Tư cách cú pháp của các từ ‘bị’, ‘được’

Một phần của tài liệu PHẠM TRÙ NỘI ĐỘNG/ NGOẠI ĐỘNG TRONG TIẾNG VIỆT (Trang 105 - 107)

- VT chuyển động cĩ hướng kết hợp bổ ngữ chỉ vị trí

29 Dựa trên hướng phân tích này, một ngữ đoạn danh từ được xem là BN trực tiếp và một mệnh đề được xem làN gĐ nếu ngữ đoạn danh từ này cĩ thể xuất hiện với tư cách là chủ ngữ của cấu trúc bịđộng tương ứng Tiêu chí này thậm chí cịn được đánh giá cao hơn cả tiêu

2.3.2.1. Tư cách cú pháp của các từ ‘bị’, ‘được’

Giới Việt ngữ học phần lớn đều cho rằng bị, được là VT ngơn liệu khi chúng đứng trước một (ngữ) danh từ (kiểu như: Hắn bị nạn, Hắn được tiền thưởng). Trong cấu trúc này, bị, được cĩ đầy đủ tư cách là những VT NgĐ.

Sự tranh luận chủ yếu xoay quanh hiện tượng bị, được đứng trước (ngữ) VT. Nhìn chung cĩ hai cách giải quyết về tư cách cú pháp của bị, được. Một số người cho rằng bị, được là phụ từ/ trợ từ đánh dấu dạng bị động, một số người khác cho rằng bị, được là những VT. Trong nhĩm những người xem

bị, được là VT, một số người xem chúng vẫn là yếu tố quan trọng trong cấu trúc câu bị động và “thể hiện ý nghĩa bị động” [80, tr.173-175], trong khi nhiều tác giả khác lại xem bị, được là những VT NgĐ đích thực và là VT tình thái [33, tr.397-398]. Chẳng hạn, Nguyễn Minh Thuyết đã đưa ra bốn lí do để phủ nhận tư cách hư từ và cũng là để khẳng định tư cách VT của bị, được: (i) chúng cĩ thể xuất hiện ở nhiều bối cảnh (trước danh từ, trước VT NĐ, trước VT NgĐ) trong khi nếu là hư từ chỉ xuất hiện trong một kiểu loại bối cảnh nhất định; (ii) chúng là thành tố chính, chi phối ngữ đoạn được coi là cĩ vai trị chính đứng phía sau; (iii) khơng thể giải thích được tư cách hư từ của bị, được khi chúng đứng trước một chuỗi VT phía sau; (iv) sau kết cấu “bị/ được + VT (được coi là ‘NgĐ’)” vẫn cĩ khả năng BN trực tiếp. Từ đĩ tác giả cho rằng “xếp các từ bị,được vào từ loại động từ là hướng giải quyết cĩ sức thuyết phục hơn” [97, tr.204-206]. Nguyễn Đình Hịa (1996) khơng chỉ tán đồng việc xem bị, được, phải, chịu

là VT mà “nĩi một cách chặt chẽ” (từ dùng của tác giả), các VT này cịn là những VT NgĐ [187, tr.143].

Gắn với mục đích của luận án, ở đây chúng tơi sẽ tập trung làm rõ tư cách cú pháp của bị, được

và gắn chúng với với phạm trù NĐ/ NgĐ.

Trước hết chúng ta cũng thấy một thực tế khơng thể phủ nhận là tần số xuất hiện của bị, được khá cao trong những câu thể hiện sự tình thụ động. Bị, được trong nhiều trường hợp thường được chuyển dịch tương đương với trợ động từ (như to be trong tiếng Anh) dùng để đánh dấu dạng bị động trong một số ngơn ngữ cĩ dạng bị động. Tuy nhiên, nếu xem bị, được là yếu tố đánh dấu dạng bị động thì khơng thể giải thích được tại sao chúng là yếu tố khơng bắt buộc; hơn nữa, cũng khĩ giải thích khả năng xuất hiện linh hoạt của chúng trong nhiều kiểu cấu trúc, đơi khi trái ngược nhau, trong đĩ cĩ

những cấu trúc hồn tồn khơng thể hiện ý nghĩa bị động. Thực ra, giống như các VT tình thái khác, bị,

được cĩ thể bị lược đi mà “câu vẫn cịn đúng ngữ pháp và cĩ nghĩa, tuy trong cái nghĩa này cĩ mất cái gì đĩ. ‘Cái gì’ bị mất do khi lược bỏ như vậy ta gọi tạm là một ý nghĩa tình thái” [33, tr.398].

Định nghĩa về VT tình thái, T. Givĩn cho rằng chúng là “[…] những VT đứng trước VT ngơn liệu

cĩ cùng chủ thể” [147, tr.117]. Theo cách hiểu này, bị, được cĩ đầy đủ tư cách của VT loại này. Nhìn lại lịch sử nghiên cứu tiếng Việt, ý nghĩa tình thái của bị, được cũng đã được khá nhiều tác giả đề cập tới. Nhĩm Trần Trọng Kim từ năm 1940 đã xem bị, được là những động từ diễn tả phần lợi hay phần hại [43, tr.93]. Học giả Phan Khơi [44, tr.146] cũng đã cĩ một bài viết về ý nghĩa của bị, được trong tiếng Việt, mà theo ơng, chúng đã tạo ra đặc điểm “thể hiện sự yêu ghét chủ quan” – một trong ba đặc điểm của tiếng Việt. Hầu hết các tác giả về sau đều nhận thấy ý nghĩa tình thái của bị, được ([1, tr.37]; [18, tr.416- 419]; [57, tr.78-79]; [81, tr.239]; [105, tr.234]).

Xét từ tiêu chí hình thức cú pháp, bị, được cũng đã được nhiều tác giả chứng minh là những VT NgĐ ([1, tr.36-47]; [33, tr.397-398]; [97, tr.204-207]; [140, tr.51-52]). Quy luật hình thành cụm từ vốn nhất quán trong tiếng Việt (một ngơn ngữ SVO) cũng như những trắc nghiệm kiểu Jakhontov cũng hồn tồn khẳng định tư cách VT NgĐ của bị, được. Với những câu trong ví dụ 65 trên, chúng ta cĩ:

Cơ ta được gì? Lan được gì? Hắn bị gì? Tơi bị gì? Sơ đồ phân tích cho câu chứa bị, được, chẳng hạn câu 64a, cĩ thể được thể hiện như sau:

Cơ ta được hát

Cuối cùng, việc bị, được tạo ra những cách hiểu mơ hồ (ambiguous) cũng gĩp phần phủ định vai trị làm chỉ tố đánh dấu dạng bị động của những từ này. Ví dụ quen thuộc (“được đánh”) mà Phan Khơi đã từng đưa ra cách đây nửa thế kỷ là một dẫn chứng. Được đánh cĩ phải chứa đựng ý nghĩa bị động hay khơng? Trong một câu như “Tơi được thầy đánh cho một roi mà trưởng thành” thì ý nghĩa bị động là phù hợp. Nhưng “chồng được đánh vợ, vợ khơng được đánh chồng” thì được đánh rõ ràng khơng hề cĩ ý nghĩa bị động mà hồn tồn mang nghĩa chủ động. Rõ ràng được đánh trong câu đi sau khơng phải là “nhận lấy” mà là “cĩ thể”, “được phép” theo cách giải thích rất hợp lí của Phan Khơi [44, tr.146].

Tĩm lại, theo quan điểm của chúng tơi, bịđược là những VT kiêm chức. Xét từ tiêu chí nghĩa biểu hiện, chúng vừa là VT ngơn liệu vừa là VT tình thái. Chúng là VT ngơn liệu khi BN trực tiếp của chúng là (ngữ) danh từ, tiểu cú, (ngữ) VT khơng cĩ cùng chủ thể. Trong những trường hợp này sự cĩ mặt của bị, được là bắt buộc. Chúng là VT tình thái khi cĩ BN trực tiếp là (ngữ) VT cĩ cùng chủ thể. Khi hoạt động với tư cách là những VT tình thái chúng thường mang nghĩa cĩ lợi, hợp mong muốn

VT tình thái, bị, được cĩ thể bị tỉnh lược mà khơng dẫn đến hiện tượng khơng được chấp nhận (tức sai ngữ pháp) – tất nhiên phải cĩ sự mất mát về phương diện ý nghĩa, dụng pháp. Xét về tư cách cú pháp, dù khi b, được là VT ngơn liệu hay VT tình thái, chúng đều cĩ đủ tư cách là những VT NgĐ. Khơng thể xem bị, được là chỉ tố của dạng bị động trong tiếng Việt bởi trong những cấu trúc thể hiện sự tình thụ động sự cĩ mặt của chúng là khơng bắt buộc; hơn nữa trong rất nhiều trường hợp, bị, được cĩ thể xuất hiện trong những cấu trúc mang nghĩa chủ động. Việc xem chúng như những hư từ đánh dấu dạng bị động một mặt xem nhẹ tư cách cú pháp vốn rất rõ ràng của chúng mặt khác lại phản ánh sai lệch vai trị rất đa dạng của bị, được ở những cấu trúc phản ánh các ý nghĩa sự tình khác nhau trong tiếng Việt.

Một phần của tài liệu PHẠM TRÙ NỘI ĐỘNG/ NGOẠI ĐỘNG TRONG TIẾNG VIỆT (Trang 105 - 107)