Tầm quan trọng của việc phân biệt bổ ngữ với trạng ngữ

Một phần của tài liệu PHẠM TRÙ NỘI ĐỘNG/ NGOẠI ĐỘNG TRONG TIẾNG VIỆT (Trang 42)

- Their discussion lasted three hours ‘Cuộc thảo luận của họ kéo dài ba giờ’.

17 Nĩi một cách chặt chẽ, trong tiếng Anh, sự phân biệt giữa BN trực tiếp và BN gián tiếp cũng khơng thể hồn tồn dựa trên trật tự

1.3.3. Tầm quan trọng của việc phân biệt bổ ngữ với trạng ngữ

Phân biệt BN với trạng ngữ của VT là việc làm rất cần thiết. Điều này cho phép xác định yếu tố nào nằm trong, yếu tố nào nằm ngồi cấu trúc cơ bản của ngữ VT. Các nhà ngơn ngữ học đã cố gắng tìm ra những cơ sở ngữ nghĩa cũng như hình thức để khu biệt chúng. Về mặt ngữ nghĩa, phần lớn các tác giả đều chia sẻ cách hiểu về vai trị của từng thành phần này đối với VT. Sự khĩ khăn chủ yếu nằm ở việc xác định các tiêu chí, dấu hiệu hình thức. Giải quyết vấn đề này, các nhà ngữ pháp thường dùng đến các tiêu chí vị trí trong câu, hình thái và sự hiện diện các hư từ. Lấy tiếng Anh làm ví dụ, chúng ta cĩ thể nhận thấy một số cơ sở hình thức sau: (i) khác với BN (x. mục 1.3.1), trạng ngữ cĩ thể đứng ở những vị trí tương đối tự do; (ii) về hình thức: phần lớn các trạng ngữ cĩ hình thức riêng (các trạng từ thể cách = tính từ + ly hoặc các trạng ngữ chỉ thời gian hoặc vị trí thường là các ngữ giới từ); (iii) trạng ngữ thường cĩ cấu tạo là ngữ giới từ do đĩ sự xuất hiện một giới từ đứng trước một (ngữ) danh từ thường là dấu hiệu đánh dấu ngữ giới từ này là trạng ngữ. Trong nhiều trường hợp, các dấu hiệu hình thức dường như khơng thuận lợi cho việc khu biệt hai thành phần này trong câu. Ví dụ, trong tiếng Anh, cĩ một số trạng ngữ chỉ thời gian cũng là (ngữ) danh từ: yesterday ‘hơm qua’, last month ‘tháng trước’...; cĩ một số giới từ chỉ vị trí, thời gian giống với các giới từ dùng cho BN gián tiếp: for, to… Đối với các ngơn ngữ khơng biến hình, nguy cơ nhầm lẫn lại càng tăng vì cơ sở hình thức cịn lại chỉ là trật tự từ và sự cĩ mặt của các hư từ. Khảo sát thực tế các ngơn ngữ này, lấy tiếng Việt làm ví dụ, các tiêu chí trên cũng xuất hiện khơng theo quy luật chặt chẽ, chẳng hạn, rất nhiều (ngữ) danh từ cĩ thể làm trạng ngữ.

36. a. Hắn đi máy bay.

b. He walked ten miles. [185, tr.125]

‘Hắn [đã] đi mười dặm’.

Những khĩ khăn này đặt ra vấn đề phải tìm ra cơ sở xác định mới hoặc cơ sở bổ sung cho việc phân định hai loại thành phần này. Phương pháp nhận diện hợp lí là đặt chúng trong cấu trúc nghĩa của VT. Thành tố nào đĩng vai trị diễn tố chính là BN và thành tố nào đĩng vai trị chu tố chính là trạng ngữ.

Một phần của tài liệu PHẠM TRÙ NỘI ĐỘNG/ NGOẠI ĐỘNG TRONG TIẾNG VIỆT (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)