tài nhân đều có điểm giống nhau đấy là tình cảm, là thái độ trân trọng của người còn sống đối với người đã mất. Có thể xem đây là một trong những điểm tương đồng văn hóa giữa hai nước Trung –Việt. Nhưng cũng phải thừa nhận, chính sự cộng hưởng các yếu tố nội sinh và ngoại nhập, người Việt đã phát huy những đặc trưng của văn hóa mình: sống và đối xử với nhau rất tình cảm, nhất là đối với người đã mất. Dù cho khi còn sống họ là người thân hay sơ, độc ác hay hiền lành, đã gây nhiều tội lỗi hay gieo nhân tích

đức thì lúc chết, họ vẫn được người còn sống tôn kính…

Người dân Việt quan niệm Lễ trước Hội sau.Đến với lễ, con người dường như tuân theo các lễ tục thiêng liêng, làm tròn bổn phận trách nhiệm của mình một cách tự nguyện, thấm đẫm tình yêu thương… và hơn hết là làm sống dậy mối giao cảm thiêng liêng với thế giới vô hình. Đó là một trong những nét đẹp của truyền thống văn hóa nước ta.

*Hi đạp thanh. Hội là cuộc chơi, là sự giao tiếp giữa con người với con người trong thế

giới hiện thực. Cũng như các hội khác, hội đạp thanh, mọi người cũng nô nức đi hội

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân, Dập dìu tài tử giai nhân Ngựa xe như nước áo quần như nêm.

Lễ hội tuy đan xen xoắn xuýt nhau nhưng vẫn là hai hình thức sinh hoạt văn hóa khác biệt, Lễ tảo mộ, tiết thanh minh hay ở các dịp lễ tết khác, con người thực tại luôn ngưỡng vọng hướng về

quá khứ tưởng niệm, tri công tri ơn các bậc tiên tiền phụ mẫu, những người quá cố. Hội đạp thanh (dẫm lên cỏ mới), là dịp để con người hiện tại thể hiện những khát khao và hoài vọng trước cuộc

đời.

Hội cuốn hút tất cả mọi người. Khi có hội, mọi người nô nức tìm đến, từng dòng người, ngựa xe, những trang phục đẹp lộng lẫy, đông đúc, chen chúc... Trong không khí ấm áp, trong trẻo của mùa xuân, người đến chơi hội được tắm mình trong những hoạt động nhộn nhịp, náo nhiệt, tươi vui.

Đây còn là dịp nam thanh nữ tú, tài tử giai nhân trò chuyện kết bạn với nhau. Và trong hội đạp thanh đó, Thúy Kiều gặp một văn nhân tài tử - Kim Trọng:

“Nền phú hậu bậc tài danh, Văn chương nết đất thông minh tính trời (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phong tư tài mạo tót vời.

Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa”

Trong Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân, tác giả giới thiệu Kim Trọng trước rồi mới đến chi tiết Kiều gặp mộ Đạm Tiên. Chàng là một người có tướng mạo giống Phan An, văn tài như Tử Kiến từng hâm mộ tài năng và dung nhan của Thúy Kiều, mong đợi có dịp được gặp giai nhân. Thanh Tâm cũng gợi cho người đọc biết được suy nghĩ của chàng Kim khi đối diện với hai kiều: “nếu mình không lấy được hai nàng làm vợ thì sẽ suốt đời chăng lấy ai” vô hình chung tác giả đã làm giảm đi chất phong nhã hào hoa của Kim Trọng. Ở Truyện Kiều có khác, Nguyễn Du sắp xếp cho Kiều tiếp xúc với mảĐạm Tiên rồi mới đến gặp Kim Trọng. Cái buổi gặp gỡấy rất tình cờ. Vì tình cờ nên mới luyến lưu, mới xao xuyến. Buổi hội ngộ tình cờ mà đẹp đẽ, nên thơ giữa Thúy Kiều và Kim Trọng nhân tiết thanh minh như thếđã mởđầu cho mối tình đẹp nhất trong lịch sử văn học Việt Nam.

Người quốc sắc kẻ thiên tài, Tình trong nhưđã mặt ngoài còn e

Những chàng trai cô gái gặp gỡ nhau qua tục chơi xuân khá thú vị: tục đố lá

“Gặp tuần đố lá thỏa lòng tìm hoa”

Tục chơi đố lá tuy có từđời nhà Đường, vào khỏang thế kỉ III, nhưng trên cơ sơ tiếp biến văn hóa, tập tục đố lá trở thành một trò chơi dân gian, tìn ngưỡng của người Việt. Theo đó, khi du xuân,

các chàng trai cô gái tiện tay bẻ một cành cây, rồi đố nhau xem số lá chẳn hay lẻ mà đoán việc may rủi. Đây là dịp tốt để họ làm quen với nhau, tìm hiểu nhau.

Như vậy, chỉ bằng một vài nét chấm phá, bậc thầy ngôn ngữ Nguyễn Du đã khắc họa một cách thực sinh động sinh hoạt văn hóa lễ hội truyền thống của nước ta. Dân gian Việt Nam cũng thường nhắc đến hội chùa Thầy là nơi chở che cho bao đôi trai gái tự tình “Trai chưa vợ đến hội chùa Thầy”, đến những danh lam thắng cảnh nhưđộng Hương Tích, hang Cắc Cớ… cũng là nơi đã chứng kiến biết bao mối tình rung động bởi “cái buổi ban đầu lưu luyến ấy” (Thế Lữ).

Một phần của tài liệu VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU (Trang 31 - 35)