CỦA NGUYỄN DU
3.1.1 Phản ánh sinh động hiện thực đời sống tâm linh
Quan niệm về hiện thực, Hồ Anh Thái cho rằng: “những gì màta thấy, ta nghe, trải nghiệm là chưa đủ. Hiện thực còn là cái ta cảm nữa (…) Cả một đời sống tâm linh cũng là hiện thực” [85, tr252]. Thật vậy! Hiện thực cuộc sống không phải giản đơn chỉ là những hiện thực con người ta đã kiểm chứng được bằng mắt thường mà còn là hiện thực của ảo giác, của tâm linh. Đi sâu vào hiện thực đời sống tâm linh cũng những trạng thái bí ẩn của con người, Trần Đình Sử đánh giá: “Con người Việt Namtin điều kì lạ, việc diệu kì, tin báo mộng, tin thần nhân”[82, tr435]. Ngày nay, niềm tin đó có còn tồn tại không thì chưa xét vội, chứở thời trung đại, con người và thế giới có mối quan hệ chặt chẽ, không tách rời. Cho nên trong cách cảm thụ về thế giới của họ bao giờ cũng có hai thế
giới cùng tồn tại: đó là thực tại trần thế và thực tại vũ trụ (chữ dùng của Trần Nho Thìn). Con người sống, tiếp xúc với hai thế giới này, không chỉ bằng sự “thấy”, sự “biết” mà còn cả sự “cảm”, sự
“tin”. Đây là điều có thật! Cuộc sống của người xưa không tách rời thần linh, họ không chỉ tin có
Trời, Phật, Thần thánh mà còn tin vào ma quỉ, hồn oan; không chỉ tin có tổ tiên mà còn tin vào cách thờ cúng,khấn vái; không chỉ tin vào lời thề mà còn tin tướng số, bói toán. Người ta tin bởi vì thế
giới vô hình có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hiện tại của họ. Niềm tin vào thế giới siêu nhiên, huyền bí của họđược tạo nên từ thế giới quan duy tâm và tư tưởng thần linh chủ nghĩa.
Nên nếu ví cuộc sống là chất liệu còn văn học là sản phẩm thì Truyện Kiều và Văn chiêu hồn
của Nguyễn Du là một minh chứng sống động, phản ánh thành công các cung bậc của cuộc sống, nhất là phản ánh hiện thực đời sống tâm linh của con người.
*Hiện tượng tâm linh tồn tại ảo
Ai cũng biết, tất cả các yếu tố tâm linh Trời, Phật, Thần thánh, chiêm bao, mộng mị, điềm báo... thực chất đó chỉ là những ảo giác, song lâu dần nó đã trở thành nếp nghĩăn sâu vào tiềm thức của người dân Việt từ xưa cho đến nay và có những ảnh hưởng, tác động về mặt tâm lí, tâm linh cũng như về văn hóa xã hội đối với người dân. Qua lăng kính của nhà văn các yếu tố tâm linh trong tác phẩm đã phản ánh sâu sắc quan niệm, tư tưởng của người xưa. Điển hình là Truyện Kiều, Văn chiêu hồn.
Xuất phát từ tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, nên người xưa sống và tưởng tượng ra rằng có một thế giới siêu nhiên Trời, Phật, Thần thánh đang ngự trịở một nơi nào đó rất cao xa, dân gian thường gọi là “thiên đường”. Nơi đó chỉ có an lạc, hạnh phúc, không có khổđau, bi lụy; nơi đó chỉ
có tình thương, lòng nhân ái không còn hận thù, oán thán nên nơi đó là niềm mơước cho con người khi từ giã cuộc sống trần gian:
"Xưa kia chỉ biết kêu trời, Mà nay đã biết gọi Trời là Cha,
Trần gian chẳng phải là nhà,
Đi về vĩnh cửu gặp Cha trên trời.”
(Ca dao) Người xưa cũng tưởng tượng ra thế giới âm phủ. Bởi phần lớn trong suy nghĩ của con người trần thế, sau khi chết, họ sẽ về với tổ tiên nơi chín suối. Âm phủ hay còn gọi bằng cái tên khác như
chín suối, chốn cửu tuyền là lối đi về sau cái chết, là sự kết thúc của một kiếp người. Những lúc đau khổ bế tắc trong tình yêu, cuộc sống, nếu suy nghĩ theo hướng bi quan, con người cũng dễ dàng tìm
đến cái chết. Chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều cảnh tượng này trong cuộc sống đời thường cũng như trong văn chương. Những người yêu nhau tha thiết mà vì một lí do nào đó phải chia ly trong cuộc sống trần thế, họ lại tìm cái chết với mong muốn ở thế giới khác, họ sẽ được hạnh phúc bên nhau, chẳng hạn như Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài, Romeo và Juliet. Cũng có khi quá đau khổ, bế
tắc, không còn lối thoát, người ta cũng tìm đến cái chết xem như là một sự giải thoát như nàng Kiều của Nguyễn Du. Kiều đã trải qua rất nhiều cay đắng, nhục nhã: khi bán mình, lúc ở lầu Ngưng Bích,
để luyến tiếc. Song lần này, vì mắc mưu Hồ Tôn Hiến, Kiều đã đẩy phu quân Từ Hải vào chỗ chết, thì nàng cũng không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc tìm đến cái chết.
“Giết chồng mà lại lấy chồng, Mặt nào còn đứng ở trong cõi đời?
Thôi thì một thác cho rồi, Tấm lòng phó mặc trên trời dưới sông!
Trông vời trời nước mênh mông,
Đem mình gieo xuống giữa dòng trường giang.”
Không chỉ tin vào trời, Phật, thần thánh, hay tin vào thế giới âm phủ, mà người xưa còn tin nhất là linh hồn con người. Tin rằng người chết chỉ chết về mặt thể xác còn linh hồn vẫn tồn tại đâu
đó trong không gian. Vì còn tồn tại nên linh hồn có thể đi về trong ba cõi: cõi trời – cõi trần – cõi âm. Và cứ thế, trong trí tưởng tưởng của con người, thế lực siêu nhiên, vô hình vẫn thấu suốt mọi sự
việc của cuộc sống trần thế để rồi chi phối, định đoạt cuộc sống của họ. Tùy vào hành vi, nếp nghĩ
của con người, mà có thể phù hộđộ trì hay trừng phạt đích đáng… Thật vậy! Qua quá trình dõi theo cuộc đời Kiều, Giác Duyên, Tam Hợp đều có chung một đánh giá về tấm lòng hiếu thảo của Kiều:
“Tâm thành đã thấu đến trời, Bán mình là hiếu, cứu người là nhân”.
Ởđoạn khác:
“Lấy tình thâm, trả tình thâm, Bán mình đã động hiếu tâm đến trời”.
Tấm lòng hiếu thảo của Kiều đã cảm hóa được trời xanh! Trong tâm thức của người dân, Trời “trời có mắt”, chí công vô tư, cũng chiều người và cũng có những đền bù xứng đáng cho con người. Cho nên trải qua hết nạn nọ đến nạn kia, cuối cùng Kiều vẫn được trở về bên cạnh người thân trong cảnh đoàn viên sum vầy. Song trời chi phối mạnh mẽ cuộc sống của con người đặc biệt là
đối với khách má hồng. Trong quan niệm của Nguyễn Du, ông đã tin rằng có bàn tay đánh ghen của tạo hóa đối với những bậc tài sắc. Tiểu Thanh, cô Cầm, Đạm Tiên, Thúy Kiều đều là những người “tài hoa bạc mệnh”, “hồng nhan truân chuyên”.
Người xưa tưởng tượng rồi tin vào Trời, Phật, Thần thánh, âm phủ, linh hồn người đã khuất… là để hướng tới một thế giới khác ngoài trần gian. Tính chất thiêng liêng được tạo bởi “sự
gửi gắm của tâm tưởng đối với một điều cao siêu huyền diệu”, bởi tấm lòng sùng kính, ngưỡng mộ:
“Dù ai nói ngược nói xuôi, Ta đây vẫn giữđạo Trời khăng khăng”
Những lúc đau khổ, bế tắc trong cuộc sống, người xưa đặt niềm tin mãnh liệt rằng Trời, Phật, với tấm lòng từ bi, bác ái sẽ cứu vớt, hóa giải những kiếp nạn cho họ. Và Nguyễn Du cũng thế, bằng niềm tin vào thế giới thiêng, ông đích thân lập đàn chiêu hồn nhờ lòng từ bi bác ái và sức mạnh vô biên của Phật giải thoát cho mọi oan hồn cô đơn, vô định:
-“Tiết đầu thu lập đàn giải thoát, Nước tĩnh bình rưới hạt dương chi
Muôn nhờđức Phật từ bi, Giải oan cứu khổđộ về Tây phương.” -“Đàn chẩn tế vâng lời Phật giáo,
Của có chi bát cháo nén nhang. Gọi là manh áo thoi vàng,
Giúp cho làm của ăn đàng thăng thiên.”
Hình 3.1
Bồ tát Mục Kiền Liên
Vâng! chỉ là ảo giác, và thực tế biết sẽ chẳng bao giờ có một phép màu nào cả, nhưng đi sâu vào đời sống tinh thần của người xưa, chúng ta nhận thấy không chỉ có tác giả mà cả những người
đương thời, đều tin rằng có thế giới siêu nhiên luôn ngự trị trong đời sống của con người, và sự
phán quyết của thế giới quyền năng siêu hình này được gọi bằng những từ khác nhau số phận, nghiệp, duyên, nợ đoạn trường, kiếp… Cuộc đời Kiều bị sự phán quyết này đè nặng, không thể
thoát ra được, sự bấu víu duy nhất của nàng là tự an ủi chính số kiếp bọt bèo, mây nổi hoa trôi của mình:
“Kiếp xưađã vụng đường tu,
Kiếp này chẳng kẻo đền bù mới xuôi”
Cũng có khi Kiều than thân trách phận:
“Phận sao phận bạc vừa thôi,
Khăng khăng buộc mãi lấy người hồng nhan,
Đã đành túc trái tiền oan, Cũng liều ngọc nát hoa tàn mà chi”
Đặc biệt, Nguyễn Du thể hiện rất tinh vi khả năng dự đoán, linh tính của con người. Đọc
Truyện Kiều, Văn chiêu hồn của Nguyễn Du, người ta tưởng rằng mọi chi tiết, tình tiết trong đó đều gắn với hành động hiện thực, suy nghĩ, cảm xúc của con người, nhưng dường như cứ phảng phất
đâu đó ở chiều sâu của sự việc là một sức xô đẩy huyền bí không cưỡng lại được do thế lực siêu nhiên, vô hình thần bí mà rất quyết định. Từ khi gặp nấm mồ Đạm Tiên, Kiều linh tính không biết cuộc đời sau này của cô sẽ thế nào:
“Nỗi niềm tưởng đến mà đau,
Thấy người nằm đó biết sau thế nào”
Rồi Kiều lại vận vào mình cung đàn bạc mệnh đó.
“Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu?”
Còn với Kim Trọng, “tình trong nhưđã” vậy mà Kiều lại tỉ tê trong bụng:
“Người đâu gặp gỡ làm chi
Trăm năm biết có duyên gì hay không?”
Hay là :
“Bây giờ rõ mặt đôi ta,
Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao?”
Thế giới siêu hình đầy quyền năng còn phù trợ hay linh ứng khi họ cầu cúng, khấn vái, xin một điều gì đó. Thúy Kiều dẫu không biết Đạm Tiên là ai, nhưng khi đi ngang nấm đất “sè sè bên
đường” đã động lòng từ tâm, cúng bái:
“Lầm rầm khấn khứa nhỏ to, Sụp ngồi vài gật trước mồ bước ra”
Tức thì có sựlinh ứng:
“Một lời nói chửa kịp thưa, Phút đâu trận gió cuốn cờđến ngay.
Ở trong dường có hương bay ít nhiều”
Khiến cho những người xung quanh “Mặt nhìn ai nấy đều kinh”.
Bên cạnh niềm tin vào sự linh ứng khi khi cầu khấn, người xưa còn tin vào chiêm bao, mộng mị, cho rằng mọi việc diễn ra trong giấc mộng đều có một ý nghĩa nhất định. Thực chất, mộng xuất hiện có thể do những ám ảnh từ cuộc sống. Khi đọc Truyện Kiều, chúng ta có thể lí giải được điều
ấy việc Kiều chiêm bao gặp Đạm Tiên, nhưng với Kiều thì khác, nàng tin Đạm Tiên là có thật, và tin cả những lời nói trong giấc mơ. Chẳng hạn như, khi Đạm Tiên báo mộng cho biết Kiều có tên trong sổđoạn trường thì Kiều đã cảm thấy lo sợ, ám ảnh:
“Một mình lưỡng lự canh chầy,
Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh.”
Điều lo nghĩấy đã bật thành lời khi nàng được Vương bà hỏi:
“Đoạn trường là số thế nào, Bài ra thếấy, vịnh vào thế kia
Cứ trong mộng triệu mà suy, Phận con thôi có ra gì mai sau”
Người xưa cho rằng giấc mơ là sự thông tri của thần linh đến với người nằm mộng, nên khi
Đạm Tiên báo cho Kiều biết không thể trốn được nợđoạn trường, rằng số Kiều còn nặng nghiệp má
đào, và dù Kiều muốn quyết, trời cũng không cho, rằng sẽ hẹn gặp Kiều ở sông Tiền Đường thì Kiều đã tin thật:
“Vả trong thần mộng mấy lời Túc nhân âu cũng có trời ở trong”
Trong cuộc sống đời thường, con người ta cũng gặp rất nhiều giấc mơ, có những giấc mơ
bình thường nhưng cũng có những giấc mơ kì quái, khó hiểu, cho nên với những giấc mợ lạ, họ
thường đi tìm người giải mộng để mong biết chuyện gì xảy ra. Như vậy là, những gì xuất hiện trong giấc mơ, thật sự khó có thể dùng tư duy logic để giải thích được. Mặc dù có vẻ không có thật, với nhiều yếu tố vô nghĩa, nhưng nó là một biểu hiện rất “thực” trong tâm hồn con người.
Hiện thực đời sống tâm linh của người xưa còn phải nói đến niềm tin vào luật nhân quả với quan niệm “gieo nhân gì gặt quả đó” ,“ở hiền thì lại gặp lành, ở ác gặp dữ tan tành như tro”. Chẳng hạn như Thạch Sanh tốt bụng nên lấy công chúa còn mẹ con Lí Thông vì quá gian ác nên bị
sét đánh, biến thành hai con bọ hung chui rúc (Thạch Sanh); người em thật thà, hiền lành được hưởng giàu sang còn người anh tham lam bị rớt xuống biển cũng với đống vàng (Cây khế); Tấm hiều thảo, hiền lành cuối cùng được gặp vua, tìm lại được hạnh phúc, mẹ con Cám mưu mô độc ác nên bị trừng trị đích đáng (Tấm Cám). Triết lí nhân quả không chỉ bay bổng với văn học dân gian mà còn khá hiện thực trong Truyện Kiều. Những kẻ làm trái lời thề cuối cùng cũng bị Kiều trừng trị
đích đáng “Hại nhân nhân hại sự nào tại ta”như Bạc Bà, Bạc Hạnh, Mã Giám Sinh, Ưng Khuyển…Còn Kiều trải qua biết trắc trở, bi kịch, nhưng xét cho cùng Kiều là người trân trọng lời thề, day dứt với lời thề… thế nên kết quả cuối cùng là Kiều vẫn gặp được Kim Trọng trong cảnh
đoàn viên. Thế giới trong cảm quan của người xưa quả có sựđền ân trả oán phân minh, hạnh phúc, sung sướng dành cho người tốt, người hiền còn địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh dành cho những kẻ ác, xấu xa. Kẻ độc ác nếu không bị trừng trị lúc sống thì cũng bị hành hạđau đớn khôn lường ở chốn âm ty. Kết thúc Truyện Kiều, Thúy Kiều được đoàn viên với gia đình càng nói rõ hơn quan niệm “ở
hiền gặp lành” của dân gian. Chính niềm tin vào sự tuần hoàn, sự thay đổi của người xưa đã qui
định kiểu kết cấu với kết thúc có hậu như thế.
Như vậy là, tất cả các yếu tố tâm linh: trời, Phật, thần thánh, mộng mị, chiêm bao… được thể
hiện trong tác phẩm đều có sự hòa quyện đặc biệt giữa tín ngưỡng dân gian và sự tiếp biến từ ba hệ
tư tưởng Nho, Phật, Đạo. Song tất nó được thăng hoa trong văn học với những sắc màu kì ảo, gợi lên dấu ấn của một nền văn hóa tâm linh huyền bí. Rằng, trong nhận thức của người xưa luôn có một lực lượng siêu nhiên huyền bí (trời, phật, thần thánh, hồn oan, ma quỉ…) định đoạt, sắp sẵn
đường đi nước bước của trần gian, hay ít ra cũng tiên tri đoán định, chỉ đường vạch lối cho con người. Dù sự chủđộng tích cực của con người trong hành động, trong ứng xử có thể cảm động trời xanh, hoán cải được số mệnh, nhưng sựđời biến thiên dâu bể, có biết bao điều không ngờ tới, cái xử
lí được thì ít mà cái bí ẩn lại vô cùng, vô tận. Cho nên xem xét kĩ, sự chi phối của thế lực siêu nhiên, huyền bí là một thực tế không thể phủ nhận! Nên dưới hình thức của cái kì ảo, những yếu tố ấy, ở
một phương diện tích cực nhất phản ánh đời sống dân tộc với những phong tục tập quán, niềm tin thiêng liêng và mang lại cho tác phẩm những hiệu quả nghệ thuật đặc sắc: phản ánh và sáng tạo một hiện thực mới - hiện thực của tâm linh, của niềm tin.
*Hiện tượng tâm linh tồn tại thực
Nếu hiện tượng tâm linh tồn ảo chứng minh cho ý niệm, lễ nghi, phong tục của người xưa thì hiện tượng tâm linh tồn tại thực lại nói rõ hơn các hoạt động tín ngưỡng, phát ra những tín hiệu thiêng liêng nhưđình, đền, mồ mã, thờ cúng, khấn vái, thắp nhang, bói toán, thề nguyền…
Nhu cầu tâm linh là một nhu cầu chính đáng của con người, bởi đó là điểm tựa tinh thần không thể thiếu được trong cuộc sống trần thế. Bởi quan niệm thần linh với sức mạnh vô hình chi phối cuộc sống đã ăn sâu vào tiềm thức của con người, những hoạt động tâm linh tín ngưỡng: cầu