Giấc mộng dữ

Một phần của tài liệu VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU (Trang 67 - 73)

YẾU TỐ TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU

2.6.2. Giấc mộng dữ

Giấc mộng dữ hay còn gọi là hung mộng, bởi nó đem đến cho con người sự lo âu thấp thỏm, thậm chí nó ám ảnh suốt hành trình dài của kiếp người. Giấc mộng của Thúy Kiều gặp Đạm Tiên có thể qui về giấc mộng dữ, là điềm dữ.

Ban ngày Kiều đi chơi mã Đạm Tiên, tối lại thấy ứng liền chiêm bao. Phải chăng người ta vẫn thường nói “Thấy người ta ra mình”, Thúy Kiều tự nhiên thắp hương cho Đạm Tiên, và khóc thương cho số phận của người dưới mồ để rồi “vin” vào mình “Thấy người nằm đó biết sau thế

nào?”. Kiều mơ gặp Đạm Tiên

“Thoắt đâu thấy một tiểu kiều, Có chiều phong vận có chiều thanh tân.

Sương in mặt tuyết pha thân, Sen vàng lãng đãng như gần như xa”

Khi Kiều hỏi, được Đạm Tiên trả lời:

“Rằng: vâng trình hội chủ xem tường, Mà xem trong sốĐoạn trường có tên

Âu đành quá kiếp nhân duyên, Cũng người một hội một thuyền đâu xa”

Từđó dẫn đến việc đoán mộng, cho rằng đó là điềm hung:

Cứ trong mộng triệu mà suy, Thân con thôi có ra gì mai sau.

Như vậy, muốn biết được giấc mộng lành hay dữ, thì con người ta lại đi tìm cách giải mộng. Những giấc mộng do thế lực siêu hình đem đến, dù có thực hay không có thực nhưng vẫn được dân gian tin vào, Nguyễn Du tin và Kiều cũng tin là có thật. Kiều tin Đạm Tiên báo mộng cho nàng biết trước số phận nghiệt ngã của mình. Trong cuộc đời mình, Kiều đã nằm mộng thấy Đạm Tiên ba lần hiện về mách bảo:

Lần đầu, Kiều mộng thấy Đạm Tiên sau khi đi hội đạp thanh về:

Chớ nề u hiển mới là chị em. Đã lòng hiển hiện cho xem Thềm hoa khách đã trở hài Nàng còn cầm lại một hai tự tình, Gió đâu sịch bức mành mành Tỉnh ra mới biết rằng mình chiêm bao”

Lần chiêm bao đầu tiên bao giờ cũng để lại nỗi ám ảnh sâu sắc đối với người nằm mộng, nó chi phối từ suy nghĩđến hành động của Kiều. Ta chợt nhớ lại xưa kia, Nguyễn Trãi mơ thấy rắn nhỏ

ba giọt máu mà sau đó là gia đình ông bị tru di tam tộc.

Lần thứ hai, khi Thúy Kiều rơi vào lầu xanh, toan tự tử, Kiều mộng thấy Đạm Tiên hiện về

vừa nhắc nhở vừa khẳng định:

“Rỉ rằng nhân quả dở dang

Đã toan trốn nợđoạn trường được sao Số còn nặng nghiệp má đào Người dù muốn quyết, trời nào có cho.

Hãy xin hết kiếp liễu bồ

Sông Tiền Đường sẽ hẹn hò về sau”

Đạm Tiên hiển linh báo mộng cho Kiều biết rằng số mệnh truân chuyên của nàng chưa chấm dứt, nó còn bám riết Kiều cho tới tận sông Tiền Đường. Dù Kiều có muốn thoát thì trời cũng chẳng cho, Kiều chỉ có một lựa chọn duy nhất là phải chấp nhận nđon trường.

Cả ba lần mộng đều được lấy từ Kim Vân Kiều truyện. Trong Kim Vân Kiều truyện còn có một lần Kiều nằm mộng nữa đó là lần Kiều mộng thấy Kim Trọng. Điểm khác biệt giữa tài năng của Nguyễn Du với Thanh Tâm tài nhân ở chỗ: tác giả của Kim Vân Kiều lệ thuộc quá nhiều vào sự

can thiệp của thế giới bên kia nên có lúc dẫn đến áp đặt, thô bạo. Còn Nguyễn Du lại khéo tạo một cơ sở logic mà rất tự nhiên: Ví dụ, mặc dù Kiều đã được khuyên:

Dạy rằng mộng huyễn cứđâu, Bỗng không mua não chuốc sầu nghĩ nao”

Nhưng Kiều vẫn bị ám ảnh:

Hiên tà gác bóng chênh chênh, Nỗi riêng riêng trạnh tấc riêng một mình”.

Yếu tố mộng xuất hiện 32 lần, các từ “mộng”, “chiêm bao”, “cơn mê” lặp lại 25 lần, không chỉ là hình thức thông linh giữa con người và giới thần linh mà còn là điềm trời, báo mộng vận số

của thần linh đến với người trần. Đây cũng là một khía cạnh tâm linh truyền thống văn hóa Việt. Như thế, trong cuộc sống vô cùng đa dạng và phức tạp của con người, có những sự việc mà các nhà khoa học đã giải thích song cũng còn rất nhiều điều bí ẩn đang mời gọi, thách đố khả năng khám phá của họ. Vì lẽđó, mà đến ngày nay, dù khoa học đã phát triển nhưng tâm linh vẫn còn tồn tại và có ý nghĩa nhất định nào đó với con người.

Đặc biệt đối với Truyện Kiều của Nguyễn Du, chiêm mộng của Thuý Kiều về Đạm Tiên

được liên kết thành mạch kể xuyên suốt cốt truyện. Có mởđầu, phát triển và có kết thúc. Đạm Tiên "bám riết", chi phối cuộc đời Kiều. Tiên đoán, tiền định, hư hư, thực thực... là những tính chất, màu sắc đa dạng của chiêm mộng.

Ranh giới giữa vô thức và hữu thức, trần thế và cõi thiêng vốn dĩ rất mờ mỏng. Yếu tố chiêm mộng trong truyện thơ Nôm là một môtíp xuất hiện gắn với những ý đồ nghệ thuật khác nhau của người cầm bút. Nó tiếp nối dòng quan niệm về hồn mộng của người Việt cổ kết hợp với ước vọng của con người. Yếu tố chiêm mộng tham gia tiến triển của cốt truyện, số phận đường đời nhân vật. Chiêm mộng lý giải thái độ của con người trong ứng xử với tôn giáo... Những hiện tượng nháy mắt, ù tai, nhện sa, cá nhảy, bóng đè, chiêm mộng... là những hiện tượng đã và đang xảy ra đối với con người. Đó là sự thực trong cái thần bí khó lý giải. Dưới góc nhìn hẹp, quy chiếu câu chuyện chiêm mộng như một môtíp trong sáng tác văn chương, như thao tác “kỹ thuật” của người cầm bút và phần nào cắt nghĩa từ phía văn hoá, chúng tôi thấy đó là bộ phận gắn với đời sống tâm linh của con người xưa nay.

2.7. Bói toán

Những phương thuật tướng số, tử vi, bói toán, bói âm dương… thực chất có nguồn gốc từ Đạo giáo ở Trung Quốc và khi ảnh hưởng vào nước ta, các biểu hiện này đã trở nên phổ biến trong tín ngưỡng người Việt. Đại đa số người Việt không chỉ tin vào linh hồn còn tồn tại, chết chưa phải là hết mà còn tin vào thuật tướng số, bói toán. Bói toán là hình thức dự báo về con người, về một vấn đề nào đó liên quan tới cộng đồng. Hình thức dựđoán này hoặc dựa trên một năng lực trực cảm hoặc dựa trên những sự kiện nhân quả có trong cuộc đời con người, trong cộng đồng. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta nhận thấy không ít người đi chấm tử vi, xem tướng, xem bói. Những bậc làm cha làm mẹ, ai lại không muốn biết ít nhiều về số phận, tương lai của con cái mình, cũng như

bản thân mỗi con người dù biết rằng “thiên cơ bất khả lậu” nhưng người Việt nói chung không ai không muốn biết trước vận mệnh xa gần của mình. Và hậu vận của Kiều là cả một “thiên bạc mệnh” chi phối tư tưởng, hành vi của nàng trong suốt cuộc đời Thúy Kiều:

Có người tướng sĩđoán ngay một lời “Anh hoa phát tiết ra ngoài, Nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa”

Nhân vật này chỉ xuất hiện một lần duy nhất khi Thúy Kiều trò chuyện cùng Kim Trọng nhưng lời nói của người này lại để lại điểm nhấn khắc sâu trong não chất của Kiều. Cái tài của cụ

Nguyễn là vậy, chỉ cần một nét phác họa thoát ra từ giọng nói, lời nói thôi cũng đủ thấy khả năng khác người của nhân vật.

Chính bởi có khả năng đoán định được tương lai, hậu vận của người đời, nên nhân vật tướng sĩ đã thu hút biết bao sự tò mò của dân gian muốn biết về bí mật của cuộc đời mình. Vương ông, Vương bà cũng thế, họ cũng muốn biết trước số phận của Thúy Kiều nên mới mời thầy tướng về

xem. Đáng chú ý hơn là Kiều đã nghe và đã tin tuyệt đối, tin đến nỗi những lời sấm truyền này đã nhập sâu vào tâm khảm, vào phần vô thức của nàng, ám ảnh chi phối tư tưởng và hành vi của Thúy Kiều.

Sau lời tiên tri của thầy tướng số, Thúy Kiều gặp mộ Đạm Tiên trong một dịp tiết Thanh minh tảo mộ du xuân, lại nghe Vương Quan kể về tiểu sử tài sắc mà “thoắt đã gãy cảnh thiên hương” của người ca nhi quá cố, thì chất keo bạc mệnh như kết tinh thành một khối vận mệnh của cuộc đời Thúy Kiều:

“Sống làm vợ khắp người ta,

Hại thay thác xuống làm ma không chồng!”

Nhân vật thứ hai là một đạo nhân có tài “phi phù trí quỷ, cao tay thông quyền”. Nhân vật này có tài lạ không khác gì thầy tướng sĩđoán vận mệnh cho đời Kiều trước đây:

“Đạo nhân phục trước tĩnh đàn, Xuất thần giây phút chưa tàn nén hương”

Vị đạo nhân được Thúc Sinh mời về lập đàn cầu đảo cầu siêu cho oan hồn Kiều, thì được thầy phán:

Người này nặng kiếp oan gia, Còn nhiều nợ lắm sao đà thác cho!

Mệnh cung đang mắc nạn to, Một năm nữa mới thăm dò được tin.”

Điều mà đạo nhân này nói sẽ được chứng nghiệm về sau, cho dù lúc đó ai ai cũng cảm thấy

đây chẳng qua chỉ là lời nói quàng xiên của đồng cốt:

Nghe lời nói lạ dường này, Sự nàng đã thế, lời thầy dám tin Chẳng qua đồng cốt quàng xiên,

Người đâu mà lại thấy trên cõi trần?”

Quả thật vào một thời gian sau, Kiều và Thúc Sinh gặp nhau trong cảnh trớ trêu như thầy đã phán:

“Hai bên giáp mặt chiền chiền Muốn nhìn mà chẳng dám nhìn lạ thay!”

Thứ ba là nhân vật Tam Hợp đạo cô: vốn là tiên tri, nhân vật này xuất hiện hai lần trong tác phẩm. Một lần là qua lời kể của Giác Duyên với Kiều, báo tin cho Kiều về lần hội ngộ sắp tới

Nhớ ngày hành cước phương xa, Gặp sư Tam Hợp vốn là tiên tri,

Báo cho hội ngộ chi kì, Năm nay là một nửa thì năm sau

“Mới hay tiền định chẳng lầm

Đã tin điều trước, ắt nhầm việc sau”

Tam Hợp đạo cô cũng đưa ra lời tiên đoán cho cuộc đời Kiều trong tương lai. Lời dự báo này cũng thuộc yếu tố kì ảo. Điều đáng nói ởđây là vãi Giác Duyên vốn là người tu theo Phật nhưng lại tin lời tiên đoán của đạo cô Tam Hợp.

Lần thứ hai là cuộc gặp gỡ trực tiếp giữa Giác Duyên và Tam Hợp đạo cô. Tại cuộc gặp gỡ

này, Sư bà đã hỏi Ðạo cô về trường hợp của Kiều:

Người sao hiếu nghĩa đủđường Kiếp sao rặt những đoạn trường thế thôi

Tam Hợp Đạo Cô đã đưa ra cách lí giải về thân phận và cuộc đời Kiều:

“Có trời mà cũng tại ta, Tu là cỗi phúc tình là dây oan Thúy Kiều sắc sảo khôn ngoan, Vô duyên là phận hồng nhan đã đành.

Lại mang lấy một chữ tình Khư khư mình buộc lấy mình vào trong.

Cho nên những chốn thong dong,

Ở không yên ổn ngồi không vững vàng.”

Sư Giác Duyên nghe nói rụng rời, đạo cô bèn trấn an ngay:

“Sư rằng song chẳng hề chi Nghiệp duyên cân lại nhắc đi còn nhiều

Xét trong tội nghiệp Thúy Kiều Mắc điều tình ái khỏi đường tà dâm

Lấy tình thâm trả nghĩa thâm Bán mình đã động hiếu tâm đến trời

Hại một người cứu muôn người Biết đường khinh trọng biết lời phải chăng

Thửa công đức ấy ai bằng Túc khiên đã rửa lâng lâng sạch rồi.”

Như vậy là Kiều đã “đức năng thắng số”. Ðạo cô khuyên:

“Giác Duyên dù nhớ nghĩa nhau Tiền đường thả một bè lau rước người”

Giác Duyên làm đúng theo lời chỉ dẫn của Tam Hợp đạo cô. Vì vậy đã cứu được Thúy Kiều khi nàng gieo mình xuống sông Tiền Ðường và mời Kiều về thảo lưở với mình:

Một nhà chung chạ sớm trưa Gió trăng mát mặt muối dưa chay lòng

Bốn bề bát ngát mênh mông Triều dâng hôm sớm mây lồng trước sau

Có thể thấy lời lí giải này rất quan trọng đối với Giác Duyên và cũng là đối với Kiều.

Theo GS Phan Ngọc nhận xét: “những lời đoán trước xuất hiện bốn lần trong Truyện Kiều, nhằm mục đích báo trước cho người đọc biết được cuộc đời sau này của nàng”. Thứ nhất, ông thầy tướng bao tước cuộc đời của Kiều “Ngìn thu bạc mệnh một đời tài hoa”. Thứ hai thầy phù thủy báo cho Thúc Sinh biết thúy Kiều không chết, và hai người sẽ gặp nhau. Thứ ba, Giác Duyên nói với Kiều sẽ gặp lại Kiều sau năm năm. Thứ tư Tam hợp đạo cô dặn Giác Duyên chăng lưới cứu vớt kiều Kiều ở sông Tiền Đường [65, tr.237].

Và chính Kiều cũng thích bói toán:

“Nàng rằng tiền định tiên tri Lời sưđã dạy ắt thì chẳng sai

Họa bao giờ có gặp người Vì tôi cậy hỏi một lời chung thân”

Bói toán có tác dụng lớn trong việc cứu sống Thúy Kiều. Nhờ lời tiên đoán của Tam Hợp mà Giác Duyên có sư chuẩn bị trước để vớt Kiều khi nàng trầm mình xuống dòng sông Tiền Đường.

Chính sự ứng nghiệm của những lời phán bảo do thế những người tinh thông phép thuật đã gây nên niềm tin cho con người. Dù rằng dân gian cũng từng nói “bói ra ma, quét nhà ra rác” ấy thế

Tóm lại, xuất hiện trong tác phẩm Truyện Kiều khoảng 5 lần, nhưng có thể nói Nguyễn Du

đã phản ánh một thực tế là, người xưa tin vào tướng số, bói toán thuật tướng số, tiên tri là điều có thật.

Dù rằng hình thức bói toán, tiên tri vồn có nguồn gốc từ Đạo giáo của Trung Quốc, nhưng khi ảnh hưởng vào Việt Nam thì nó được dân gian hóa, tiếp thu phù hợp với tâm lí thích bói toán để

biết trước điều gì sắp xảy ra. “Nước ta tin việc quỷ thần, cho nên cũng theo cách Tàu mà chuộng việc bói toán. Bói cốt là đem việc mình mà hỏi quỷ thần, để quyết cái lòng ngờ vực, định cái sự

mình hồ nghi, cho đặng biết đường hay lẽ phải để theo vềđường lành đường dữ”[57, tr.714]

Một phần của tài liệu VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)