Phạm trùN Đ/ NgĐ và vấn đề cấu trúc bị động trong tiếng Việt

Một phần của tài liệu PHẠM TRÙ NỘI ĐỘNG/ NGOẠI ĐỘNG TRONG TIẾNG VIỆT (Trang 103)

- VT chuyển động cĩ hướng kết hợp bổ ngữ chỉ vị trí

25 Thực ra cịn một hình thức chuyển đổi diễn trị mà khơng xác định được chiều chuyển đổi, nghĩa là khơng biết đĩ là hiện tượng rút gọn hay mở rộng (x [130, tr.322]).

2.3.2. Phạm trùN Đ/ NgĐ và vấn đề cấu trúc bị động trong tiếng Việt

Bị động cĩ mối liên hệ chặt chẽ với phạm trù NĐ/ NgĐ bởi nĩ thường được xem là cấu trúc cĩ liên hệ mật thiết với VT NgĐ. Bị động được xem là một hình thức phái sinh, là kết quả của quá trình biến đổi (bị động hĩa – passivization) từ một cấu trúc chứa VT NgĐ. Bị động cũng liên quan đến những tranh luận về cương vị VT NĐ của VT trong cấu trúc bị động. Đặc biệt bên cạnh tiêu chí nhận diện phạm trù NĐ/ NgĐ dựa trên các đặc điểm thuộc về hình thái cú pháp học (sự đánh dấu hình thái học, trật tự từ, hư từ), bị động hĩa được xem là một tiêu chí được chấp nhận rộng rãi trong việc kiểm chứng tư cách NgĐ cũng như tư cách của BN trực tiếp29. Quan hệ giữa bị động và NĐ/ NgĐ chặt chẽ đến mức, theo A. Slewlerska (1985), khơng thể nĩi đến khái niệm này mà khơng nĩi đến khái niệm kia [189, tr.8]. Tuy nhiên, trong thực tế, bên cạnh phần lớn những ngơn ngữ tồn tại cả hai phạm trù này, cĩ một số ngơn ngữ cĩ phạm trù này nhưng khơng cĩ phạm trù kia và ngược lại.

Theo nghiên cứu của Ch. Li và S. Thompson (1976), trong những ngơn ngữ thiên chủ ngữ (subject prominent languages) cấu trúc bị động rất phổ biến. Trái lại, trong những ngơn ngữ thiên chủ đề (topic prominent languages), dạng bị động được coi là vắng mặt hoặc là hiện tượng ngoại biên [178, tr.461]. Vậy với một ngơn ngữ thiên chủ đề như tiếng Việt, dạng bị động tồn tại hay khơng? Cho đến nay, câu trả lời cho vấn đề này vẫn chưa cĩ sự thống nhất trong giới Việt ngữ học. Nguyễn Phú Phong (1976) cho rằng trong tiếng Việt, bị động tồn tại như một phạm trù ngữ pháp độc lập bởi chúng ta cĩ thể tạo ra những cặp câu chuyển dịch tương đương những cặp câu chủ động – bị động trong các ngơn ngữ khác (như tiếng Pháp chẳng hạn) và tiếng Việt cĩ những yếu tố cụ thể hố các dạng câu này (dẫn lại [140, tr.49]). Mơ hình đầy đủ và mơ hình rút gọn của những câu cĩ dạng bị động trong tiếng Việt, theo Nguyễn Phú Phong, thể hiện như sau.

90. a. Quang được Bảo thương.

a'. Quang được thương.

b. Thuốc A được chế năm 1973.

b'. Thuốc A chế năm 1973.

29 Dựa trên hướng phân tích này, một ngữđoạn danh từđược xem là BN trực tiếp và một mệnh đềđược xem là NgĐ nếu ngữđoạn danh từ này cĩ thể xuất hiện với tư cách là chủ ngữ của cấu trúc bịđộng tương ứng. Tiêu chí này thậm chí cịn được đánh giá cao hơn cả tiêu

Một phần của tài liệu PHẠM TRÙ NỘI ĐỘNG/ NGOẠI ĐỘNG TRONG TIẾNG VIỆT (Trang 103)