- Mục tiêu đến năm 2010:
h) Đổi mới các chính sách kinh tế và tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với làng nghề
với làng nghề
- Đổi mới các chính sách kinh tế:
+ Chính sách tài chính, tín dụng tạo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề phát triển: Tăng đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho chương trình khuyến công từ Trung ương đến địa phương; tăng vốn cho vay từ các quỹ; mở rộng mạng lưới của Ngân hàng và quỹ tín dụng; đa dạng hoá các hình thức cho vay với chính sách lãi suất cho vay hợp lý; chính sách miễn giảm thuế đối với một số ngành nghề cần khuyến khích phát triển và thu hút nhiều lao động.
+ Chính sách bảo vệ môi trường sinh thái và chống ô nhiễm môi trường cho các làng nghề: Cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng trong việc đổi mới công nghệ sản xuất, trước mắt là cần có giải pháp công nghệ thích hợp đối với việc xử lý ô nhiễm môi trường cho các loại làng nghề; chính sách bảo vệ môi trường khu công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề (thuế tài nguyên, môi trường; chính sách hỗ trợ, khuyến khích giảm thuế, cho vay dài hạn không lãi để thực hiện việc xử lý ngăn ngừa ô nhiễm và chống suy thoái môi trường); khuyến khích các địa phương có những bộ phận chuyên trách theo dõi, giám sát thực thi về môi trường cho các làng nghề để thường xuyên đánh giá tác động đến môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh đang hoạt động. Cơ sở nào gây ô nhiễm quá mức thì phải quy định thời gian xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép, nếu gây ô nhiễm nghiêm trọng thì đình chỉ hoạt động hoặc chuyển địa điểm; có chính sách khen thưởng thoả đáng.
+ Chính sách đất đai: Các cấp chính quyền, nhất là các địa phương có nhiều làng nghề cần có quy hoạch cụ thể, tập trung khu vực mặt bằng sản xuất cho các hộ, các cơ sở sản xuất kinh doanh ngành nghề; có chính sách cho thuê quyền sử dụng đất ưu đãi đối với các cơ sở kinh doanh trong các làng nghề; ưu đãi thuế sử dụng đất cho hoạt động của hộ, các cơ sở sản xuất trong các làng nghề, miễn tiền thuê đất trong 2-3 năm đầu cho các cơ sở sản xuất kinh doanh mới thành lập. Ưu tiên cho thuê đất để di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường.
+ Cần phải củng cố kiện toàn bộ máy, đội ngũ cán bộ quản lý làng nghề từ tỉnh đến cơ sở; tổ chức bổ sung cán bộ quản lý làng nghề ở các phòng công thương đảm bảo có ít nhất một đến hai cán bộ chuyên trách theo dõi về làng nghề. Đồng thời bổ sung đội ngũ cán bộ cấp xã chuyên theo dõi các hoạt động của cơ sở sản xuất kinh doanh của làng nghề trong phạm vi địa bàn
+ Hoàn thiện hệ thống pháp luật và môi trường kinh doanh cho các làng nghề. Ngoài Luật và chính sách chung có liên quan đến phát triển làng nghề, nên có hệ thống chính sách dành riêng cho làng nghề và các chính sách này phải đảm bảo sự đồng bộ
+ Các cấp chính quyền địa phương phải tập trung vào việc hoạch định mục tiêu, kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung và làng nghề nói riêng, trên cơ sở đó xây dựng chương trình đồng bộ với mục tiêu giữ vững và phát triển làng nghề, du nhập nghề mới, chú ý khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống
+ Nâng cao vai trò, chức năng, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của chính quyền xã, phường, thị trấn trong việc trực tiếp quản lý hành chính - kinh tế đối với các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh ở các làng nghề trong việc tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất của Đảng và Nhà nước để mọi người trong làng nghề yên tâm đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, trong việc phát hiện khó khăn của các cơ sở sản xuất kinh doanh để kiến nghị tháo gỡ và tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng sản xuất, kết cấu hạ tầng, thủ tục hành chính, xử lý ô nhiễm môi trường...
+ Hình thành và phát triển các tổ chức tư vấn nhằm hỗ trợ, giúp đỡ làng nghề trong quá trình sản xuất kinh doanh. Khuyến khích thành lập hội nghề nghiệp, hỗ trợ tạo điều kiện cho hội, hiệp hội nghề nghiệp hoạt động có hiệu quả.
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ, các Bộ, Ngành Trung ương
- Chính phủ, trong đó Bộ Công Thương sớm ban hành những chiến lược cho từng lĩnh vực hoạt động xuất nhập khẩu, trong đó có hàng thủ công mỹ nghệ, để đảm bảo xuất khẩu nhịp nhàng hơn, có hiệu quả phát huy thế mạnh của từng ngành. Xây dựng hoàn thiện các văn bản Luật và dưới luật để điều chỉnh các hoạt động thương mại. Nhằm làm cho hàng hoá lưu thông thông suốt qua việc áp dụng hệ thống luật và chính sách quản lý.
- Đề nghị Chính phủ cho thành lập Trung tâm thiết kế và phát triển sản phẩm đảm bảo cung cấp hoạt động đào tạo thường xuyên cho các nhà thiết kế ngành thủ công mỹ nghệ; hỗ trợ trường đại học mỹ thuật công nghiệp đào tạo các nhà thiết kế cho ngành thủ công mỹ nghệ và liên kết các nhà thiết kế với các nhà xuất khẩu dưới dạng các chương trình thực tập; đào tạo các chuyên gia thiết kế cho ngành thủ công mỹ nghệ; cung cấp các khoá đào tạo kỹ năng hoàn thiện sản phẩm, đặc biệt là khâu hoàn thiện bề mặt sản phẩm sơn mài, sơn, chạm khảm và mạ cho các công nhân làm nghề thủ công mỹ nghệ.
- Tạo môi trường khuyến khích phát triển nguồn vốn cho doanh nghiệp. Hiện nay các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu đều thiếu vốn kinh doanh, trong đó nguồn vay bị hạn chế. Vì vậy, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thường áp dụng phương thức mua nhanh bán nhanh để quay vòng đồng vốn và có cơ hội tìm kiếm thương vụ khác. Cần có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện để hệ thống ngân hàng thương mại cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ vay tiền để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh:
+ Đề nghị Nhà nước quan tâm phát triển thị trường vốn cho làng nghề, để đa dạng hoá các nguồn vốn cho vay, trong đó nên có các nguồn vốn cho vay với lãi suất ưu đãi. Mặt khác, các tổ chức cho vay cũng cần có những chính sách và thủ tục cho vay linh hoạt, tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ, các làng nghề có thể tiếp cận được các nguồn vốn vay dễ dàng, không gặp phải những rào cản, để các cơ sở có thể vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh.
+ Đề nghị Nhà nước có chính sách tín dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn; Đưa ngành thủ công mỹ nghệ vào hạng ưu tiên; xem xét tỷ lệ thế chấp thấp cho ngành thủ công mỹ nghệ; ưu đãi lãi suất thấp đối với vốn vay sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ; có khung thời gian linh hoạt đối với tín dụng ngắn hạn; xem xét việc sử dụng hợp đồng và thư tín dụng (L/C) như tài sản thế chấp.
- Chính phủ nên ưu tiên hỗ trợ xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia. Cục xúc tiến thương mại cần hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận thị trường xuất khẩu chủ lực, đặc biệt là các thị trường khó tiếp cận như thị trường Mỹ: cung cấp thông tin về thị trường, tiến hành các cuộc khảo sát thị trường, tổ chức hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ, tiếp xúc các nhà nhập khẩu lớn; hoàn thiện hệ thống xúc tiến
thương mại, tạo sự liên kết, phối hợp giữa các tổ chức xúc tiến thương mại, vừa đảm bảo hài hoà lợi ích của mỗi thành viên, vừa phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống. Đổi mới cơ chế chính sách, trước hết về tài chính, vừa huy động được nhiều nguồn tài lực cho xúc tiến thương mại, vừa động viên những người tâm huyết với hoạt động xúc tiến thương mại; sớm ra đời quỹ xúc tiến thương mại - đầu tư - du lịch thay cho quỹ hỗ trợ xuất khẩu. Quan tâm ưu tiên xây dựng các trung tâm hội chợ triển lãm, trung tâm tổ chức hội nghị và sự kiện, sàn giao dịch... Nhà nước, các cơ quan xúc tiến thương mại cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, nhất là việc trưng bày sản phẩm và phát triển hệ thống đăng ký thương hiệu sản phẩm (hoạch định chính sách, cải cách thủ tục hành chính, tư vấn giúp doanh nghiệp đăng ký bảo hộ bản quyền, mở rộng tuyên truyền, quảng bá giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu...).
Các tổ chức chính phủ cần giúp đỡ các công ty tìm kiếm, xâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ nước ngoài. Đẩy mạnh công tác hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó có việc đàm phán và ký kết các hiệp định giữa các quốc gia, đàm phán song phương và đa phương nhằm tạo hành lang pháp lý và mở rộng thị trường cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Với mạng lưới các cơ quan ngoại giao của Nhà nước ở các nước mà Việt Nam có quan hệ, chúng ta cần phát huy vai trò trách nhiệm của các tham tán thương mại trong việc cung cáp thông tin thị trường, luật pháp, tập quán kinh doanh ở các nước cho các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thiết lập quan hệ kinh tế thương mại và thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư cũng như các hoạt động hợp tác khác ở nước ngoài. Nhà nước cần xây dựng chiến lược và kế hoạch xúc tiến thương mại dài hạn để xúc tiến thương mại, hướng trọng tâm vào thực hiện chính sách đẩy mạnh xuất khẩu phục vụ phát triển kinh tế xã hội, phát triển các tổ chức xúc tiến thương mại và các hiệp hội ngành nghề. Nâng cao năng lực xúc tién thương mại cần phải tăng cường nguồn lực, tăng nhu cầu đào tạo về kỹ năng xúc tiến thương mại cho xã hội. Đào tạo cán bộ pháp lý nhà nước về xúc tiến thương mại để giúp các doanh nghiệp phát huy hết năng lực của mình.
Hàng năm Chính phủ có phê duyệt chương trình xúc tiến thương mại quốc gia cho cả năm. Để nâng cao hiệu quả hơn nữa cho các chương trình xúc tiến thưong mại trọng điểm quốc gia, Chính phủ cần phải:
+ Đơn giản hoá các thủ tục hành chính để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn hỗ trợ, điều chỉnh cơ cấu hỗ trợ để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn hỗ trợ.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị chủ đầu tư các chương trình trong triển khai và tổ chức thực hiện; giảm tối đa các quy định, thủ tục hành chính, kế toán rườm rà, khoản chi cho các nội dung đã được duyệt.
+ Đảm bảo quản lý hiệu quả nguồn tài chính hỗ trợ của Nhà nước: ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng xuất khẩu nhưng khó khăn về tài chính để tự mình tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại.
+ Tập trung xúc tiến thương mại theo từng chuyên đề, ngành hàng và thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia các chuyên đề, đổi mới các cơ chế tài chính cho hoạt động xúc tiến thương mại.
- Theo dõi và điều hành tỷ giá hối đoái, luôn đảm bảo một tỷ giá có lợi cho xuất khẩu.
- Nhà nước và các cơ quan quản lý cần quy hoạch xây dựng các vùng nguyên liệu phục vụ cho các doanh nghiệp sản xuất hàng TCMN như vùng trồng cói, mây, dừa, nguyên liệu tơ tằm để dệt vải, thêu renvà các mặt hàng TCMN khác để tránh phục thuộc nguyên liệu từ nước ngoài sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và sức cạnh tranh của hàng Việt Nam. Cũng có thể có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước có vốn đầu tư, xây dựng các vùng nguyên liệu ổn định, chỉ có như vậy hàng TCMN của Việt Nam mới có thể cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực (Trung Quốc, Thái Lan...).
3.3.2. Kiến nghị với hoạt động của các doanh nghiệp
- Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ cần có biện pháp nâng cao đội ngũ nhân viên trong công ty đảm bảo về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ marketing xuất nhập khẩu phù hợp với xu thế tình hình thị trường mới. Các doanh nghiệp cũng cần mạnh dạn hơn trong việc đầu tư cho hoạt động marketing xuất khẩu như tổ chức nghiên cứu thị trường nước ngoài, nghiên cứu cải tiến sản phẩm.
- Các doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến chất lượng sản phẩm, cần thực hiện tốt hơn các khâu giám định sản phẩm nhằm nâng cao chất sản phẩm của công ty; đồng thời phải liên tục đa dạng hoá mặt hàng nhằm đáp ứng yêu cầu đa dạng của thị trường và phù hợp với năng lực của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần định giá sản phẩm một cách hợp lý với từng loại thị trường (thị trường có thu nhập, thị trường có thu nhập thấp);
- Các doanh nghiệp cần định vị các kênh phân phối (kênh phân phối do các nhà bán buôn nước ngoài thực hiện, kênh phân phối do những trung gian thương mại khác thực hiện...) phù hợp với năng lực của mình và đem lại hiệu quả cao. Tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên các báo, tạp chí, Website nổi tiếng; tăng cường tham gia các hội chợ thương mại trong và ngoài nước, đặc biệt là các hội chợ chuyên ngành hàng thủ công mỹ nghệ; tăng cường công tác trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại các trung tâm thương mại nước ngoài.
Kết luận
Thanh Hoá là tỉnh đất rộng người đông, có nhiều làng nghề truyền thống sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ là ngành hàng thu hút nhiều lao động, tận dụng được thế mạnh của các làng nghề truyền thống. Trong những năm qua xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Thanh Hoá đã không ngừng tăng lên, góp phần đáng kế vào thực hiện xoá đói, giảm nghèo, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động, góp phần tăng trưởng và phát triển kinh tế của Tỉnh. Tuy nhiên, trong những năm qua kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ còn thấp, hiệu quả chưa cao, sản xuất còn manh mún ... chưa tương xứng với tiềm năng kinh tế, tài nguyên thiên nhiên và con người của Tỉnh.
Có thể nói, sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu có vị trí, vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Thanh Hoá. Song thực tế hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở nước ta nói chung và ở tỉnh Thanh Hoá nói riêng đang đứng trước những khó khăn rất lớn trong quá trình tổ chức sản xuất và xuất khẩu. Qua nghiên cứu, luận văn rút ra những kết luận chủ yếu sau: