Lời thề nguyền của những kẻ xấu Tú Bà, Sở Khanh…

Một phần của tài liệu VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU (Trang 78 - 81)

YẾU TỐ TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU

2.8.2. Lời thề nguyền của những kẻ xấu Tú Bà, Sở Khanh…

Không nói đến lời thề trong tình yêu với Kim Trọng thì Kiều vẫn là một cô gái rất thích nói chuyện “thề”, thích giữ gìn lời thề ước, tin cậy và trân trọng lời thề. Đây là nét đẹp đáng quí của Kiều nhưng cũng chính sự cả tin đó, mà Kiều rất dễ bị lừa gạt. Những kẻ lừa Kiều không ai khác chính là bọn buôn thịt bán người, những tán tận lương tâm, sống bằng cái nghề bất chính: Mụ Tú Bà, Sở Khanh, Mã Giám Sinh...

Hãy xem mụ Tú Bà đã hứa như thế nào với Kiều:

“Mụ rằng, con hãy thong dong, Phải điều lòng lại dối lòng mà chơi!

Mai sau ở chẳng như lời Trên đầu có bóng mặt trời rạng soi.”

Sở Khanh,

Dầu khi gió kép, mưa đơn, Có ta đây cũng chẳng cơn cớ gì”

Mã Giám Sinh,

Mai sau ở chẳng như lời

Kìa gương nhật nguyệt nọđao quỷ thần

Bạc Hạnh,

Một nhà dọn dẹp linh đình

Quét sân, đặt trác, rửa bình, thắp nhang Bạc sinh quỳ xuống vội vàng

Quá lời nguyện hết Thành Hoàng Thổ công.

Cũng là thề, những lời thề trên đây mang tính chất lợi dụng và lừa bịp. Vì vậy hơn một lần nàng thất vọng kêu than:

Nàng rằng thề thốt nặng lời Có đâu mà lại ra người hiểm sâu

Bởi quá tin nàng mới thất vọng ê chề và cũng cảm thấy căm ghét với những lời thề giả dối. Nàng quyết tâm phải xử thẳng tay những kẻ phản bội lời thề. Kiều đã làm được. Sau này Kiều báo ân, báo oán, nàng đã nhân danh lời thề năm xưa để trừng trị bọn tiểu nhân, độc ác:

Thề sao thì lại, cứ sao gia hình.

Mà cũng không cần Kiều xử, chỉ nói theo phương diện tâm linh, thì những kẻ phản bội lời thề, nhân danh lời thềđể trục lợi sẽ chẳng bao giờ thực hiện được lời thề của mình cả.

Từ những điều trình bày ở trên, cho thấy lời thề, thề nguyền vẫn là một yếu tố tâm linh có ý nghĩa sâu sắc trong đời sống tinh thần người Việt, trở thành niềm tin tín ngưỡng đậm nghĩa tình của người dân Việt như bài ca dao“Mười thề”:

Một tình thiếp giữ lời thề

Hai tình chờđợi đêm khuya lạnh lùng Ba tình gánh cát bểđông Bốn tình chờđợi tơ hồng khéo xe Năm tình mọi hội mọi hè Sáu tình chỉ khuyết xe tơđá vàng Bảy tình bia tạc chữ vàng Tám tình em quyết lấy chàng chàng ơi

Chín tình nhớ mãi không nguôi Mười tình tình chẳng sang chơi với tình

Tình còn vương nợ ba sinh Tình ơi! có gỡ cho tình mấy không

Chân tình tình đắp mùa đông Áo tình tình mặc cho xong mùa hè

Tay tình tình vốn ngồi kề

Chân tình tình vẫn đi về sớm trưa Nón tình tình đợi cũng vừa Ông Tơ bà Nguyệt khéo lừa đôi ta!

* * *

Tựu chung lại, chỉ nghiên cứu Truyện Kiều, Văn chiêu hồnở góc độ hiện thực cuộc sống trần thế thôi thì đủ, cần phải xem xét nó trong một thế giới cũng không kém phần quan trọng mà sức ám

ảnh của nó đối với con người trần thế là vô cùng to lớn - thế giới tâm linh. Thế giới của những trời, phật, thánh thần; của những hồn ma, nghĩa địa, đền đài, gò, đống; thế giới của những giấc chiêm bao, giấc hòe; của những lời thề nguyền thiêng liêng và cả những niềm tin tướng số, bói toán... Đây là một thực tế không thể chối bỏ. Không riêng gì ở Truyện Kiều, Văn chiêu hồn mà hầu hết các tác phẩm văn học trong dòng chảy văn hóa Việt, đều cho thấy sức ám ảnh của thế giới thứ hai này, tất nhiên tùy vào mỗi thời đại mà nó thể hiện đậm hay nhạt, nhiều hay ít mà thôi.

Thứ nữa, nếu phần đa các nhà nghiên cứu cho rằng, thế giới thứ hai chẳng qua là định mệnh,

đã gọi định mệnh thì con người phải cam chịu “số phận lao đao, phải sao chịu vậy”, nhưng nhân vật chính của Truyện Kiều không cam chịu mà luôn luôn chống đối. Cho nên mới thấy tâm linh của con người không phải đưa con người đến chỗ bi quan yếm thế mà ngược lại, đó là động lực thúc đẩy con người cần phải cố gắng, bản lĩnh để vượt qua mọi gian khổ hướng đến giá trị đích thực chân, thiện mĩ. Đây cũng chính là nội dung ở chương kế tiếp của luận văn này.

Chương 3:

Ý NGHĨA CA CÁC YU T TÂM LINH TRONG “TRUYN KIU” VÀ “VĂN CHIÊU HN”

Một phần của tài liệu VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)