Mục tiêu xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đến năm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp đẩy mạnh Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá pot (Trang 99 - 100)

- Sở TM, Cục Thống kê tỉnh Thanh Hoá

b) Mục tiêu xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đến năm

Giai đoạn 2006 - 2010 xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tăng mạnh với mức 21,6%/năm với tổng kim ngạch đạt 5.204 triệu USD (trong đó năm 2006 đạt 662 triệu USD, năm 2007 đạt 821 USD, năm 2008 đạt 997 triệu USD, năm 2009 đạt 1.214 triệu USD, năm 2010 đạt 1.511 triệu USD). Hàng năm tạo ra thêm 300.000 việc làm ở khu vực nông thôn, phấn đấu tăng thu nhập từ sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ cao hơn từ 2-4 lần so với sản xuất nông nghiệp. Mặt hàng thủ công mỹ nghệ được xác định là mặt hàng tiềm năng, mặt hàng trọng điểm, cần khuyến khích đầu tư phát triển vì đây là mặt hàng có khả năng phát triển sản xuất trong khoảng thời gian ngắn, thị phần trên thế giới của Việt Nam còn thấp (chiếm 11% kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm từ mây tre lá, 11% kim ngạch gốm sứ và 2,6% sản phẩm kim loại của EU...). Sảm phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam ở mức thấp trung bình và cấp thấp, giá cả phải chăng được thị trường chấp nhận. Vòng đời sản phẩm ngắn. Việt Nam gia nhập WTO thuế nhập khẩu của các nước trong thành viên sẽ giảm đi đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Nguồn nguyên liệu chủ yếu trong nước (mây, tre, nứa, cói, lá...). Đây là những nguyên liệu có dòng đời ngắn dễ trồng, dễ khai thác và thu hoạch theo mùa vụ không gây tác hại cho môi trường và là nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho người sản xuất hàng thủ công. Cơ sở sản xuất thường được bố trí gần nguồn nguyên

liệu. Nhu cầu nhập khẩu nguyên phụ liệu cho sản xuất không lớn, ngoại trừ các sản phẩm thêu ren, dệt thì các ngành khác tỷ trọng vật tư nhập khẩu trên 10%, đây là một thuận lợi lớn trong việc phát triển sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và ngoại tệ thực thu trong xuất khẩu chiếm tỷ lệ rất cao khoảng 90%. Phát triển ngành hàng thủ công mỹ nghệ có thể thu hút một lực lượng lớn lao động vào sản xuất, những lao động này được đào tạo tại cơ sở sản xuất, chỉ trong thời gian ngắn họ có thể trở thành đội ngũ lao động lành nghề và có khả năng tiếp thu những công nghệ mới một cách nhanh chóng và sản xuất ra các loại sản phẩm đa dạng với sự kết hợp từ rất nhiều loại nguyên liệu (trên thực tế đã hình thành cứ xuất khẩu 1 triệu USD thì thu hút khoảng 3,5 - 4.000 lao động chuyên nghiệp/năm). Chi phí sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam thấp, có khả năng cạnh tranh với một số nước trong khu vực như Trung Quốc, Philippin, Thái Lan... Mức lương của lao động Việt Nam thấp so với các nước trong khu vực.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp đẩy mạnh Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá pot (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)