Chiêm bao (mộng)

Một phần của tài liệu VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU (Trang 63 - 67)

YẾU TỐ TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU

2.6. Chiêm bao (mộng)

Từ thời xưa cho đến ngày nay, khái niệm về “mộng”, “chiêm mộng”, “chiêm bao” vẫn chưa thể tìm được sự cắt nghĩa nào cho ngắn gọn và thống nhất cả. Nói nôm na, “mộng” đối lập với “thực”. “Mộng”, “chiêm bao” được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau: chiêm bao, chiêm mộng,

mộng mị, mộng du, mộng triệu, mộng huyễn, giấc mê, cơn mê nhưng tựu chung cũng chỉ nói đến những gì mà con người nhận được từ thế giới ảo mộng.

Hoàng Phê, tác giả cuốn từ điển Tiếng Việt cho rằng: chiêm bao là thấy hình ảnh trong khi ngủ; thấy trong mộng. Mộng là “hiện tượng thấy người hay sự việc hiện ra như thật trong giấc ngủ” hoặc cũng có thể hiểu là điều luôn luôn được hình dung, tưởng tượng tới và mong muốn trở thành sự thực.

Tương tự cách giải thích trên, Bách khoa tri thức phổ thông đi sâu hơn phần cốt lõi của nó, ở đây các nhà biên soạn tổng hợp các ý kiến của các nhà nghiên cứu dân tộc học, phân tâm học và ngoại cảm học đểđi đến phân chia những chiêm mộng thành nhiều loại: một là “chiêm mộng tiên tri hay giáo huấn, một sự báo trước ít nhiều úp mở về một nguy biến đã qua, đang xảy ra hoặc sẽđến; nguồn gốc của những giấc mộng này hay được quy cho một sức mạnh trên trời”; hai là “chiêm mộng truyền pháp”; ba là “chiêm mộng thần giao cách cảm, làm cho ý nghĩ và tình cảm của những con người hoặc nhóm người xa cách có thể liên thông được với nhau”; bốn là “chiêm mộng linh tính, cho phép ta đoán định và dành ưu tiên cho một khả năng…” [70, tr.tr1343]. Cũng có ý kiến cho rằng, chiêm bao gồm có hai dạng: ảo mộng và thần mộng. Ảo mộng là chiêm bao thấy điều huyển hoặc cho nên thường gọi là mộng mị hay mộng huyễn. Thần mộng là chiêm bao linh, thấy sao có vậy.

Theo chúng tôi, đông đảo người dân Việt sẽ không quan tâm tới cách giải thích cao siêu về

mộng, họ chỉ cho rằng có giấc mộng lành thì cũng có giấc mộng dữ, và cũng có khi đơn giản chỉ là những giấc mơ bình thường. Mộng có cái rõ ràng, có cái huyền ảo. Thường khi không cần gì cũng có mộng, tục cho là quỉ thần báo sự cát hung cho mình.

Khi xem xét các câu chuyện nói về giấc chiêm bao, giấc mơ trong văn học, thật khó để phân biệt cái gì là có thật, cái gì là bịa đặt. Mộng ảnh hưởng tới sáng tác văn học. Mượn mộng ảo để nói chuyện thực, để giải toả bế tắc trong cuộc đời... Yếu tố mộng có sức mạnh vô hình đem lại cho tác phẩm văn học hấp dẫn mà còn khơi gợi trí tò mò của người đọc, người nghe. Chẳng hạn như Hồng Lâu mộng của Tào Tuyết Cần, Kí mộng của Nguyễn Du,

Như vậy, mộng là đỉnh điểm của nhớ thương, mong ngóng và cả trăn trở, suy tư, những gì làm người ta bận tâm nhiều thì sẽ gặp trong giấc mộng. Mộng cũng được đặt trong mối tương thông giữa người sống với thế giới siêu nhiên như bụt, thần thánh, hay thế giới của cõi âm như ông bà cha mẹ quá cố hay một người đã khuất nào đó không có mối liên quan về huyết thống để tiên báo trước sự việc xảy ra cho mỗi số phận con người. Ngoài mộng còn có điềm, ứng theo mỗi giấc mộng là

điềm lành hay điềm dữ, có khi điềm đó là do linh tính báo trước, khả năng đoán định, dự cảm một việc gì đó xảy ra trong cuộc đời của mình. Khảo sát hơn 300 người dân ở những độ tuổi khác nhau, chúng tôi xét thấy đa số người ta cũng cho rằng có giấc mộng lành, giấc mộng dữ, điềm lành, điềm

dữ. Căn cứ vào đó, giấc hương quan (giấc mơ về quê nhà) của Thúy Kiều, giấc chiêm bao của Thúy Vân, và cả những giấc mơđược thần linh báo điềm lành được xếp vào loại mộng lành. Giấc mơ của Thúy Kiều gặp Đạm Tiên trong hai lần đầu là giấc mộng dữ, điềm dữ, và cũng phải tính đến những

đoán định, khả năng linh tính dự cảm của Kiều, của Nguyễn Du về cuộc đời của chính mình. 2.6.1 Gic mng lành

Khi Thúy Kiều bước chân vào chốn lạc loài, vào cõi người ta, vào miền nhân gian để nếm trải bao cay đắng, tủi nhục thì cũng là lúc nàng không nguôi nhớ về gia đình và Kim Trọng. Hai tiếng Gia Đình mới thiêng liêng làm sao! Gia đình là điểm tựa tinh thần vô cùng to lớn như con thuyền “bát nhã” có thể giúp nàng vượt qua sóng gió bão táp cuộc đời. Cho nên, có thể khẳng định trong suốt bước đường lưu lạc truân chuyên của Kiều không lúc nào Kiều không nhớ đến cha mẹ, hai em và Kim trọng cả.

Dù Thúy Vân và Kim Trọng đã kết tóc se tơ, nhưng không vì thế mà Kim Trọng quên Thúy Kiều, ngược lại, Kim Trọng vẫn một lòng thương nhớ Kiều, chàng luôn trông ngóng mong tìm tin tức Kiều nhưng vẫn bặt vô âm tính. Thúy Vân cũng thế, nỗi nhớ chị có thể không nói được bằng lời, những suy nghĩ, nhớ thương của Vân đối với Thúy kiều có thể thấy rõ trong giấc chiêm bao:

“Phòng xuân trướng rũ hoa đào, Nàng Vân nằm, bỗng chiêm bao thấy nàng.

Tỉnh ra mới rỉ cùng chàng,

Nghe lời, chàng cũng hai đàng: tin, nghi. Nọ Lâm Thanh với Lâm Tri, Khác nhau một chữ, hoặc khi có lầm.”

Điều gì thường nghĩ đến và mong ước nhiều tất dễ đi vào giấc mộng. Quả vậy! Dân gian cũng thường nói “gặp người trong mộng”. Trong thơ chữ Hán, giấc mộng này xuất hiện rất nhiều. Giấc mộng cảm động nhất là cuộc gặp gỡ người vợ hiền đầu gối tay ấp đã mất trong bài “ký mộng”. Qua giấc mơ, ông hình dung cảnh người vợ đi tìm chồng, dẫu biết khó khăn, nguy hiểm đến mấy nhưng vì “nhớ” nhau quá nên đánh liều. Tình nghĩa đó mới sâu nặng biết bao! “Trong mộng mà còn “không biết rõ thực hay hư”. Khi tỉnh giấc rồi gió thổi lạnh lùng, người đẹp không thấy nữa, lúc bấy giờ mới thấy tình vấn vương rối như tơ”[104, tr.102]. Chính Nguyễn Du tự công nhận mình là người hay sống trong mộng. Bởi cả cuộc đời này, bao nhiêu ước mơđẹp đẽ nhưng Nguyễn Du nào với tới được. Và không chỉ mình ông, có lẻ cả thiên hạđều ở trong mộng.

Xuất phát từ quan niệm con người có linh hồn, nên người xưa cũng cho rằng có nhiều phương tiện để liên lạc với linh hồn và giấc mơ là một trong các loại phương tiện đó. Giấc mơ là nhịp cầu nối cho người sống và thần linh hoặc các linh hồn đã chết gặp gỡ, trò chuyện với nhau. Thế

thấy và nhìn thấy một cách cụ thể. Nó chỉ hiện đến với người sống lúc ngủ hay khi thức chủ yếu như một ảo ảnh.

Theo quan niệm người Việt thì giấc mộng do thần hay ma tiên báo những điều sắp xảy ra và không phải là không đáng tin. Chẳng hạn hiện tượng báo mộng của thần xin theo lập công giúp vua trừ giặc và báo trước điềm lành điềm dữ trong công việc triều chính: như giấc mộng của Lang Liêu với nghệ thuật làm bánh chưng bánh giày, giấc mộng của Lê Lợi được thần Kim Quy báo mộng cho mượn gươm báu đểđánh giặc, phục quốc… Giấc mộng của thần linh báo mộng cho các học trò trên con đường thi cử: Chuyện học hành thi cửđỗ đạt hiển vinh cốt ở trí lực con người, nhưng điều đó cũng không nằm ngoài quan niệm tâm linh của người xưa, thậm chí không ít người đương đại ngày nay vẫn còn tin theo. Phổ biến nhất là hiện tượng thần linh hay hồn ma tiên báo về số phận của người trần, chẳng hạn như Chàng Tú Uyên đến cầu duyên ở đền Bạch Mã, linh ứng qua thần báo mộng. Sau đó chàng mua được tranh tiên nữ về nhà. Chiêm mộng tham gia vào khởi đầu gặp gỡ

giữa nam phàm và tiên nữ (Bích Câu kỳ ngộ).

Ở cốt truyện Song Tinh, Dã Hạc và Thanh Vân (gia đồng của Song Tinh) được thần sông báo mộng cứu Nhụy Châu bị nạn để sau đó đưa nàng về quê của Song Tinh ở Thục Xuyên. Châu Tuấn xa nước mười bảy năm, chàng xót thương người vợ tao khang nơi quê nhà, tuyệt vọng vì sinh ly, chàng liền mộng thấy Phật mách bảo viễn cảnh sum họp (Thoại Khanh - Châu Tuấn):

“Trời đã thêm phước cho rày, Vợ chồng thăng thọ hưởng đầy trăm năm”.

(Thoại Khanh - Châu Tuấn) Hạnh Nguyên trên đường đi Hung Nô nằm mộng thấy Chiêu Quân ở miếu thờ. Chiêu Quân báo cho Hạnh Nguyên biết tiền đồ tốt đẹp:

“Rồi ra vềđến quê mình, Sau đây phu quý phụ vinh vẹn tròn”.

(Nhịđộ mai) Nàng Nguyệt Nga tự vẫn, Quan Âm báo mộng, dặn dò nàng “nương náu qua tháng ngày”, chờ ngày tái hợp cùng Lục Vân Tiên:

“Đôi ba năm nữa gần đây, Vợ chồng sau cũng sum vầy một nơi”.

(Lục Vân Tiên) Lần thứ ba, sau khi “giết chồng mà lại lấy chồng” Kiều tủi nhục, đau đớn, tuyệt vọng, nàng quyết định tìm đến cái chết, nhưng may mắn được Giác Duyên cứu sống. Lúc này Kiều lại mộng thấy Đạm Tiên về thông báo cho nàng biết rằng: nợđoạn trường của nàng đến đây là chấm hết.

“Đoạn trường sổ rút tên ra,

Đoạn trường thơ phải đưa mà trả nhau. Còn nhiều hưởng thụ về sau, Duyên xưa đầy đặn, phúc sau dồi dào.”

Những giấc mộng như thế này trong cuộc sống rất hiếm khi bắt gặp. Mà khi gặp phải thì dân gian lại cho đó là “điềm”. Xét cho cùng, những giấc mộng vừa trình bày ở trên có thể xếp vào loại giấc mộng lành, giấc mộng đem đến điều may mắn cho con người.

Một phần của tài liệu VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)