Cầu cúng, khấn vá

Một phần của tài liệu VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU (Trang 58 - 61)

YẾU TỐ TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU

2.5.Cầu cúng, khấn vá

2.5.1. Cu cúng

Sống ở một nước nông nghiệp, những tốt lành hay bất trắc của thiên nhiên diễn ra thường nhật, cộng với ý thức về hồn thiêng sông núi, người Việt bao đời nay đâu đâu cũng thấy sự hiện diện của thần linh. Một trong những hình thức giao tiếp với thần được con người thiết lập là để cầu xin Phật, trời, thần thánh ban phước trừ họa. Nội dung cầu cúng chủ yếu xoay quanh:cầu sức khỏe, cầu bình an, cầu tài, cầu lộc, cầu duyên, cầu con, cầu siêu, cầu giải oan v.v… Người ta tin rằng thông qua việc thờ cúng, người sống có thể cầu được những điều họ mong muốn, ước ao. Quan niệm này đã in sâu vào phong tục tập quán của người dân Việt. Khởi phát từ khi con người tin rằng sức khỏe, sự thất bại trong công việc và trong cuộc sống của họ là do thế giới trời, Phật, thánh thần

hay thế giới của người chết chi phối, gây ra. Hoặc bị thần linh trách phạt, hoặc bị trúng tà ma, hoặc vì động chạm tới mồ mả người chết… Thế là phải lập đàn tràng để cầu cúng, cầu nguyện, để giải tà ma, bùa chú…

Với niềm tin tất cả những điều gì con người không biết thì Trời biết hết “Người dù không biết, trời đà biết cho”, người ta cũng thường qui cho lẽ trời “có trời soi xét”. Đó là một cách an ủi, một sựđộng viên nhưng đồng thời là một sự khẳng định về mình, một niềm tin mãnh liệt “Kiếp sinh ra thế, biết là tại đâu”

Mặt khác, trong cuộc sống thường nhật, tiềm ẩn biết bao thử thách, hiểm nguy, thất bại đang rình rập, đe dọa! Dù cho tự thân mỗi người đã có sự chuẩn bị cẩn thận chu đáo, kĩ lưỡng về tri thức, kĩ năng, kĩ xảo thì thực tế người sống không thể biết trước điều gì sẽ xảy ra với mình. Trong dân gian đến nay vẫn truyền tụng những câu đại để như là “hên, xui, may, rủi”, số phận, điềm...

Để tất cả mọi việc có thể thuận buồm xuôi gió, cũng như có được sức khỏe, sự bình an, đông

đảo người dân Việt cho rằng: niềm tin, nhất là niềm tin tâm linh vẫn còn là một yếu tố hỗ trợđáng kể cho việc chữa lành mọi vết thương tinh thần của con người. Ông cha ta vẫn thường nói “có thờ

có thiêng có kiêng có lành”; “cầu được, ước thấy” hay “cúng thần thần đãi, cúng vãi vãi phù hộ” thì việc cầu cúng, cầu nguyện được thế lực siêu nhiên, hay tổ tiên ông bà quá cố ban phúc tưởng cũng là điều nên làm. Việc làm này thường xuyên diễn ra trong đời sống thực tế của người dân.

*Lp đàn cu đảo

Con người thời xừa tin rằng “vạn vật hữu linh”, “vạn vật nhất thể”, “âm dương hòa hợp” và cả “tín ngưỡng đa thần”. Họ nghĩ đến những vị thần có uy lực toàn năng, hoặc gán cho sự vật nọ, hiện tượng kia một vị thần. Nên hầu như người ta thực hiện các nghi thức cầu đảo ở chùa, đình, đền, miếu… Còn đối với cá nhân, người ta thường cầu an cho gia đình, cha mẹ, bà con “cầu cho gia đạo bình an”. Với niềm tin này, Thúy Kiều thường đến trước Phật đài cầu an cho cha mẹ.

-“Nén hương đến trước thiên đài, Nỗi lòng khấn chửa cạn lời vân vân”

-“Quây nhau lạy trước Phật đài, Tái sinh trần tạ lòng người từ bi”

Như đã thành tâm thức, cứđứng trước bất cứ một sự việc gì khó giải quyết là người ta tìm

đến chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất như cầu trời, cầu Phật, cầu âm phù nhưng hơn hết người ta vẫn tìm đến các bậc có tài “Phi phù trí quỷ, cao tay thông huyền” để đoán biết sự việc. Với niềm tin thiêng liêng đó, Thúc Sinh mời thầy đạo sĩ về lập đàn cầu đảo, cầu mong biết tin tức của Thúy Kiều:

“Trên tam đảo, dưới cửu tuyền, Tìm đâu thì cũng biết tin rõ ràng.

Xin tìm cho thấy mặt nàng hỏi han

Đạo nhân phục trước tĩnh đàn Xuất thần giây phút chưa tàn nén hương”

Chỉ sau giây phút thì Thúc Sinh đã được thầy báo:

“Mặt nàng chẳng thấy, việc nàng đã tra. Người này nặng kiếp oan gia, Còn nhiều nợ lắm sao đà thác cho!

Mệnh cung đang mắc nạn to, Một năm nữa mới thăm dò được tin

Hai bên giáp mặt chiền chiền, Muốn nhìn mà chẳng dám nhìn lạ thay”

Hoặc như nhà họ Bạc cũng làm lễ cúng thần thành hoàng, thần thổ công để mong lấy được Thúy Kiều làm vợ:

“Bạc sinh quì xuống vội vàng, Quá lời nguyện hết thành hoàng thổ công”

Dù không biết là mục đích gì, nhưng đây là một nét văn hóa có từ lâu đời của dân tộc ta. Niềm tin vào sự phù trợ của thần thành hoàng, thổ công nên trong cuộc sống đời thường, người dân bản, làng đều phải làm lễ cúng thần.

Trong Truyện Kiều, lễ cầu đảo được biểu hiện cảnh thề nguyền, Kim – Kiều đã nhờ trời đất chứng giám cho tình yêu của họ. Cầu làm ăn như mụ Tú bà làm nghề dắt gái mà rất tâm linh, cũng hương hoa hôm sớm phụng thờ, cầu cúng ông tiên sư (ông tổ nghề) để cho buôn bán đắt khách.

*Lp đàn chiêu hn - cúng cô hn

Trước những linh hồn oan khuất bơ vơ không nơi nương tựa thì việc lập đàn tràng chiêu hồn, giải oan, cúng tế người chết chính là một nghĩa cửđẹp, là một việc làm đáng quý của người trần thế, thể hiện tình cảm và thái độ của người sống đối với người đã chết. Theo Nguyễn Lang, tác giả của cuốn Việt Nam Phật giáo sử luận, nghi thức cúng cô hồn đã rất thịnh hành từđời Trần. Trong Thập Giới Cô Hồn Quốc Ngữ Văn, Lê Thánh Tông giới thiệu về mười giới cô hồn: Thiền tăng, Đạo sĩ, quan liêu, Nho sĩ; thiên văn địa lý, lương y, tướng quân, hoa nương, thương cổ, đãng tử. Nhưng tời

Văn tế thập loại chúng sinh của Nguyễn Du thì cả hằng ha sa số chúng sinh được nói đến. Cùng chung quan niệm, cả Lê Thánh Tông, Nguyễn Du, và đông đảo người dân Việt đều cho rằng:

“Hồn là thần, phách là quỷ; No nên bụt, đói nên ma.”

Hình 2.3 Cúng cô hồn

Trong tâm thức của người Việt, người chết cũng như người sống, phải có cơm ăn áo mặc, phải có tiền xài, phải có nhà để ở. Nhưng tại đây, hằng ha sa số oan hồn trong Văn chiêu hồn đang tức tưởi, vất vưởng không biết về đâu. Với tấm lòng bao dung, tương ái, người trần thế thường lập (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đàn cúng thí thực vào rằm tháng bảy hoặc vào ngày mồng 2 âm lịch và ngày 16 âm lịch hàng tháng cúng cháo, bỏng, đốt giấy tiền vàng bạc để cho những oan hồn đỡ tủi thân.

“Đàn chẩn tế vâng lời Phật giáo, Của có chi bát cháo nén nhang,

Gọi là manh áo thoi vàng, Giúp cho làm của ăn đàng thăng thiên”

Sau khi “gieo ngọc trầm châu” ở sông Tiền Đường, oan hồn của Kiều cũng được:

“Chiêu hồn thiết vị lễ thường, Giải oan lập một đàn tràng bên sông”

Đây là những việc mà người sống có thể làm để an ủi phần nào vong linh người đã khuất. Đó là nghi thức cúng lễ và cũng là một truyền thống tốt đẹp thể hiện đạo lí “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.

Một phần của tài liệu VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU (Trang 58 - 61)