Mở rộng diễn trị

Một phần của tài liệu PHẠM TRÙ NỘI ĐỘNG/ NGOẠI ĐỘNG TRONG TIẾNG VIỆT (Trang 90 - 99)

- VT chuyển động cĩ hướng kết hợp bổ ngữ chỉ vị trí

25 Thực ra cịn một hình thức chuyển đổi diễn trị mà khơng xác định được chiều chuyển đổi, nghĩa là khơng biết đĩ là hiện tượng rút gọn hay mở rộng (x [130, tr.322]).

2.2.2.1. Mở rộng diễn trị

Mở rộng diễn trị là hiện tượng một VT khi tham gia vào một số cấu trúc sẽ cần thêm diễn tố. Cĩ hai trường hợp chuyển loại VT cơ bản gắn với hiện tượng mở rộng diễn trị: (i) VT tham gia vào cấu trúc gây khiến (causative); (ii) VT NĐ dùng như VT NgĐ mà khơng tham gia vào cấu trúc gây khiến.

Trong hai cấu trúc trên, cấu trúc cơ bản tạo nên sự thay đổi diễn trị theo hướng mở rộng thường được đề cập tới chính là cấu trúc gây khiến.

Thực ra vấn đề gây khiến đã được đề cập tới từ lâu. Một số nhà ngữ pháp tạo sinh chẳng hạn R. Lees (1960) xem hiện tượng gây khiến là kết quả của một quá trình biến đổi. Theo ơng, một câu như

John broke the window (‘John làm vỡ cửa sổ’) được phái sinh từ một cấu trúc sâu [John CAUSE [break the window]] ([John GÂY RA [vỡ cửa sổ]]). Các tác giả sau đĩ như R. Jackendoff (1975), J. Bresnan (1978) đưa vấn đề gây khiến vào lĩnh vực từ vựng học. Theo R. Jakendoff (1975), break trong

John broke the windowThe window broke (‘Cửa sổ bị vỡ’) là hai VT khác nhau, chúng thuộc hai mục từ từ vựng riêng biệt. Một VT nằm trong cấu trúc [NP1 break] ([Ngữ đoạn danh từ 1 vỡ]) và một VT nằm trong cấu trúc [NP2 CAUSE [NP1 break]] ([Ngữ đoạn danh từ 2 GÂY RA [ngữ đoạn danh từ 1 vỡ]]). Ngồi việc xem vấn đề gây khiến gắn với từ vựng tức là sử dụng một số VT cĩ ý nghĩa gây khiến (như cause ‘gây ra’ hoặc make ‘làm, làm cho’), cĩ tác giả (chẳng hạn, B. Comrie 1981) cịn mở rộng, tìm hiểu vấn đề gây khiến gắn với sự thay đổi hình thái của VT đang xét (“morphological causatives”). Vai trị quan trọng của S. Dik (1980) là đã sớm gắn cấu trúc gây khiến với vấn đề mở rộng diễn trị và sự thay đổi ý nghĩa của VT chính trong cấu trúc này (x. [168, tr.235]).

Mơ tả khá đầy đủ về sự thay đổi diễn trị nĩi chung và mở rộng diễn trị nĩi riêng cĩ thể tìm thấy ở B. Comrie [130]. Trên cơ sở những nghiên cứu trước đĩ của mình cũng như tham khảo các cơng trình cĩ liên quan của các tác giả khác, ơng đã khái quát sự thay đổi diễn trị thành hai kiểu cơ bản: (i) thay đổi diễn trị chỉ liên quan đến BN; và (ii) thay đổi diễn trị bao gồm cả chủ ngữ.

26 Một số tác giả, chẳng hạn B. Comrie (1985) phân biệt cấu trúc bịđộng (kiểu: The door was opened ‘Cửa (này) đã (được) mở’) với cấu trúc nghịch gây khiến (kiểu: The door opened ‘cửa này (đã) mở’). Mặc dù cả hai đều là cấu trúc rút gọn diễn trị, nhưng chúng cấu trúc nghịch gây khiến (kiểu: The door opened ‘cửa này (đã) mở’). Mặc dù cả hai đều là cấu trúc rút gọn diễn trị, nhưng chúng khác nhau ở nhiều phương diện. Chẳng hạn, cấu trúc nghịch gây khiến khơng cĩ ngữđoạn chỉ Tác thể; cấu trúc bịđộng, về mặt cấu trúc, nghiêng về lĩnh vực cú pháp trong khi nghịch gây khiến nghiêng về lĩnh vực hình thái học, v.v. [130, 325-326].

Thay đổi diễn trị chỉ cĩ liên quan đến BN là hiện tượng một số VT tham gia vào cấu trúc câu cĩ số lượng ngữ đoạn danh từ làm BN khác nhau mà khơng cĩ bất kì sự thay đổi nào đối với chủ ngữ của câu.

70. a. Mary is reading.

‘Mary đang đọc sách’

b. Mary is reading the book to John.

‘Mary đang đọc cuốn sách đĩ cho John nghe’

Trong hai câu trên, VT read (đọc) vẫn giữ nguyên diễn tố ở vị trí chủ ngữ nhưng số lượng BN khác nhau. Ở câu (a), read khơng cĩ BN trong khi đĩ cũng VT này trong câu (b) lại cĩ thêm một diễn tố làm BN trực tiếp (và một chu tố làm BN gián tiếp). Ơng cũng chỉ rõ với một số ngơn ngữ sự thay đổi diễn trị được đánh dấu trên hình thức của VT, với một số ngơn ngữ khác (tiếng Anh…) sự thay đổi đĩ chỉ được đánh dấu bằng: (i) sự rút gọn số lượng BN; (ii) sự gia tăng số lượng BN; (iii) sự sắp xếp lại các BN.

Thay đổi diễn trị bao gồm chủ ngữ là hiện tượng thay đổi diễn trị liên quan tới mối quan hệ giữa một VT NĐ với một VT NgĐ; trong đĩ chủ ngữ của VT NĐ giống với BN của VT NgĐ.

71. a.The water boils. [130, tr.322]

‘Nước nấu’

b. John boils the water. ‘John nấu nước’

Ơng cũng xem xét cả hướng chuyển đổi giữa hai hình thức trên. Đĩ là: (a) chuyển từ một NĐ sang NgĐ; (b) chuyển từ một NgĐ sang NĐ; và (c) khơng theo hướng nào. Các hình thức chuyển đổi được thể hiện bằng cách: (i) mỗi thành viên cĩ một tiếp tố khác nhau; hoặc (ii) chỉ thể hiện bằng sự thay đổi bên ngồi chứ khơng phải bằng hình thức tiếp tố. Trong loại thay đổi diễn trị gắn với chủ ngữ ơng khảo sát khá kĩ sự gia tăng diễn trị thể hiện trong cấu trúc gây khiến và sự rút gọn diễn trị trong cấu trúc nghịch gây khiến và cấu trúc tương hỗ, phản thân.

Riêng về mở rộng diễn trị ơng đề cập tới những hiện tượng cơ bản như sau. (i) VT NĐ được dùng như NgĐ mà khơng tham gia vào cấu trúc gây khiến:

72. a.The water is boiling. [130, tr.312]

‘Nước đang nấu’

b.John is boiling the water. ‘John đang nấu nước’

(ii) VT NĐ dùng như NgĐ khi tham gia vào cấu trúc gây khiến. Ví dụ dưới đây của tác giả lấy từ tiếng Thổ Nhĩ Kì : 73. a.Hasan ưl-dü  [130, tr.323] Hasan chết-(QK) ‘Hasan đã chết’ b.Ali Hasan-i ưl-dür-dü 

Ali Hasan-(BNTT) chết-làm/gây ra-(QK) ‘Ali đã làm Hasan chết/giết Hasan

Việc thêm tiếp tố -dür vào sau VT NĐ ưl (chết) ở ví dụ (a) đã chuyển VT này thành NgĐ ưl-dür

(làm chết/ giết) ở ví dụ (b) và cũng làm thay đổi diễn trị của nĩ (từ một lên thành hai diễn tố).

Dựa trên hướng gợi mở trong một bài viết trước đĩ của B. Comrie (1981), J. Junger [168] đã khảo sát những hiện tượng gây khiến thể hiện bằng dấu hiệu hình thái (morphological causatives) của VT trong một số ngơn ngữ tiêu biểu thuộc nhĩm ngơn ngữ Semitic. Từ việc khảo sát các VT tham gia cấu trúc này (xét ở gĩc độ phân loại VT theo nghĩa phản ánh sự tình), ơng đã lập thức được sự phân bố của cấu trúc gây khiến trong tiếng Hifil và Piel như sau:

“Nếu vị từ gốc là một động từ, vị từ gây khiến tạo mới cĩ thể sẽ cĩ trong tiếng Hifil và những sự tình tạo ra sẽ là một Hành động, Quá trình hoặc Tư thế (ngoại trừ đối với một số ít động từ tiếp nhận và tri nhận nơi mà ‘trạng thái sự tình tạo ra’ là một Trạng thái).

Nếu vị từ gốc là tính từ hoặc danh từ tính, vị từ gây khiến tạo mới sẽ cĩ trong tiếng Piel, và ‘trạng thái sự tình tạo ra’ luơn luơn là một Trạng thái” (tr.243).

Cơng trình cũng đã đưa ra một số kết luận về những giới hạn ngữ nghĩa đối với các VT khi tham gia cấu trúc này cũng như những dấu hiệu hình thái thể hiện ý nghĩa gây khiến. Nghiên cứu của ơng đã cho ta một cái nhìn tồn diện hơn về sự chuyển loại VT gắn với sự thay đổi diễn trị gắn với ý nghĩa gây khiến trong một số ngơn ngữ cụ thể.

2.2.2.2. M rng din tr và s chuyn loi VT trong tiếng Vit

Trong tiếng Việt vấn đề chuyển loại VT khơng gắn với những dấu hiệu hình thái. Do đĩ, việc tìm hiểu hiện tượng mở rộng diễn trị và sự chuyển loại VT, như chúng tơi trình bày dưới đây, sẽ tập trung vào việc khảo sát khả năng của các VT khi tham gia vào các cấu trúc cĩ sự mở rộng diễn trị và cĩ sự thay đổi cấu trúc cú pháp. Chúng tơi nhận thấy trong tiếng Việt cĩ các hiện tượng mở rộng diễn trị sau.

Hiện tượng thú vị này đã được đề cập khá chi tiết trong mục 2.1.2.2. Hiện tượng này cĩ thể khái quát thành mơ hình “làm + X” trong đĩ, làm được xem là VT NgĐ trong VT chuỗi, X là VT thuộc vào một số tiểu loại VT chia theo nghĩa biểu hiện sự tình.

Qua việc khảo sát cụ thể chúng tơi đã đi đến một số kết luận về hiện tượng mở rộng diễn trị liên quan đến cấu trúc “làm + X” như sau. X (VT cơ sở) hiếm khi là VT hành động và VT tư thế. Như vậy, X rơi chủ yếu vào nhĩm các VT quá trình và trạng thái. Những VT trạng thái thuộc loại VT NĐ, khi tham gia vào cấu trúc cĩ làm thì chuyển thành VT NgĐ. Trong mục 2.1.2.2, chúng tơi cũng kết luận VT chuỗi tạo mới và VT cơ sở khác nhau về tiểu loại và sự chuyển loại này đi theo hướng từ VT [– hành động] sang VT [+hành động]. Điều này cĩ thể giải thích dựa vào cơ sở ngữ nghĩa: làm vốn là VT hành động, nĩ ngầm ẩn khả năng lựa chọn một tham tố động vật ở vị trí Đề, do đĩ, khơng kết hợp với những VT [+hành động]. Kết hợp với những VT [–hành động], làm sẽ mở rộng khả năng diễn đạt của những VT này. Ngoại trừ một số trường hợp ‘X’ sau khi kết hợp với làm vẫn khơng chuyển loại (tức vẫn là VT NĐ) kiểu như làm duyên, làm nũng, làm căng, làm càn, v.v phần lớn các trường hợp cịn lại cĩ sự chuyển loại. Dưới là một số ví dụ cho sự chuyển loại của VT khi tham gia vào cấu trúc cĩ làm.

74. a. Nĩ đã quen cái mồm đàn áp, chinh phục, và làm rung động cơng chúng... (Số đỏ, Vũ

Trọng Phụng)

b. Cơn mưa buổi xế chiều làm tt ri ánh mặt trời[…]

(Cánh đồng bất tận, Nguyễn Ngọc Tư)

c. Một tháng Ngọc ở chùa làm biến ci hẳn sinh hoạt của mấy người tu hành. (Hồn bướm mơ tiên, Khái Hưng)

d. Tiếng kêu thất thanh của bác làm git mình lũ trẻ [...].

(Nhà mẹ Lê, Thạch Lam)

Cấu trúc này nĩi chung tương đương với một kiểu diễn đạt khác, “làm + (ngữ) danh từ + X”, trong đĩ (ngữ) danh từ và X cĩ quan hệ Đề-Thuyết với nhau.

75. a.Đàn bà khơng cĩ men như rượu, nhưng cũng làmngười ta say.

(Chí Phèo, Nam Cao)

b. Then ngang chiếc gơng bị giật mạnh, đập vào cổ năm người sau, làm họ nhăn mặt. (Chữ

người tử tù, Nguyễn Tuân)

c. Câu trả lời của Mai làm Lộc nghĩ ngợi.

(Nửa chừng xuân, Khái Hưng) d. Mồi thuốc làm ơng Hàm tê mê bần thần cả chân tay đầu ĩc.

(Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nguyễn Khắc Trường)

(2) VT NĐ chuyn sang cách dùng NgĐ mà khơng nm trong cu trúc gây khiến

xem là VT NĐ dùng như NgĐ qua ví dụ từ tiếng Anh (x. ví dụ 72) là khơng tương đồng với hiện tượng VT NĐ dùng như NgĐ trong tiếng Việt. B. Comrie cho rằng chiều chuyển loại của VT trong những ví dụ này là từ cách dùng NĐ sang cách dùng NgĐ (hiện tượng mở rộng diễn trị) trong khi đĩ VT trong những ví dụ tương tự ở tiếng Việt lại được chúng tơi xem là cĩ chiều chuyển loại ngược lại (hiện tượng rút gọn diễn trị). Những VT NĐ được dùng như NgĐ như trình bày ở dưới cĩ bản chất hồn tồn khác. Nhĩm VT này được phân thành hai tiểu nhĩm.

VT NĐ chuyn sang cách dùng NgĐ ch cĩ s chuyn nghĩa ch khơng cĩ s thay đổi tiu loi (theo tiêu chí nghĩa biu hin s tình)

Nhĩm VT này chủ yếu gồm một số VT hành động vơ tác và VT trạng thái.

76. a. Thằng bé đang tm.

a'. Thằng bé đang tm nắng.

b. Ơng ấy rất giàu.

b'. Nguyễn Du giàu lịng nhân đạo.

‘Tắm’ trong câu (a) và (a’) cĩ nét nghĩa chung là cơ thể đĩn nhận một tác động từ ngoại cảnh, nhưng trong câu (a), tắm được dùng theo nghĩa cơ bản: giội nước lên người hoặc ngâm mình trong nước cho sạch sẽ; trong khi ở câu (a’), tắm được dùng theo nghĩa mở rộng: phơi mình dưới nắng…;

giàu trong câu (b) và (b') đều cĩ nét nghĩa chung: cĩ nhiều hơn mức bình thường, trong câu (b) giàu

được dùng theo nghĩa nguyên thuỷ: cĩ nhiều tiền của, cịn giàu trong câu (b’) được dùng theo nét nghĩa thu hẹp: nhiều hơn mức bình thường về phương diện tinh thần.

VT trong các ví dụ (a), (b) chỉ cĩ một diễn tố. Tuy nhiên, VT trong các câu (a’), (b’) lại cĩ đến hai diễn tố trong đĩ diễn tố thứ hai – vai Phạm vi – xác định phạm vi đặc tính trạng thái, hành động mà VT ảnh hưởng tới.

Chúng tơi gọi những VT cĩ hai cách dùng như trên là những VT chuyển nghĩa khơng đồng loạt vì chúng chỉ khác nhau về tư cách cú pháp (NĐ hay NgĐ) và cĩ sự chuyển nghĩa (theo hướng mở rộng hay thu hẹp) chứ khơng khác nhau về tiểu loại xét theo tiêu chí nghĩa biểu hiện sự tình. Tắm trong các câu (a) và (a’) vẫn là các VT hành động, giàu trong các câu (b) và (b’) và hẹp trong các câu (c) và (c’) vẫn là những VT trạng thái.

Tiếng Việt đã thể hiện khá phong phú những cách dùng kiểu này. Những nghĩa mới của từ thường được hình thành từ những thử nghiệm, mà đi tiên phong là các nhà văn. Vì những cách dùng mới mang tính sáng tạo của người nĩi, người viết, do đĩ vấn đề VT cĩ hai cách dùng, đơi khi được coi là vấn đề phong cách cá nhân.

77. a. Chạy Tây. (Nguyễn Đình Chiểu) b. Tuần phu… chạy hết mâm, bát, chai, chén xuống đình.

(Tắt đèn, Ngơ Tất Tố) c. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong bể máu.

(Tuyên ngơn độc lập, Hồ Chí Minh)

d. Khĩc Dương Khuê. (Nguyễn Khuyến)

Chạy gạo, chạy giặc, chạy tiền, v.v là cách dùng NgĐ của VT NĐ chạy. Điều này khơng cĩ gì lạ nhưng “chạy + tên riêng” như chạy Tây là cách dùng NgĐ theo lối rất riêng của Nguyễn Đình Chiểu. Và chạy mâm, bát, chai, chén cũng cĩ thể coi là cách dùng riêng, là sáng tạo của Ngơ Tất Tố. Tương tự, tắm các cuộc khởi nghĩa cũng là cách dùng đầy sáng tạo của Hồ Chí Minh. Trường hợp khĩc Dương Khuê cũng vậy. Khĩc vợ, khĩc người yêu, khĩc bạn, v.v là cách dùng quen thuộc nhưng “khĩc

+ tên riêng” như cách mà Nguyễn Khuyến đã làm cũng cần phải coi là cách dùng sáng tạo.

Bên cạnh một số VT hành động vơ tác và VT trạng thái, một số VT quá trình cũng cĩ thể thuộc loại này.

78. a. Trên bắp chân người mẹ, máu đỏchy rịng rịng.

(Nhà mẹ Lê, Thạch Lam) b. Chị Hồng cười nhiều quá, phát ho, chy cả nước mắt ra.

(Đơi mắt, Nam Cao)

VT của câu (a) dùng theo cách NĐ. Trong khi đĩ, VT câu (b) dùng theo cách NgĐ.

Những VT quá trình như trên được xếp vào nhĩm VT chuyển nghĩa khơng đồng loạt bởi ở cách dùng nào, nếu xét ở lối phân loại VT theo nghĩa sự tình, chúng vẫn giữ nguyên là VT quá trình.

Dù sao, với VT quá trình, chiều chuyển loại khơng thể xác định là từ VT NĐ sang NgĐ hay ngược lại (tức là chúng ta khĩ cĩ thể xác định cách dùng nào của VT trong hai câu trên được xem là cơ bản hơn).

VT NĐ chuyn sang cách dùng NgĐ cĩ c s thay đổi tiu loi (theo tiêu chí nghĩa biu hin s tình)

Nhĩm này bao gồm một số VT trạng thái và các VT tư thế. 79. a. Cằm hắn bnh ra.

a'. Hắn bnh cằm ra.

b. Hắn đứng trên lầu.

b'. Hắn đứng máy số 3.

Trong câu (a), bạnh là VT trạng thái và là VT NĐ. Nĩ cần diễn tố giữ vai Đề cĩ đặc tính [–động] và [–chủ ý]; trong câu (a’) VT bạnh cần một diễn tố giữ vai Đề cĩ đặc tính [+động] và [+chủ ý], nghĩa là VT trong câu (a’) được dùng như VT hành động. Tuy ý nghĩa cơ bản của VT bạnh khơng khác nhau

trong hai cách dùng vì thế chúng tơi xem đây là một VT cĩ hai cách dùng. Trong câu (b), đứng là VT tư thế và là VT NĐ; trong câu (b’) đứng được dùng như là VT hành động (đứng = điều khiển/ phụ trách). Diễn tố vai Đề trong cả hai câu khơng thay đổi nếu xét ở đặc tính [±chủ ý] tuy nhiên xét ở tiêu chí [±động] thì lại cĩ sự thay đổi: diễn tố trong câu (b) cĩ đặc tính [–động] trong khi đĩ diễn tố trong câu (b’) lại cĩ đặc tính [+động].

Như vậy, nếu khơng tính đến những VT quá trình bởi khĩ xác định chiều chuyển loại của chúng, chúng ta cĩ thể xác lập sự mở rộng diễn trị và sự chuyển loại VT trong nhĩm đầu tiên như sau. Những VT hành động NĐ khi mở rộng diễn trị và chuyển sang cách dùng NgĐ sẽ vẫn là VT hành động. Những VT tư thế khi mở rộng diễn trị và chuyển sang cách dùng NgĐ thì trở thành VT hành động. Riêng những VT trạng thái cĩ sự phân tách thành hai nhĩm: (i) phần lớn VT trạng thái khi dùng theo cách NgĐ khơng thay đổi tiểu loại; (ii) một số VT trạng thái thuộc nhĩm chỉ trạng thái của một bộ

phận cơ thể khi cĩ sự mở rộng diễn trị và chuyển sang cách dùng NgĐ sẽ trở thành VT hành động. Nĩi chung VT trong các nhĩm trên vốn là VT NĐ (thể hiện trong các từ điển nét nghĩa này được coi là nét nghĩa cơ bản, nét nghĩa gốc), khi được dùng theo cách NgĐ, ý nghĩa cĩ sự thay đổi ít nhiều và trong cách dùng mới này chúng cần cĩ một đối tượng để chỉ ra phạm vi mà ý nghĩa VT chi phối đến (tức cần thêm một diễn tố – Phạm vi).

Chúng ta cĩ thể xác lập sự hình thành VT tạo mới này là khi một VT NĐ được dùng theo một nghĩa phái sinh và người nĩi muốn đề cập tới phạm vi mà ý nghĩa đĩ chi phối tới thì VT này được dùng như một VT NgĐ.

Bên cạnh hiện tượng thay đổi diễn trị kéo theo sự chuyển loại VT, trong tiếng Việt cũng tồn tại hiện tượng thay đổi diễn trị khơng kéo theo sự chuyển loại và hiện tượng chuyển loại VT mà khơng liên quan đến sự thay đổi diễn trị.

(3) Hin tượng thay đổi din tr khơng kéo theo s chuyn loi VT

Xu hướng phổ biến là thay đổi diễn trị thường kéo theo sự thay đổi tư cách cú pháp của VT, tuy

Một phần của tài liệu PHẠM TRÙ NỘI ĐỘNG/ NGOẠI ĐỘNG TRONG TIẾNG VIỆT (Trang 90 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)