Lực lượng siêu nhiên: Trời – Phật – Thần thánh

Một phần của tài liệu VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU (Trang 37 - 47)

YẾU TỐ TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU

2.2.Lực lượng siêu nhiên: Trời – Phật – Thần thánh

Trong cảm thức của người Việt, con người không chỉ sống trong “miền nhân gian”, trong “cõi người ta” mà còn sống trong thế giới tâm linh, thế giới của những lực lực siêu nhiên như Trời, Phật, Thần thánh...

2.2.1. Tri

Trong cuộc sống đời thường, lắm khi chúng ta bắt gặp những cảnh tượng: khi ai đó gặp điều gì bất trắc hay bực mình “trời ơi”, “trời ạ…”; khi sầu khổ bế tắc “khổ rứa trời”; lúc ốm đau bệnh tật

“cầu trời khấn phật”; lúc thề thốt “xin trời đất chứng giám”; nhìn kẻ ác bị trừng phạt “trời có mắt”; Việc đại sự không thành “tại trời”; nói vềđường con cái thì là “trời cho” v.v.. trời được sử dụng tùy lúc tùy thời, khi thì đáng ghét, khi thì thân mật dễ thương; lúc được tôn vinh, ngưỡng mộ lúc lại oán thán, muốn đánh chết trời…Từđó cho thấy, ông trời mang một ý nghĩa nhất định nào đó trong tâm thức của con người. Dẫu rằng các biến cố sự kiện đích thực là do con người tạo ra, song chúng lại mang sắc thái bất ngờ, đột ngột tạo ra những buớc ngoặt, làm thay đổi ít nhiều cuộc sống thực của mỗi người. Khiến cho con người ta không thể không tin vào trời hay lực lượng vô hình nào đó chi phối, sắp đặt cuộc sống con người. Trong dân gian, người ta còn gọi thiên (trời) bằng nhiều từ ngữ

khác nhau: ông trời, bà trời, trời xanh, trời già, tính trời, duyên trời, hóa công, hóa nhi, ông xanh, con tạo…

Khi Nho giáo du nhập vào Việt Nam, triết lí trời đất sinh ra muôn loài và tư tưởng về số mệnh của Nho giáo cũng không thể nào làm mất đi nhiều quan niệm và tín ngưỡng bản địa, ngược lại mệnh trời của Nho giáo nhanh chóng được hòa tan thành số trời phù hợp với đời sống tinh thần đông đảo người Việt xưa.

Tri chi phi mi mt trong đời sng trn thế.

Như trên đã nói, trong quan niệm của người Việt xưa, họ đều tin rằng, từ hành động bên ngoài đến suy nghĩ bên trong tâm tưởng của con người đều có sự can thiệp của trời.

Xuất phát từ sự gắn bó mật thiết của con người nông nghiệp với thiên nhiên, người xưa cho rằng ông trời đã sinh ra tất cả muôn loài “trời sinh voi trời cũng sinh cỏ”. Vì vậy, trong các lực lượng siêu nhiên, Trời được xem là đấng tối cao có quyền năng vô hạn, hơn hẳn các bậc siêu nhiên khác. Dân gian vẫn truyền tụng câu nói: “Mưu sự tại nhân, hành sự tại thiên”, nghĩa là muốn nhấn mạnh “muôn sự tại trời”.

Xem xét cấu trúc Truyện Kiều, ngay từ khúc dạo đầu cho đến lúc kết thúc tác phẩm, Nguyễn Du viết:

“Trăm năm trong cõi người ta, Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau

…Lạ gì bỉ sắc tư phong

Tri xanh quen thói má hng đánh ghen

“Ngẫm hay muôn sự tại trời

Tri kia đã bt làm người có thân

Bắt phong trần phải phong trần Cho thanh cao mới được phần thanh cao”

Tại sao Nguyễn Du cho rằng có sự tồn tại của qui luật bỉ sắc tư phong? Có sự chi phối của Trời?

Mười lăm năm của một đời người có thể chưa dài, nhưng mười lăm năm đối với cuộc đời người con gái, của tuổi trẻ như Kiều lại là một thời gian đằng đẳng, một đi không trở lại. Chỉ nói riêng về mặt thời gian thì mười lăm năm trôi qua, Kiều không thể nào quay về với cái thời vui tươi, êm đềm của cái tuổi “xuân xanh”. Xót xa hơn nữa là trong mười lăm năm ấy, Kiều phải đối mặt với bể thảm, mưa sầu, phải lặn ngụp trong lưu lạc, phải chịu cảnh sống đọa thác đày, nhị rữa hoa tàn, “thanh lâu hai lượt thanh y hai lần”. Tình cảnh đó của cô gái vừa bén hương đời như Thúy Kiều là do ai? Liệu có phải tự bản thân nàng gây nên hay do tác nhân từ bên ngoài chi phối, quyết định? Xét trong 3254 câu lục bát, không có dòng nào Nguyễn Du nói về quá khứ, tiền kiếp của nàng như thế

nào, có chăng là khi Thúy Kiều lâm vào bước đường cùng không lối thoát, nàng mới viện dẫn nguyên do kiếp xưa đã…vụng đường tu. Và như thế khép lại Truyện Kiều, hẳn ai cũng phải thừa nhận sự chi phối, áp bức, chà đạp cuộc đời Kiều là cả một thế lực hữu hình cụ thể trong xã hội phong kiến: quan lại thống trị, nhà chứa, đồng tiền. Song theo Trần Bích Lan, Trần Nho Thìn, Lê Thu Yến… thì đày đọa Kiều còn một thế lực vô hình cũng không kém phần ghê rợn đang đè nén, thống trị, giày xéo, bóp nghẹt ước mơ và hạnh phúc của nàng. Thế lức đó là gì nếu không phải là

định kiến xã hội, những trói buộc về mặt tinh thần mà con người không sao vượt thoát được!

Nhìn lại cuộc đời của Vương Thúy Kiều: từ khi chào đời, Thúy Kiều đã mang trong mình thiên bẩm: thông minh, xinh đẹp, nhưng cũng mang mầm mống “nghìn thu bạc mệnh”. Khi trưởng thành, yêu nhau rồi kết hôn là chuyện tất yếu của đời người. Trong xã hội phong kiến, có thể việc hôn nhân đại sự là do cha mẹ quyết định, nhưng đối với người đương đại, kết hôn là chuyện tự

nguyện, tự do. Vậy mà, chuyện duyên tình và cuộc đời của Thúy Kiều có vẻ khác:

Từ việc Kim – Kiều gặp nhau rồi hẹn ước “ba sinh âu hẳn duyên trời chi đây”, tiếp đó là tai họa dáng xuống gia đình Kiều khiến Kiều phải bán mình chuộc cha và em:

Tri làm chi cc by tri

Này ai vu thác cho người hợp tan”.

Từ khi Kiều rơi vào Mã Giám Sinh, một tay buôn thịt bán người, trở thành gái làng chơi, thoát ra lần thứ nhất lại bị hãm hại trở lại nhà chứa “thanh lâu hai lượt thanh y hai lần” cũng là tại trời. Tưởng đến với Từ Hải nên duyên chồng vợ, ân đền oán trả, khuyên Từ trở về triều đình với mong ước rất giản dị gia đình hạnh phúc nhưng hóa ra lại mang tiếng giết chồng. Tủi nhục ê chề

Kiều tìm đến sông Tiền Đường tự trầm mình:

“Thôi thì một thác cho rồi

Tm lòng phó mc trên tri dưới sông

Cũng như Nguyễn Gia Thiều cho rằng, trời tranh đoạt hết thảy quyền họa phúc của con người: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quyền họa phúc trời tranh mất cả, Chút tiện nghi cũng chả phần ai

(Nguyễn Gia Thiều)

Cuộc đời chìm nổi của Thúy Kiều hết nạn nọ đến nạn kia tựa như những lớp sóng bể khơi ngày đêm cuồn cuộn không dứt hầu như một phần là sự trói buộc, qui định bởi những căn do bên ngoài nhân thế. “Tất cả tương lai của Thúy Kiều đã bị quyết định từ trước. Tất cả một tương lai đã bị “dĩ vãng hóa” bị ràng buộc, trói chặt vào dĩ vãng và con người chỉ còn là một phương sách là cam chịu” [11, tr.127].

Không chỉ có Kiều mới chịu sự chi phối của trời mà cả Đạm Tiên, Tiểu Thanh, cô kĩ La Thành, cô gái ở Thăng Long hay Ngu Cơ, Dưong Quí Phi; Khuất Nguyên, Đỗ Phủ, Liễu Tông Nguyên hay Liêm Pha, Nhạc Phi, Hàn Tín cũng đồng chung số phận. Dù khách văn chương hay các bậc võ tướng; dù người phương Bắc hay người phương Nam; dù người giàu sang hay kẻ hèn mọn, tất cả cuộc đời, dẫu cuộc đời thực có khác nhau nhưng rút cục phải gánh lấy mẫu số chung số mệnh “bi thảm” khôn lường. Đó cũng là số mệnh hẩm hiu trong nấm đất lạnh:

“Cũng có lúc màn loan trướng huệ

Những cậy mình cung quế hằng Nga, Một phen thay đổi sơn hà, Tấm thân chiếc là biết là vềđâu”

(Văn chiêu hồn) Tin vào trời, Nguyn Du mi thng thiết “thiên nan vn” trước nhng s phn bi thm ca người hng nhan bc mnh, tài hoa bc mnh. Ông thắc mắc, phẫn uất mà hỏi trời: “Tại sao trời đã ban cho tài lạ mà không có chỗ dùng?” Tại sao người giỏi như thế, tài hoa, tài tình đến thế

mà cuộc đời gặp nhiều oan khốc đến thế kia? Tại sao cô cầm hai mươi năm trước tài sắc nổi tiếng

đất Long Thành, thế mà giờ đây đã thành một bà già tàn tạ? Tại sao Đạm Tiên xưa là ca nhi, nổi danh tài sắc một thì thế mà “thoắt gãy cành thiên hương” chỉ còn nấm đất sè sè bên đường không người hương khói? Tại sao một Thúy Kiều “khi sao phong gấm rủ là” mà giờ sao “Tan tác như hoa giữa đường”? Những câu hỏi ấy cứ xoáy vào tâm can của Nguyễn Du khiến nhà thờ muốn cất cánh bay vào cõi trời, bắt trời giải thích. Nhưng Nguyễn Du lại là một con nguời bằng xương bằng thịt, không thể làm được điều đó, đành để cho thơ cất cánh, nói hộ lòng mình. Quả là

“Nỗi lòng dâu bể kiếp nhân sinh, Người gửi vào thơ cả biển tình Lời sóng trùng khơi vang vọng mãi,

Tố Như thế sựđoạn trường thanh”

(Phong Vũ) Cũng như những người nông dân nghèo khổ cũng từng than thở trời sao không “mưa thuận gió hòa”, như đôi lứa yêu nhau, vì lí do khách quan hay chủ quan nào đó mà lỡ duyên cũng đành than thở “tơ trời xe lộn mối”, thì phụ thân của Kiều cũng tận mắt chứng kiến cảnh đứa con do mình

đứt ruột sanh ra đang phải chịu cảnh thảm thiết, cũng phải ngửa mặt lên trời mà oán thán, than trách:

“ Nuôi con những ước về sau, Trao tơ phải lứa, gieo cầu xứng đôi.

Tri làm chi cc by Tri!

Này ai vu thác, cho người hợp tan!”

Còn Vương bà quặn thắt cõi lòng:

“Thôi con còn nói chi con,

Sống nhờđất khách thác chôn quê người. Vương bà nghe bấy nhiêu lời,

Tiếng oan đã mun vch tri kêu lên”

Trải qua mọi việc trong thế thái nhân tình, Vương ông, Vương bà, Kim Trọng, Kiều hay Nguyễn Du đều tin vào trời, tin vào sự chi phối của trời. Hơn nữa, mang tâm trạng bất đắc chí của một tài năng không được thời đại dung nạp, để rồi qua thời gian Nguyễn Du “ngẫm” ra, chiêm nghiệm ra rằng “muôn sự tại trời”, đều do đấng tạo hóa an bài, có sự tồn tại của qui luật “bỉ sắc tư

phong”.

Tuy vậy, Nguyễn Du không phải là người “cả đời chỉ biết ngồi ngắm cái bóng dưới chân mình”. Nhà thơ không hẳn hoàn toàn tin vào số mệnh. Bằng chứng, “trời” là một đấng siêu hình có quyền lực vô hạn, nhưng qua thời gian con người không vì thế mà buông xuôi theo số phận. Lí trí sẽ

mách bảo con người tùy cơứng xử. Kiều hơn một lần chống trả số mạng:

Nàng rằng: Tri thm đất dày,

Thân này đã bỏ những ngày ra đi Thôi thì thôi có tiếc gì! Sẳn dao tay áo tức thì giở ra.

Sống trong trùng trùng giam hãm, kềm cặp của ông xanh, Kiều liều lĩnh, bất chấp xen lẫn thách thức tất cả :

-“Cũng liều nhắm mắt đưa chân

Mà xem con to xoay vn đến đâu”

Cũng liều mặt phấn cho rồi ngày xanh…” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Không chỉ có Kiều căm phẫn trời xanh mà Nguyễn Du cũng vậy! ông phẫn nộ các thế lực siêu hình đã chụp lên đầu con người những định mệnh phủ phàng:

-“Chém cha cái số hoa đào Gỡ ra rồi lại buộc vào như chơi!”

-“Phận sao phận bạc như vôi”

Căm phẫn là thế! Song theo quan niệm thông thường của người bình dân, ông tri hin ra để

dõi theo hành vi ca người đời cư x thế nào để tđó ban phúc hay giáng ha cho con ngui:

“Ở xởi lởi trời cởi ra cho, ở so đo trời co ro lại”

Hay:

“Bắc thang lên hỏi ông trời Sao không thí bỏ cho tôi tí chồng

Ông trời ngoảnh mặt lại trông Mày hay kén chọn ông không cho mày”

Trời không chỉ được mở ra ở cửa miệng con người mà còn được sàng lọc, kết tinh, lưu trữ

trong tâm trí con người, trong ca dao, tục ngữ và được lưu truyền qua nhiều thế hệ nơi người bình dân để rồi âm thầm điều khiển tư tưởng, ngôn ngữ, lối sống của người Việt.

"Xin chàng kinh sử học hành,

Để em cày cấy cửi canh kịp người, Mai sau xiêm áo thảnh thơi,

Ơn trời lộc nước đời đời hiển vinh”

Hay:

“Ở hiền thì lại gặp lành,

Những người nhân đức trời dành phước cho”

Những kẻ không tin trời nên đã chống lại để rồi nhận ra:

“Cập thứ bại vong chi phiến tội Không lao trí lực dữ thiên tranh”

(Đến khi biết bại vong không phải vì trận đánh kém Thì mới thấy đem trí chống lại trời là uổng công”

(Sở Bá Vương mộ) Lòng hiếu thảo, tấm chân tình của Kiều được trời chứng giám:

“Lấy tình thâm trả nghĩa thâm

Bán mình đã động hiếu tâm đến tri

Biết đường khinh trọng biết lời phải chăng Thửa công đức ấy ai bằng?

Túc khiên đã rửa lâng lâng sạch rồi

Khi nên tri cũng chiu người

Ông trời như một quan tòa công bằng, căn cứ vào hành vi, phúc họa của mỗi người mà định

đoạt

“Mới hay tiền định chẳng lầm,

Đã tin điều trước ắt nhằm điều sau” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tóm lại, xét trong 3254 câu thơ lục bát thì từ trời và những từ cùng trường nghĩa: hóa công, hóa nhi, con tạo... xuất hiện cả thảy 82 lần dưới ngòi bút của tác giả. Con số không phải là nhỏ. Vì thế có thể thừa nhận, bên cạnh thế lực hữu hình áp bức Kiều đến bước đường cùng vẫn có một thế

lực vô hình “trời” can thiệp.

-“Hoa trôi bèo dạt đã đành

Biết duyên mình, biết phận mình thế thôi” -“Phận sao bạc chẳng vừa thôi

Khăng khăng buộc mãi lấy người hồng nhan”

Chưa xét đến tính tích cực hay tiêu cực do trời mang lại, song đây đích thực là niềm tin tín ngưỡng của Nguyễn Du cũng như đại đa số người Việt. Tin vào quyền năng tối thượng của trời: “trời kêu ai nấy dạ”, “chạy trời không khỏi nắng”, tin vào số phận do trời ban. Viết Truyện Kiều, Nguyễn Du gởi vào đó tất cả tâm huyết, niềm tin thiêng liêng của mình. Truyện Kiều không chỉ là mồ hôi lao động nghệ thuật của thi nhân, mà còn thấm cả nước mắt. Như Tố Hữu đã nhận xét “Tố

Nhươi! Lệ chảy quanh thân Kiều”

2.1.2. Pht

Bên cạnh Trời (thiên), người Việt còn tin Phật, tin vào giáo lí của đạo Phật. Ngay từ khi truyền vào nước ta, Phật giáo dễ dàng thấm vào văn hóa Việt như nước thấm vào lòng đất! Gần gũi, phù hợp với đời sống tinh thần của người Việt, cho nên tới bây giờ chúng ta thật khó phân biệt rạch ròi đâu là tín ngưỡng đâu là giáo lí của đạo Phật. Tuy vậy cũng phải nhận thấy rằng, đa số người bình dân Việt chỉ tin và tiếp nhận những gì đơn giản, bình dị về thế giới tự nhiên, thế giới siêu nhiên che chở cho con người, góp phần nhân đạo hóa cuộc sống. Chẳng hạn như, quan niệm của đạo Phật “đời là bể khổ”, “sanh”, “lão”, “bệnh”, “tử” là khổ, “cầu bất đắc” là khổ, “ái biệt li” là khổ, và còn nhiều cái khổ khác nữa… con người cần phải chuyên tâm tu niệm thì mới chấm dứt cái khổ, thoát khỏi vòng luân hồi nghiệp chướng. Một trong những bài pháp tu niệm đó chính là tứ diệu đế: khổ, tập, diệt, đạo. Nhưng người dân Việt không tiếp thu Phật giáo như một hệ tư tưởng trên mà là một

sự cảm thông, chia sẻ nỗi đau thương và niềm ước vọng của mình. Cũng như chương 1 đã nói, định chuẩn của người Việt trên cơ sở tiếp biến Phật giáo:

“Thứ nhất tu nhà, Thứ nhì tu chợ, Thứ ba tu chùa”

Hay:

“Tu đâu cho bằng tu nhà, Thờ cha kính mẹ mới là chân tu”.

Rõ ràng, với người dân Việt, tu không có nghĩa là cứ phải lên chùa tụng kinh, gõ mõ, không phải cứăn chay niệm Phật, không phải khoác lên mình chiếc áo nâu sòng. Làm được điều này là quí nhưng trước hết, trên hết, “tu” ởđây có nghĩa là người con phải hết lòng hiếu thảo với bố mẹ, ông bà, phải chăm sóc, phụng dưỡng họ khi sống cũng như phụng thờ khi họđã qua đời. Tâm niệm như

thế, nên người Việt không bao giờđặt Phật là trên hết và Phật không phải là người quyết định tất cả

Một phần của tài liệu VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU (Trang 37 - 47)