VTNgĐ xét từ tiêu chí hình thức cú pháp (1) VT NgĐ cĩ một BN trực tiếp

Một phần của tài liệu PHẠM TRÙ NỘI ĐỘNG/ NGOẠI ĐỘNG TRONG TIẾNG VIỆT (Trang 56 - 62)

- Their discussion lasted three hours ‘Cuộc thảo luận của họ kéo dài ba giờ’.

17 Nĩi một cách chặt chẽ, trong tiếng Anh, sự phân biệt giữa BN trực tiếp và BN gián tiếp cũng khơng thể hồn tồn dựa trên trật tự

2.1.1.2. VTNgĐ xét từ tiêu chí hình thức cú pháp (1) VT NgĐ cĩ một BN trực tiếp

Cĩ mặt BN trực tiếp là tiêu chí cơ bản để khẳng định VT đang xét là NgĐ. Trong cách dùng thơng thường, sự cĩ mặt của BN trực tiếp là bắt buộc.

5. a.Nam nấu cơm.

b. Tơi thích hoa hng.

c. Nĩ duỗi chân.

d. Giĩ thổi bạt mái nhà.

Mơ hình VT NgĐ cĩ một BN trực tiếp rất dễ nhầm lẫn với mơ hình VT NĐ cĩ thành phần trạng ngữ là những ngữ danh từ (x. mục 2.1.1.3). Nhĩm Trần Trọng Kim, do thuần tuý dựa vào dấu hiệu hình thức nên đã cho rằng tất cả những từ, ngữ “đứng liền với tiếng nĩ làm cho lọn nghĩa, mà khơng cĩ tiếng giới tự gián cách ra” là trực tiếp túc từ: Nĩ đi hơm qua [43, tr.22]. Phần lớn các nhà ngữ pháp sau này đã khơng cịn xem thành phần bổ nghĩa cho VT trong ví dụ trên là BN trực tiếp nữa. Tư cách trạng ngữ của thành phần này hồn tồn cĩ thể được xác định khi sử dụng thủ pháp cải biến.

Ngồi hình thức là (ngữ) danh từ, trong tiếng Việt, BN trực tiếp cũng cĩ thể là một (ngữ) VT.

6. a.Hắn học v.

b. Đứa bé ấy đang tập nĩi tiếng Anh.

BN duy nhất của VT cũng cĩ thể cĩ cấu tạo là một kết cấu Đề-Thuyết như chúng tơi sẽ đề cập ở mục (2) dưới đây.

(2) VT NgĐ cĩ hai BN

Cĩ một số VT NgĐ thuộc nhĩm cho, tặng thường kết hợp với hai BN. Lúc này các dấu hiệu hình thức được thể hiện như sau:

(Đề +) VT + BN trực tiếp + giới từ + BN gián tiếp 7. a. (Nam) tặng quà cho Lan.

b. (Họ) gửi đơn kiện tới tồ án.

Trong cấu trúc này, vị trí của BN gián tiếp là đứng sau BN trực tiếp và sau một giới từ. Những VT loại này cũng tham gia vào một cấu trúc khác:

(Đề +) VT + (giới từ) + BN gián tiếp + BN trực tiếp 8. a. (Nam) tặng (cho) Lan một bơng hồng. b. (Họ) gửi (tới) tồ án một tờđơn kiện.

c. (Anh ấy) dạy (cho) chúng tơi đánh đàn.

Dựa vào khả năng vắng mặt của giới từ trong cấu trúc thứ hai trên đây, một số tác giả cho rằng các VT nhĩm này là những VT cĩ hai BN trực tiếp ([57, tr.167]; [100, tr.251]). Quan niệm của các tác giả trên, mặc dù cĩ nhiều khác biệt so với phần lớn quan niệm của các nhà ngữ pháp khác – vốn coi đây chỉ là một dạng cải biến của cấu trúc thứ nhất – cĩ ưu điểm quan trọng là triệt để vận dụng những tiêu chí hình thức (bất kì BN nào khơng cĩ giới từ phân cách với VT đều phải coi là BN trực tiếp). Vấn đề nan giải là giữa các VT nhĩm này và BN thứ nhất cĩ thể xen một giới từ – một dị biệt đáng kể nếu so với cấu trúc tương tự trong một số ngơn ngữ khác, chẳng hạn, tiếng Anh (x. chương 3). Vì thế, để cĩ thể sử dụng tiêu chí hình thức một cách hiệu quả, cần phải tìm một cách lập thức chính xác hơn.

Khác với các VT trong nhĩm, cho là một ngoại lệ. Nĩ chỉ hoạt động trong cấu trúc thứ hai. Nghĩa là BN gián tiếp luơn đứng ngay sau nĩ và đứng trước BN trực tiếp. Nếu chỉ dựa vào tiêu chí kết hợp với giới từ thì VT cho bao giờ cũng địi hỏi cĩ hai BN trực tiếp. Chẳng hạn, Nam cho Lan một mĩn quà. Khơng thể chuyển thành *Nam cho một mĩn quà tới/ cho Lan.

Cấu trúc VT cĩ hai BN cũng cần phải phân biệt với cấu trúc VT cĩ BN là kết cấu Đề-Thuyết, vốn được coi là cấu trúc cĩ một BN.

9. a. Họ nĩi Nam đã cưới vợ.

c. Nam muốn Lan về sớm.

d. Tơi đốn (rằng) nĩ đã cĩ vợ.

Để xác định thành phần phía sau những VT cịn nghi vấn cĩ phải là hai BN hay là một cấu trúc Đề- Thuyết, chúng ta cĩ thể sử dụng những cách thức nhận diện sau.

(i) Dùng thao tác cải biến

Chúng ta đảo trật tự của hai ngữ đoạn phía sau VT. Sau thao tác cải biến, nếu câu được tạo mới cĩ thể chấp nhận được và khơng chuyển đổi ý nghĩa cơ bản thì VT của câu đang xét cĩ hai BN, ngược lại, chúng cĩ một BN cĩ kết cấu Đề-Thuyết (tức VT cĩ một BN).

10. a.Anh ấy dạy tơi đánh đàn.

a'. Anh ấy dạy đánh đàn cho tơi.

b. Họ nĩi Nam đã cưới vợ.

b'. Họ nĩi đã cưới vợ cho Nam.

c. Tơi đốn nĩ đã cĩ vợ.

c'. *Tơi đốn đã cĩ vợ cho nĩ.

Chỉ cĩ sự biến đổi ở câu (a) thành (a’) là cĩ thể chấp nhận và vẫn cịn giữ nguyên ý nghĩa cơ bản; trong khi đĩ sự biến đổi từ câu (b) thành (b’) dẫn tới sự thay đổi ý nghĩa cơ bản; và sự biến đổi câu (c) thành (c’) đã tạo ra một câu sai. Theo cách này, ta thấy chỉ cĩ VT trong câu (a) là VT cĩ hai BN trực tiếp cịn VT trong hai câu cịn lại là VT cĩ một BN cĩ kết cấu là Đề-Thuyết.

Quan hệ giữa VT với (các) BN phía sau trong hai kiểu cấu trúc trên được thể hiện trên sơ đồ như sau:

11. a.Anh ấy dạy tơi đánh đàn. b. Tơi đốn nĩ cĩ vợ.

(ii) Xét mối quan hệ giữa các ngữ đoạn nằm phía sau VT

Nếu sự kết hợp của chúng diễn đạt một mệnh đề đã được đẩy vào hậu cảnh (xác định tính chất mệnh đề bằng cách chèn giữa chúng các từ chỉ thời, thể, tình thái) thì chúng là kết cấu Đề-Thuyết. Ngược lại, chúng cần được xem là hai BN. Theo cách này chúng ta cĩ:

12. a. Tơi đốn nĩ đã/ mun/ s cĩ vợ.

b. *Anh ấy dạy tơi đã/ mun/ sđánh đàn.

(a) là câu chấp nhận được (nghĩa là thành phần “nĩ cĩ vợ” là một BN cĩ kết cấu Đề-Thuyết) trong khi đĩ, (b) khơng được chấp nhận (nghĩa là “tơi đánh đàn” cần phải xem là hai BN: tơiđánh đàn). Tuy nhiên việc dựa vào mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần này để xác định đã vượt khỏi bình diện cú pháp.

(3) VT cĩ BN trc tiếp n

Đây là hiện tượng một số VT về bản chất là VT NgĐ nhưng xuất hiện trong một số hồn cảnh lại dưới hình thức là VT khơng cĩ BN trực tiếp.

13. a. Một thằng chy. Một trăm thằng đui.

b. Ai cũng cần phải ăn mới sống được.

Đuổi trong câu (a), và ăn trong ví dụ (b) là những VT thuộc kiểu này. Cĩ thể nĩi khơng cĩ VT nào chỉ thuộc về riêng nhĩm này. Chúng khơng thuộc một kiểu VT riêng, tất cả đều cĩ thể xuất hiện dưới hình thức thiếu BN trong một số hồn cảnh, điều kiện nhất định. Sự vắng mặt này cĩ thể lí giải từ các phương diện khác. Đuổi trong (a), sở dĩ khơng cĩ BN trực tiếp đi kèm bởi vì nĩ chính là thành phần trùng với Đề ngữ của câu trước (Một thằng trong “Một thằng chạy”). Ngơn cảnh (co-text) cho phép sự tỉnh lược này, và quan trọng hơn, lí do phong cách: tránh lặp thừa. Trường hợp ăn trong (b) lại thường được giải thích ở một hướng khác tách rời với yếu tố ngữ cảnh, đĩ là nét nghĩa được dùng trong trường hợp này. Khi người nĩi muốn dùng một số VT NgĐ theo nghĩa khái quát, chung nhất thì BN cĩ thể (và thường thường) được lược bỏ. Tuy khơng nĩi ra nhưng người nghe và người nĩi đều cĩ thể ngầm hiểu

ăn ở (b) là ‘ăn cái gì đĩ’.

Như vậy xét về hình thức thể hiện (cĩ hay khơng cĩ BN trực tiếp) chúng ta cĩ thể phân VT thành ba nhĩm trong đĩ nhĩm thứ ba bao gồm chính những từ thuộc hai nhĩm trên được dùng theo những giới hạn về cách dùng (ngữ dụng), hoặc nét nghĩa (ngữ nghĩa) nhất định.

2.1.1.3. Mt s khĩ khăn ca vic s dng tiêu chí hình thc trong vic xác định VT NĐ, VT

NgĐ

(1)Khơng phân biệt được ng đon danh t trc tiếp đứng sau VT là trạng ngữ hay là BN trực tiếp. Trong phần lớn các ngơn ngữ, trong đĩ cĩ tiếng Việt, tồn tại khá phổ biến hiện tượng trạng ngữ cĩ hình thức là một (ngữ) danh từ. Đây chính là lí do dẫn đến sự khĩ khăn trong việc xác định tư cách cú pháp cho những VT kết hợp trực tiếp với chúng. Tính phức tạp của hiện tượng này cĩ thể thấy qua các câu trong ví dụ dưới đây.

14. a. Hắn ăn đũa.

a'. Hắn ăn cơm.

b. Hắn đi chợ.

b’. Hắn đi máy bay.

c'. Hắn đứng một chân.

Rõ ràng về mặt hình thức, thậm chí dựa vào đặc tính ngữ nghĩa của từng ngữ đoạn chức năng, các câu trên giống nhau. Chúng đều cĩ hai danh từ đứng trước và đứng sau VT; về ngữ nghĩa, danh từ đứng trước trong các ví dụ trên đều mang tính [+động vật], danh từ đứng sau đều mang tính [–động vật].

Một khi chứng minh được ngữ đoạn trực tiếp đứng sau VT là trạng ngữ chúng ta sẽ khẳng định VT đang xét là VT NĐ; ngược lại, chúng ta phải coi chúng là BN trực tiếp của VT NgĐ. Trong giới Việt ngữ học, một số tác giả đã sớm nhận thấy sự cần thiết xác định tư cách thành phần này và đưa ra các thủ pháp để xác định chúng ([18, tr. 222-223]; [100, tr.252-253]; [103, tr.593]).

Để xác định tư cách của thành phần đứng sau VT, chúng ta cĩ thể dùng đến một số từ chuyên dụng để nhận diện, như trong, lúc, khoảng, từ, trên, dưới, với, bằng, v.v. (x. mục 2.1.1.1). Đây chính là các giới từ thường đứng trước các thành phần trạng ngữ chỉ thời gian, địa điểm, thể cách trong cấu trúc VT mở rộng. Nếu thành phần đứng sau VT cĩ thể kết hợp với các từ chuyên dụng trên thì VT đĩ là VT NĐ, ngược lại, là VT NgĐ. Hạn chế của phương pháp này là cĩ rất nhiều VT NgĐ (chẳng hạn các VT chuyển động cĩ hướng) cĩ thể kết hợp được với các từ dùng để kiểm chứng cho các thành phần phụ. Tất nhiên những VT khi kết hợp với các từ trên cĩ thể làm thay đổi tư cách ngữ pháp (những VT cĩ một BN bắt buộc được dẫn nhập bởi giới từ thì phải xử lí là VT NgĐ). Trong ví dụ dưới, câu (a) khơng đồng nghĩa hồn tồn với (a’).

15. a. […]giết những phút vơ liêu bằng cách lên gác xuống nhà,[…]

(Thương nhớ mười hai, Vũ Bằng) a'. Người chồng say chếnh chống, lên trên gác đi nằm trước, [...]

(Thương nhớ mười hai, Vũ Bằng)

Đối với các VT NĐ, việc thêm một giới từ vào trước thành phần phụ (ngữ đoạn đứng sau VT) thường khơng gây thay đổi gì về hiệu lực giao tiếp so với hình thức vắng nĩ. Ngược lại, việc cĩ mặt hay vắng mặt giới từ trước một BN bắt buộc cĩ thể tạo ra một sự thay đổi đáng kể. Hai hình thức đĩ (cĩ hay khơng cĩ giới từ) khác nhau khơng chỉ về phương diện phong cách, mà cả ở hiệu lực giao tiếp (chẳng hạn vấn đề tính nổi trội, khả năng tạo hàm ý... của yếu tố đang xét) đến mức cĩ thể buộc phải xem cĩ sự thay đổi tư cách cú pháp của VT đứng trước (x. mục 2.2). Bàn về sự khác biệt giữa hai kiểu cấu trúc cĩ hoặc vắng giới từ, T. Givĩn cho rằng: “trong trường hợp khơng cĩ giới từ, BN quan trọng hơn đối với sự kiện nếu so với nĩ (khi cĩ giới từ) chỉ là một điểm quy chiếu cho vị trí hoặc chuyển động của chủ ngữ” [151, tr.99]. Tính nhấn mạnh thơng tin nổi trội (salient) nhưng hạn chế lượng thơng tin khi dùng VT cĩ kết hợp với giới từ và đặc tính ngược lại của VT khơng kết hợp với giới từ cũng được một số tác giả trong nước cĩ đề cập tới. Chẳng hạn, tác giả Diệp Quang Ban đã thấy sự khác nhau

đáng kể giữa phải gắn bng xi măng thì mới chắc với gắn xi măng chính ở chỗ câu trước cĩ tác dụng nhấn mạnh [15, tr.110]. Tuy nhiên cĩ tác giả lại cho rằng khi đi với một VT cụ thể nào đĩ, thì sự cĩ mặt giới từ sẽ giúp cho câu tăng thêm lượng thơng tin [55, tr.126]. Quan niệm này chúng tơi khơng tán đồng mà lí do đã giải thích ở trên.

Tĩm lại, trong tiếng Việt vì cĩ khá nhiều VT cĩ thể xen hoặc khơng xen giới từ vào trước thành phần BN bắt buộc của chúng, chúng ta khơng thể đề cao hay lạm dụng phương pháp nhận diện này được.

Để nhận diện thành phần sau các VT chúng ta cũng cĩ thể dùng thủ pháp lược (x. mục 2.1.1.1). Nĩi chung nếu thành phần đang xét cĩ thể lược bỏ thì đĩ là thành phần phụ của một VT NĐ, ngược lại, nếu việc lược làm câu đang xét trở nên khơng hồn chỉnh (cả phương diện ngữ pháp và phương diện ý nghĩa) thì chúng ta phải xem đây chính là thành phần BN bắt buộc. Thao tác này đã được O. Jespersen dùng để phân biệt BN trực tiếp với BN gián tiếp trong tiếng Anh (x [98, tr.56-57]) và cũng cĩ thể ứng dụng đối với tiếng Việt cũng như nhiều ngơn ngữ khác. Thực ra khi dùng thủ pháp lược để nhận diện, chúng ta đang sử dụng những cơ sở thuộc bình diện khác để phân biệt VT NĐ và VT NgĐ, đĩ là số

lượng diễn tố (x. mục 2.1.2). Hơn nữa, thủ pháp này chỉ mới cho ta biết thành phần đứng sau cĩ phải là thành phần bắt buộc hay khơng mà thơi. Nĩ chưa đủ cơ sở để ta quyết định VT trước nĩ là VT NĐ hay VT NgĐ. Bởi một BN bắt buộc cĩ thể vẫn cĩ giới từ đi trước và điều này cĩ nghĩa rằng VT đi trước nĩ vẫn cần phải coi là VT NĐ (theo tiêu chí hình thức ngữ pháp của Jespersen), chẳng hạn: Họ lên trên lầu. Chỉ khi thành phần BN bắt buộc đồng thời là BN trực tiếp (tức khơng cĩ giới từ đứng trước), chúng ta mới cĩ thể kết luận VT chi phối nĩ là VT NgĐ (x. mục 2.3).

(2) Khĩ khăn trong việc xác định tư cách cú pháp ca VT trong cu trúc“N + N’ + VT” (trong

đĩ N, N’ là các (ngữ) danh từ). Cấu trúc này buộc chúng ta, nếu chỉ dùng một tiêu chí cú pháp, sẽ phải hoặc xử lí VT trong cấu trúc là VT NĐ hoặc là VT NgĐ cĩ BN trực tiếp được chuyển lên trước. Tuy nhiên tư cách cú pháp của ngữ đoạn N (thường được gọi là khởi ngữ/ từ-chủđề/ đảo ngữ/ Đề) lại được hiểu rất khác nhau trong giới Việt ngữ học. Việc xác định tư cách cú pháp của ngữ đoạn N và mối quan hệ cú pháp với VT (nếu cĩ) sẽ cho phép xác định VT này là VT NĐ hay VT NgĐ. Điều này khĩ cĩ thể giải quyết thoả đáng chỉ bằng tiêu chí hình thức cú pháp (chi tiết x. mục 2.3.1).

(3) Khĩ khăn cuối cùng là hin tượng gii t được s dng khá linh hot, tùy ý. Việc xem nhẹ tiêu chí [±giới từ] để nhận diện BN sẽ làm mất đi nguyên tắc triệt để của việc phân loại; ngược lại nếu tuân thủ tiêu chí [±giới từ] để nhận diện BN sẽ phải đưa vào danh sách VT NĐ một số rất lớn VT vốn thoả mãn các tiêu chí khác của VT NgĐ.

Những khĩ khăn nêu trên cho thấy sự cần thiết sử dụng vai nghĩa làm “phép thử” để cĩ được sự phân định chính xác VT thành VT NĐ và VT NgĐ, hạn chế tối đa các ngoại lệ.

2.1.2. Đối lập VT NĐ/ VT NgĐ dựa trên vai nghĩa

Điều cần thấy trước tiên, vai nghĩa khơng phải là tiêu chí để xác định một VT là NĐ hay NgĐ bởi vai nghĩa là một phạm trù thuộc về bình diện nghĩa (bình diện cấu trúc nghĩa của VT). Sự lẫn lộn giữa các bình diện sẽ làm mất đi tính khách quan, triệt để trong việc xác định một phạm trù ngữ pháp cũng như xác định một phạm trù ngữ nghĩa. Tiêu chí xác định phạm trù NĐ/ NgĐ, nếu vẫn muốn coi đĩ là một phạm trù ngữ pháp, là tiêu chí hình thái và cú pháp (với ngơn ngữ khơng biến hình như tiếng Việt đĩ là tiêu chí cú pháp) – tức là tiêu chí đã được giới thiệu trong mục 2.1.1. Tuy nhiên điều này khơng cĩ nghĩa là khơng thể dựa trên những yếu tố thuộc về bình diện nghĩa để kiểm chứng hay để phân loại chi tiết hơn các phạm trù ngữ pháp. Và thực tế, trong việc phân định đối lập giữa NĐ với NgĐ, việc dựa vào số lượng và đặc tính ngữ nghĩa của diễn tố trong cấu trúc nghĩa của VT đang xét cĩ tác dụng đáng kể, trong một số trường hợp, cĩ vai trị quan trọng.

Một phần của tài liệu PHẠM TRÙ NỘI ĐỘNG/ NGOẠI ĐỘNG TRONG TIẾNG VIỆT (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)